【kqbd thuy si】Điều tra tài nguyên du lịch Việt Nam
VHO - Hội nghị triển khai điều tra tài nguyên du lịch năm 2024 vừa được Bộ VHTTDL phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức tại TP Vũng Tàu ngày 1.11. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong,ĐiềutratàinguyêndulịchViệkqbd thuy si Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Lê Ngọc Khánh, Phó cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu chủ trì Hội nghị.
Tham dự Hội nghị còn có lãnh đạo Sở Du lịch, Sở VHTTDL một số địa phương; đại diện UBND các quận, huyện thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Ban Quản lý các điểm đến, di tích…
Cơ sở để xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển du lịch
Hội nghị này nằm trong Kế hoạch tổng thể tổ chức điều tra tài nguyên du lịch nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ được quy định chi tiết tại một số điều của Luật Du lịch về công tác điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch.
Đồng thời hướng đến hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch phục vụ cho công tác quản lý, lập quy hoạch, phát triển sản phẩm du lịch, phát triển các khu, điểm du lịch trên phạm vi cả nước.
Tài nguyên du lịch của Việt Nam được đánh giá vô cùng phong phú, đa dạng, tuy nhiên cho đến nay chưa được điều tra, đánh giá phân loại bài bản, thống nhất, triệt để.
Việt Nam được ban tặng nguồn tài nguyên tự nhiên và văn hóa vô cùng đa dạng và hấp dẫn, với các danh lam thắng cảnh, di tích và lễ hội văn hóa dày đặc.
Hiện nay, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể. Bên cạnh đó, Việt Nam còn sở hữu bờ biển dài 3.260 km với 125 bãi tắm biển, hàng nghìn lễ hội, hang động, công viên địa chất, khu dự trữ sinh quyển...
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Hồ An Phong khẳng định: “Nhiều điểm đến của Việt Nam rất hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Tiêu biểu là tour khám phá Sơn Đoòng đã kín lịch đặt chỗ đến hết năm 2026. Giá tour không phải thấp nhưng vẫn thu hút rất đông du khách bởi những giá trị tự nhiên và tài nguyên phong phú, đặc sắc, mới lạ”.
Việc phát huy các giá trị của tài nguyên tự nhiên và văn hóa là nhằm phát triển trở thành sản phẩm du lịch và là cơ sở để xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch phát triển du lịch.
“Công tác điều tra tài nguyên du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình quản lý và phát triển ngành Du lịch. Kết quả điều tra cho ta thông tin cơ sở dữ liệu chi tiết và đa chiều về tài nguyên du lịch, giúp công tác quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương thống nhất hiệu quả và bền vững cả trong lập quy hoạch, kế hoạch, cả trong khai thác và quản lý tài nguyên du lịch”, Thứ trưởng Hồ An Phong nhấn mạnh.
Luật Du lịch năm 2017 cũng đã quy định chi tiết về công tác điều tra tài nguyên du lịch. Đây là nhiệm vụ quan trọng có phạm vi triển khai rộng lớn trên cả nước, do đó, cần triển khai toàn diện, thực hiện bài bản và chi tiết đến từng địa bàn, từng loại tài nguyên để làm cơ sở dữ liệu sử dụng lâu dài.
Thứ trưởng Hồ An Phong đặt vấn đề: “Muốn phát triển du lịch quan trọng nhất là đánh giá tài nguyên. Nhà nước có cho vào quy hoạch phát triển sản phẩm không?; Doanh nghiệp có đầu tư, đưa khách đến không? Người dân có làm du lịch không?”.
Nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của hoạt động điều tra tài nguyên du lịch, Bộ VHTTDL đã ban hành Kế hoạch và Phương án điều tra tài nguyên du lịch trong đó đã quy định rõ trách nhiệm của Bộ và UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, chủ thể quản lý trong công tác điều tra tài nguyên du lịch.
Nhận diện đúng những giá trị quý giá của tài nguyên
Việc phân định trách nhiệm giữa các bên giúp đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả và thống nhất trong quá trình điều tra tài nguyên du lịch. Quy trình này không chỉ giúp cho việc triển khai đồng bộ mà còn giúp cập nhật đầy đủ thông tin cần thiết, nhận diện đúng những giá trị quý giá của tài nguyên và hình thành cơ sở dữ liệu để định hình chiến lược phát triển du lịch và quản lý tài nguyên một cách bền vững.
