【tỷ số bóng đá qatar】Thị trường chứng khoán: Nhóm cổ phiếu đã giảm sâu đang "hút" mạnh lại dòng tiền
Thị trường chứng khoán: Nhà đầu tư chuyên nghiệp đang tập trung chiến lược “đầu tư ngược xu hướng” |
Chứng khoán hôm nay (18/11): Tiền bắt đáy lại vào cuối phiên,ịtrườngchứngkhoánNhómcổphiếuđãgiảmsâuđanghútmạnhlạidòngtiềtỷ số bóng đá qatar VN-Index đảo chiều tăng nhẹ |
Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua tuần giao dịch biến động mạnh. Áp lực bán giải chấp tạo hiệu ứng tâm lý tiêu cực khiến thị trường lùi sâu trong 2 phiên đầu tuần với mức thấp nhất trên chỉ số VN-Index thiết lập vào phiên ngày thứ tư là 873,78 điểm. Tuy nhiên, cầu giá thấp được kích hoạt mạnh từ vùng này giúp thị trường đảo chiều tăng mạnh lại ngay trong phiên.
Nhịp hồi phục này được duy trì cho đến phiên cuối tuần bất chấp lượng cung chốt lời có phần gia tăng. Tăng lại 1,6% sau 2 tuần giảm mạnh, VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần tại mốc 969,33 điểm. Đáng chú ý, chỉ số đã tăng lại gần 96 điểm (+11%) so với mức đáy.
Các nhân tố đầu ngành chịu sự giảm sâu trước đó đã trở thành trợ lực quan trọng nhất giúp thị trường chứng khoán tăng mạnh trở lại như VIC, VHM, HPG, MSN, CTG, VCB, SSI,.... Trong đó, HPG, STB và SSI là 3 mã thu hút dòng tiền mạnh nhất trong tuần khi tăng đáng kể cả về giá lẫn khối lượng. |
Các nhóm ngành đã giảm sâu liên tục nhiều tuần trước đó cho thấy sự phục hồi trở lại mạnh mẽ nhất. Cụ thể, nhóm nguyên vật liệu tăng 11,3% trong tuần sau chuỗi 4 tuần liền trước đi xuống. Theo sau là nhóm bất động sản với mức tăng 2,7%, áp lực bán giải chấp ở nhóm này vẫn còn rõ nét ở một số mã; tuy nhiên lại được nâng đỡ bởi sự trở lại của nhóm Vingroup. Nhóm tài chính chỉ tăng nhẹ 0,8% do nhóm chứng khoán phục hồi tốt, nhưng nhóm ngân hàng lại phân hóa. Riêng nhóm năng lượng giảm 8% mạnh nhất trong tuần qua khi chịu sức ép từ sự đi xuống 10% của giá dầu trước nỗi lo cầu yếu do số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh ở Trung Quốc.
Theo đó diễn biến vượt trội trong tuần qua và có ảnh hưởng tích cực nhất đến thị trường chung được ghi nhận ở các nhân tố đầu ngành đã giảm sâu như VIC (+20,8%), VHM (+8,7%), HPG (+22,8%), MSN (+10%), VRE (+9%), CTG (+4,7%), VCB (+1,3%), BCM (+4,6%), SSI (+15,3%) và STB (+9,6%). Đây cũng là nhóm cổ phiếu tạo động lực cho sự đi lên 2,4% của chỉ số VN30, trong khi hai chỉ số VNiIdcap và VNSmallcap chưa thật sự khởi sắc. Với nhóm cổ phiếu vẫn còn tác động tiêu cực lên thị trường: NVL (-30%), PDR (-30%), HPX (-30,3%), SJS (-25%), EIB (-19,7%), DGC (-10,6%), PLX (-7,7%), SAB (-4,6%), VPB (-4,9%), VNM (-1,8%).
