【tỉ số maroc】Hãy hỏi các Thủ khoa đã làm gì cho Hà Nội hôm nay?
Lời Tòa soạn:Sau khi Chất lượng Việt Nam đăng bài “Thủ khoa "đua nhau" xin vào Sở Công thương Hà Nội”,ãyhỏicácThủkhoađãlàmgìchoHàNộihôtỉ số maroc chúng tôi đã nhận được bài viết của TS Nguyễn Phương Hoa, viện Nghiên cứu KT-XH Hà Nội. Xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Đồng chí Phạm Quang Nghị, UVBCT, Bí thư Thành ủy tuyên dương thủ khoa xuất sắc 2012. Ảnh : Hoàng Phương |
Đừng hỏi Hà Nội đã làm gì cho ta…
Cuối tuần này, Hà Nội sẽ tiếp tục vinh danh các Thủ khoa. Đây là năm thứ 11 liên tiếp, Thủ đô tổ chức tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố. Trải qua 10 năm, đã có hơn 1.200 thủ khoa được vinh danh, đón nhận bằng khen của Uỷ ban nhân dân Thành phố.
Và cũng “đến hẹn lại lên”, vào dịp này, trên các mặt báo, người ta lại đọc thấy những dòng tít ám chỉ Thủ đô chưa có nhiều chính sách giữ chân người giỏi, nên không có nhiều Thủ khoa làm việc trong bộ máy hành chính của Hà Nội.
Nhưng chưa thấy ai đặt câu hỏi ngược lại: vậy các Thủ khoa đã cống hiến được gì cho Hà Nội sau bao năm qua?
Đã có hơn 100 “ngôi sao” đứng đầu các trường, vào làm công chức – viên chức của Thủ đô. Vậy có bao nhiêu người đã lập những chiến công xuất sắc trong công việc của mình, khiến nhiều người biết đến?
Hơn 100 Thủ khoa vào “cống hiến” đã khiến GDP của Hà Nội tăng lên bao nhiêu, làm giảm bao nhiêu tệ nạn của Thủ đô.
Hàng năm, có bao nhiêu Thủ khoa được xướng tên “Người tốt – Việc tốt”, như người ta từng kỳ vọng vào các em?
Tiền không phải thứ hấp dẫn nhất với người tài
Chất lượng Việt Namđưa một thông tin “độc” bất ngờ: đó là có nhiều Thủ khoa muốn xin vào làm ở Sở Công thương Hà Nội. Tại sao không phải là một viện nghiên cứu về Kinh tế của Thủ đô, tại sao không phải là phòng Lao động – Xã hội để giúp đỡ các gia đình chính sách…?
Khi viện dẫn lý do không làm trong bộ máy hành chính, người ta thường nêu nguyên nhân là mức lương và môi trường làm việc.
Hãy hình dung tất cả chúng ta, những người bình thường và Thủ khoa cùng lạc trong rừng rậm. Để tìm được lối đi, những người bình thường đề nghị phải “dẹp” hết các “dây dợ, gai góc” cản bước. Bên cạnh đó phải có đủ thức ăn và nước uống.
Còn các Thủ khoa thì sao? Nếu các “ngôi sao” ấy cũng đòi hòi có đủ đồ ăn, đường đi phải quang đãng…thì có hơn gì người bình thường. Và như vậy, họ có điều gì phi thường không?
Tại sao năm xưa, khi bôn ba nước ngoài, học được bao điều, trở thành người kiệt xuất, Bác Hồ không đòi hỏi dân tộc này phải đãi ngộ xứng đáng với học vấn của Bác, mà vẫn chấp nhận khó khăn để tìm đường giải phóng đất nước?
Tại sao ngày nay, vẫn có những lãnh đạo cấp cao (Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ…) dù xuất thân là nhà nông, đã đạt được những học vị cao, vẫn kiên định cống hiến cho bộ máy hành chính của nhà nước, được người dân tin yêu?
Nếu những người trên cũng đòi hỏi, cũng bắt buộc nhà nước phải trả lương cao, phải cấp nhà ngay từ khi thành công chức, thì họ có hiểu hết nỗi vất vả của người dân, có cái nhìn nhân văn – sâu sắc về thời cuộc… để quy tụ lòng người, trở thành những nhà lãnh đạo giỏi?