Thứ trưởng Hồ An Phong cho rằng, cần nhận diện giá trị tài nguyên du lịch một cách đầy đủ, ứng xử với tài nguyên, điểm đến; khoanh vùng, đánh giá đưa vào quy hoạch, phù hợp với Luật Du lịch 2017 và Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Thứ trưởng Hồ An Phong nêu ra định hướng để các đại biểu dự hội nghị trao đổi, chia sẻ nhiều ý kiến, góp ý về phương pháp, đảm bảo thời gian tiến độ, chọn lựa những điểm đến phù hợp nhất, kết hợp cùng hoạt động chuyển đổi số để tạo nên cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch đồng bộ, thống nhất trong cả nước.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Lê Ngọc Khánh cho biết: “tài nguyên du lịch là cơ sở và yếu tố cần thiết để xây dựng các sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, để hệ thống hóa phục vụ công tác quản lý và khai thác tối đa tài nguyên hiện có, cần phải tổ chức điều tra, phân loại, thực hiện quản lý tài nguyên theo quy định. Đồng thời, phải có sự kết nối từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã, sự liên kết giữa các địa phương lân cận với nhau nhằm trao đổi cách thức tổ chức, bố trí hoạt động hợp lý, thiết kế tour tuyến khoa học”
Bà Rịa - Vũng Tàu là một địa phương có đặc điểm khí hậu, thời tiết và nguồn tài nguyên thiên nhiên được ưu đãi, thuận lợi phát triển du lịch. Tỉnh này đặt trọng tâm phát triển các loại hình sản phẩm du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch MICE; du lịch sinh thái; du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch cộng đồng; du lịch gắn với hoạt động thể dục, thể thao; du lịch gắn với vui chơi giải trí và du lịch khám chữa bệnh…
Tỉnh đã thúc đẩy hình thành và phát triển các công trình nghỉ dưỡng cao cấp, đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí quy mô đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước.
Cơ sở vật chất phục vụ khách du lịch, nhất là khách du lịch cao cấp ngày càng được hoàn thiện về chất lượng và số lượng với hơn 1.300 cơ sở. Trong đó có 11 khách sạn 5 sao; khoảng 230 điểm đến du lịch, 54 tour, tuyến du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí và mua sắm.
Bên cạnh đó, tỉnh còn có điều kiện thuận lợi về hệ thống hạ tầng cảng biển, gần sân bay quốc tế Long Thành đang xây dựng cách Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 40 phút di chuyển. Hệ thống giao thông đường bộ đã được tỉnh tập trung chỉ đạo hoàn thiện trong 1-2 năm tới (đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường ven biển, Cầu Phước An).
Triển khai điều tra tài nguyên du lịch trên toàn quốc
Tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu đã giới thiệu về Kế hoạch tổng thể tổ chức điều tra tài nguyên du lịch và Phương án điều tra tài nguyên du lịch và Hướng dẫn triển khai điều tra tài nguyên tại địa phương.
Đối tượng điều tra gồm có: Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
“Việc điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch trên phạm vi toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thời điểm tiến hành điều tra từ năm 2024 (dự kiến thực hiện trong vòng 05 năm)”, ông Hà Văn Siêu cho biết.
Nhiệm vụ của công tác tổ chức điều tra tài nguyên du lịch bao gồm: Xây dựng kế hoạch, phương án điều tra; Xây dựng phần mềm và các tài liệu hướng dẫn phục vụ công tác điều tra tài nguyên du lịch; Tổ chức tập huấn công tác điều tra; Tổ chức triển khai điều tra; Tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch; Tổ chức công bố và lưu trữ kết quả điều tra…
Về phương pháp điều tra có phương pháp gián tiếp (thu thập thông tin sẵn có từ các cơ quan, đơn vị quản lý tài nguyên du lịch) và phương pháp trực tiếp (thực hiện cùng cơ quan quản lý tại điểm tài nguyên tiến hành điều tra thực địa, đo đạc, lấy thông tin về tài nguyên du lịch).
*Đoàn công tác Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và các đại biểu dự Hội nghị đã đi khảo sát, đánh giá thí điểm thực địa tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Khu di tích lịch sử văn hóa Dinh Cô; Khu di tích lịch sử căn cứ Minh Đạm và Khu khoáng nóng Bình Châu.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Lấn chiếm lòng cầu làm nơi họp chợ
- ·Người phụ nữ đóng giả y tá, bắt cóc trẻ em ngay trong bệnh viện
- ·Ngành Thuế triển khai thực hiện gia hạn thuế GTGT cho DN
- ·Mở rộng vụ án Trịnh Xuân Thanh: Bắt tiếp 2 lãnh đạo PVC
- ·CSGT Hà Nội: Nghiêm khắc phạt xe không gương
- ·TP. Hồ Chí Minh xử phạt 2,3 tỷ đồng các cơ sở sai phạm về an toàn cháy nổ
- ·Năm 2012: Ban hành chuẩn mực kiểm toán mới
- ·Những 'vật thể lạ' khổng lồ từ trên trời rơi xuống trong đêm giao thừa tại Mỹ
- ·Danh sách bạn đọc ủng hộ 10 ngày cuối tháng 6/2014
- ·Phiếu khám bệnh sùi mào gà 2 năm trước phá hỏng đám cưới trong mơ của tôi
- ·Xây căn hộ 25m2, bước lùi quy hoạch?
- ·Tăng thuế một số loại ô tô NK từ Nhật Bản, Úc, New Zealand
- ·Chàng kỹ sư tiết lộ lý do từ bỏ mức lương 20,1 tỷ đồng tại Facebook
- ·Xác lập kỷ lục Việt Nam với 2 công trình từ lúa
- ·Cha làm 50 ngàn/ngày chưa đủ mua 1 viên thuốc của con
- ·Nới lĩnh vực đầu tư để tái cấu trúc
- ·Nhờ loài 'cỏ dại' này, bà con miền Tây kiếm bộn tiền
- ·Xử phạt 74,6 tỷ đồng từ công tác thanh tra giao thông
- ·Đang thử việc thì công chức sinh con thứ 3...
- ·Tiết kiệm tiền, cả nhà 8 người thuê khách sạn hạng sang ở hàng trăm ngày