Cầu bắt đáy mạnh mẽ đưa thanh khoản thị trường tăng trở lại. Giá trị giao dịch (GTGD) trên HOSE đạt bình quân 9,2 nghìn tỷ đồng trong tuần qua, tăng 10,5%. Thanh khoản trên nhóm VN30 tăng 9,8% đạt 4,3 nghìn tỷ đồng đánh dấu tuần tăng thứ 4 liên tiếp. Dòng tiền cũng cải thiện mạnh ở nhóm vốn hóa trung bình thấp với GTGD tăng lần lượt 11,8% trên nhóm VNMidcap và 11,4% trên nhóm VNSmallcap sau 2 tuần liên tục suy giảm.
HPG và STB có GTGD tăng tương ứng 17% và 5% lên 3,9 nghìn tỷ đồng và 2,6 nghìn tỷ đồng, tiếp tục dẫn đầu nhóm cổ phiếu có thanh khoản cao nhất thị trường chung. SSI cũng là cổ phiếu có thanh khoản cải thiện vượt trội với GTGD đạt 1,9 nghìn tỷ đồng, tăng đến 58%. Nhìn chung HPG, STB và SSI là 3 mã thu hút dòng tiền mạnh nhất trong tuần vừa qua khi tăng đáng kể cả về giá lẫn khối lượng giao dịch.
Theo ngành, thanh khoản cũng tăng trở lại rất tốt ở các nhóm ngành quan trọng như bất động sản (+11,8%), ngân hàng (+15,7%), chứng khoán (+23,2%), cảng & vận tải biển (+20,3%). Thanh khoản chỉ thu hẹp ở một số ngành nhỏ như xây dựng (-11,2%), gỗ (-27%), đá xây dựng (-31,6%); tuy nhiên điều này cũng phản ánh lực bán đã suy yếu ở các nhóm ngành này.
Các chỉ báo kỹ thuật ngắn hạn đang cho thấy đà hồi phục của thị trường có khả năng tiếp diễn với mục tiêu gần trên chỉ số VN-Index sẽ hướng đến trung bình động 20 ngày, tương ứng quanh vùng 985 điểm. |
Vị thế giao dịch giữa các nhóm nhà đầu tư (NĐT) tiếp tục cho thấy góc nhìn trái chiều trước bối cảnh thị trường hiện tại. Khối cá nhân đẩy mạnh vị thế bán ròng lên 7,3 nghìn tỷ đồng sau tuần bán ròng 5,5 nghìn tỷ đồng liền trước; tuy nhiên cần lưu ý lực bán phần lớn đến từ hoạt động bán giải chấp. Song song đó, khối nhà đầu tư chuyên nghiệp bao gồm tổ chức nước ngoài và tổ chức trong nước đẩy mạnh mua ròng lên tương ứng +4,9 nghìn tỷ đồng và 2,3 nghìn tỷ đồng. STB (+805 tỷ đồng), HPG (+619 tỷ đồng), SSI (+378 tỷ đồng), KDH (+368 tỷ đồng), VIC (345 tỷ đồng) là 5 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất về giá trị, đối ứng với lực bán ròng từ nhóm NĐT cá nhân; có thể thấy dòng tiền của khối ngoại đóng vai trò quan trọng cho sự đi lên của 5 cổ phiếu này trong tuần vừa qua.
Dòng tiền từ các quỹ ETF vẫn duy trì tốt. Tổng dòng vốn vào ròng đạt 1,8 nghìn tỷ đồng trong tuần qua, sụt nhẹ so với mức 2 nghìn tỷ đồng ở tuần liền trước. Mặc dù vậy, điều này là do dòng vốn vào Quỹ Fubon ETF chậm lại chỉ đạt 544 tỷ đồng so với 1,4 nghìn tỷ đồng ở tuần trước. Trong khi đó, 2 quỹ ETF ngoại khác là Vaneck và FTSE bắt đầu có dòng tiền vào tương ứng 367 tỷ đồng và 123 tỷ đồng. Hai quỹ ETF nội là VFM VN30 và VFM VNDiamond tiếp tục hút ròng 214 tỷ đồng và 681 tỷ đồng.