Hãy nhìn ra bên Tây, nơi các bạn trẻ hay lấy ví dụ để so sánh với ta và đòi hỏi “Ta cũng phải như Tây”. Ở Mỹ, Bill Gates và Steve Jobs đều ăn bánh mỳ, uống đồ hộp…giản đơn mà vẫn lên sự nghiệp lớn. Ngay từ khi quyết tâm lập nghiệp, họ làm việc ở gara hay trong các phòng chật chội, chứ đâu đòi hỏi những phòng thí nghiệp “siêu xịn” như nhiều người trẻ bên ta?
Nhiều nhà khoa học, nhà kinh tế...của nước ngoài, khi học xong ĐH cũng không hề được lương cao và có nhiều ưu đãi lớn, nhưng vẫn trở thành tài năng, có nhiều cống hiến, phát minh.
Thủ khoa đừng như... những nhà vô địch Olympia
Có một “cái bẫy” của truyền thông mà nếu không tinh ý, nhiều người sẽ mắc phải. Đó là thần tượng các Thủ khoa thái quá, coi họ giống các Trạng nguyên thời xưa.
Nhưng nếu tỉnh tảo sẽ nhìn thấy rằng, trong một lớp học phổ thông, người mà chúng ta đánh giá là Giỏi Nhất, không phải là người có điểm số Cao Nhất. Cũng vậy, trong trường ĐH, những người sau này thành công, làm “sếp lớn” ở doanh nghiệp hoặc nhà nước, thường ngày xưa không phải là các Thủ khoa.
Báo chí vừa rồi cũng đăng tải việc những người “lên đỉnh” Olympia năm xưa, giờ đang định cư cùng gia đình bên Tây. Họ đã từng là thần tượng của chúng ta, nhờ game show hấp dẫn.
Nhưng họ đã đóng bao nhiêu tiền để xây đường làng, gửi bao nhiêu đôla để xây trường học và bệnh viện, góp ý bao nhiêu sáng kiến để cơ quan nhà nước đổi mới cách quản lý hiệu quả hơn?...
Tìm lời đáp cho những câu hỏi trên, hy vọng các Thủ khoa hôm nay sẽ nghĩ nhiều hơn cho cộng đồng, để tấm huân chương thành tích sẽ không ngủ quên, mà thêm phần lấp lánh…
TS. Nguyễn Phương Hoa
(责任编辑:World Cup)
- ·Gỡ tivi Asanzo khỏi kệ, cho khách thu đổi tivi mới: Nguyễn Kim ‘hời’ lớn, Asanzo thiệt nặng
- ·Thái Lan là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối ASEAN
- ·19 người Việt bị thương trong vụ cháy nổ ở Đài Loan
- ·Nghệ An quyết liệt thực hiện giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
- ·Sân bay Vân Đồn hay 'cuộc du ngoạn trên vùng di sản'
- ·Bộ Tài chính trao quyết định bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Đầu tư
- ·Thổ Nhĩ Kỳ gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá với mặt hàng băng chuyền từ Việt Nam
- ·Mổ xẻ nguyên nhân chậm tiến độ, đội vốn của hầu hết các dự án EPC
- ·Chân dung tân Tổng giám đốc MIK Group Trần Như Trung
- ·Chọi trâu Đồ Sơn: Ông trâu 1,3 tấn bị thương vẫn quyết đấu, giành chức vô địch
- ·Dấu ấn của Bamboo Airways trong hành trình kết nối du lịch miền Trung
- ·Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi phải công khai, minh bạch thông tin
- ·Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
- ·Hà Tĩnh: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 57,4% tổng kế hoạch vốn năm 2022
- ·‘Khám phá’ công nghệ và tính năng trên ô tô giá rẻ vừa ra mắt của Kia
- ·Sữa học đường: Lời giải cho bài toán khó về thiếu vi chất dinh dưỡng
- ·Ban hành bản câu hỏi điều tra cho nhà sản xuất trong nước và nhà nhập khẩu
- ·Kiểm tra việc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- ·Đẹp ‘long lanh’ giá chỉ hơn 500 triệu, Mazda CX
- ·Xuất khẩu gạo tăng 21,7%, tràn trề mục tiêu đạt 5 tỷ USD năm 2024