Riêng khối tự doanh giảm mạnh giá trị bán ròng xuống còn -176 tỷ đồng. 3 mã FUEVFVND (-558 tỷ đồng), KBC (-151 tỷ đồng) và E1VFVN30 (-110 tỷ đồng) dẫn đầu giá trị bán ròng từ khối này.
Diễn biến trong tuần vừa qua đã củng cố thêm cho nhận định thị trường Việt Nam đang có mức định giá hấp dẫn trong nhiều năm và nếu vẫn được chiết khấu thêm do yếu tố tâm lý và yếu tố kỹ thuật thì càng hấp dẫn cho các NĐT dài hạn.
Vị thế giao dịch của khối nhà đầu tư chuyên nghiệp như tổ chức nước ngoài, tổ chức trong nước và đặc biệt là dòng tiền từ các quỹ ETF trong các tuần gần đây thể hiện niềm tin vào triển vọng thị trường trong dài hạn. Tổng giá trị mua ròng của khối tổ chức cao hơn nhiều so với dòng tiền ròng vào các quỹ ETF trong 2 tuần liên tục cũng cho thấy sự tham gia tích cực trở lại từ các quỹ chủ động.
Áp lực từ hoạt động bán giải chấp có thể đã nhẹ bớt; đặc biệt khi giá nhiều cổ phiếu đã bật lại mạnh mẽ theo nhịp hồi trong 3 phiên cuối tuần. Bên cạnh đó, xu hướng giảm tỷ lệ cho vay ký quỹ nhằm kiểm soát rủi ro từ các công ty chứng khoán cũng không còn diễn ra nhiều như tuần liền trước. Điểm đáng chú ý liên quan đến cơ chế giao dịch là việc chu kỳ thanh toán chứng khoán về T+2 từ ngày 29/8/2022 cho thấy phát huy hiệu quả khi cổ phiếu có thể bán ngay trong chiều ngày T+2 đã giúp nhà đầu tư mạnh dạn bắt đáy do có thể chốt lời nhanh và hạn chế rủi ro đến từ biến động.
Các chỉ báo kỹ thuật ngắn hạn đang cho thấy đà hồi phục của thị trường có khả năng tiếp diễn với mục tiêu gần trên chỉ số VN-Index sẽ hướng đến trung bình động 20 ngày, tương ứng quanh vùng 985 điểm. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý sau các phiên hồi phục cả về điểm số lẫn thanh khoản, khả năng hoạt động bán giải chấp và hoạt động chốt lời cũng sẽ gia tăng trở lại./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nhạc trực tuyến Apple Music cán mốc 20 triệu người dùng trả phí
- ·Thái Bình cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án Khu đô thị mới hơn 9.600 tỷ đồng
- ·Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam: Doanh nhân đóng vai trò nòng cốt
- ·Giá cà phê hôm nay 10/10: Trong nước giảm nhẹ, thế giới tăng
- ·Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
- ·Đề xuất 6 nhóm hành vi bị coi là thao túng thị trường chứng khoán
- ·Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp ở Bắc Giang bị hoãn xuất cảnh vì nợ thuế
- ·Đầu tuần sau, các cửa hàng SJC tại Đà Nẵng mở cửa trở lại?
- ·VNeID sẽ phục vụ tốt hơn khi sửa đổi luật và hoàn thiện thêm tính năng
- ·Khám phá Hòn Mấu
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·Khám phá mùa mây đẹp nhất năm trên Sa Pa
- ·Giá vàng hôm nay 12/10: Kéo dài đà tăng mạnh
- ·Giá vàng hôm nay 11/10: Tạm dứt chuỗi ngày đi xuống
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Giá xăng tăng cao nhất gần 1.300 đồng/lít, RON95 vượt 21.000 đồng
- ·Startup vươn tầm giúp doanh nhân Việt nức tiếng quốc tế
- ·Giá vàng hôm nay 12/10: Kéo dài đà tăng mạnh
- ·Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- ·Đà Nẵng: Tận hưởng bữa tiệc đêm Ba Na by Night phiên bản mới chỉ từ 500.000 đồng