【kết quả bóng đá trực tuyến nhanh nhất】Đẩy nhanh thu hồi tài sản, đất đai bị thất thoát
Thu về ngân sách 592 tỷ đồng
Liên quan đến việc thu hồi tài sản,Đẩynhanhthuhồitàisảnđấtđaibịthấtthoákết quả bóng đá trực tuyến nhanh nhất đất đai nhà nước bị thất thoát, theo Bộ Tài chính, thời gian qua đã tiếp tục thực hiện nghiêm các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, cũng như các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Đẩy nhanh thu hồi tài sản, đất đai bị thất thoát, thu về ngân sách nhà nước. Ảnh: TL |
Theo đó, cơ quan chức năng đã thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi các tài sản, đất đai nhà nước bị thất thoát, vi phạm theo các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Đồng thời, các cơ quan tiếp tục theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra, trong đó có các kết luận thanh tra theo chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo.
Qua thống kê sơ bộ, nửa năm 2023, toàn ngành Thanh tra đã tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 5.030 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, trong đó có 2.099 kết luận thanh tra đã hoàn thành 100% các nội dung phải thực hiện (chiếm 41,7% tổng số kết luận thanh tra được đôn đốc, kiểm tra).
Qua đôn đốc, các cơ quan chức năng đã thu hồi 592 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 34,2%), 4 ha đất; xử lý hành chính 892 tổ chức, 2.818 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 163 vụ, 114 đối tượng; khởi tố 4 vụ, 5 đối tượng.
Thực hiện kiến nghị xử lý tài chính 9 tháng đạt hơn 67% Trong tháng 9 vừa qua, Kiểm toán Nhà nước đã phối hợp với Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội tổ chức phiên giải trình về thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Các kiến nghị về xử lý tài chính, xử lý khác được thực hiện bình quân khoảng 75 - 80% cho năm liền kề năm kiểm toán và tiếp tục thực hiện trong các năm tiếp theo với tỷ lệ khoảng 15 - 20% số kiến nghị còn lại mỗi năm. Riêng năm 2023 thực hiện kiến nghị kiểm toán năm 2022 trong 9 tháng theo báo cáo của các đơn vị đạt 67,4% (cùng kỳ năm trước 56,63%). |
Ngoài ra, cơ quan chức năng thực hiện ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ 98 văn bản về cơ chế, chính sách, pháp luật theo kiến nghị tại các kết luận thanh tra (đạt tỷ lệ 53,0%).
Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị tăng thu giảm chi NSNN 5.531 tỷ đồng (tăng thu NSNN 1.501 tỷ đồng, giảm chi NSNN 4.030 tỷ đồng), giảm lỗ các doanh nghiệp 92 tỷ đồng và kiến nghị khác 6.865 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí; các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi các tài sản, đất đai nhà nước bị thất thoát, vi phạm theo các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra...
Thực hiện “đến nơi, đến chốn” các kết luận đã ban hành
Cùng với việc xác định cụ thể và theo dõi đến cùng việc xử lý các công trình, dự án gây lãng phí, thất thoát, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, tại Nghị quyết số 74/2022/QH15, Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi các tài sản, đất đai nhà nước bị thất thoát, vi phạm theo các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Ảnh: Minh họa. |
Vừa qua, Quốc hội đã tiến hành giám sát chuyên đề về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cả giai đoạn 2016-2021. Báo cáo giám sát đã chỉ rõ, tỷ lệ thực hiện các kết luận, kiến nghị sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các bộ, ngành, địa phương đạt thấp. Nhiều vấn đề kéo dài nhiều năm chưa thực hiện.
Bên cạnh việc chậm thực hiện kiến nghị xử lý tài chính, thu hồi đất đai, còn tình trạng chậm sửa đổi, khắc phục các vướng mắc ở các văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản quản lý do các đơn vị ban hành theo thẩm quyền, làm kéo dài tác động của các vướng mắc, điểm nghẽn dẫn đến lãng phí, thất thoát nguồn lực tài chính công, tài sản công.
Đây cũng là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. Đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) đề nghị, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để thực hiện nghiêm túc các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước. Đồng thời, đại biểu đề nghị cần làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân không nghiêm túc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán.
Theo vị đại biểu này, trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cần kịp thời phát hiện những vướng mắc, bất cập trong quản lý nhà nước để kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện các chính sách, pháp luật, tăng cường công tác quản lý nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Có đại biểu đề nghị Quốc hội cần tăng cường hơn nữa việc giám sát, chấp hành các kiến nghị trong Báo cáo thẩm tra hàng năm của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, cũng như những kiến nghị trong báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, để các vụ việc liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được các cơ quan nhà nước chỉ ra phải được thực hiện “đến nơi, đến chốn”./.
Đảm bảo sử dụng của công tiết kiệm, hiệu quả Báo cáo trước Quốc hội vừa qua, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã chỉ đạo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy trình, hướng dẫn kiểm toán; nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung và hiệu lực, hiệu quả kiểm toán đối với việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm chống lãng phí nói riêng. Tổng Kiểm toán Nhà nước đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước tăng cường kiểm toán nhằm phát hiện kịp thời các sai phạm, hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân để kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện nhằm bảo đảm các nguồn lực tài chính công, tài sản công được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả; đồng thời, kiến nghị hoàn thiện, khắc phục lỗ hổng thất thoát, lãng phí từ cơ chế, chính sách… |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Cá độ bóng đá chừng nào thì không bị truy cứu?
- ·Provincial department merger faces hurdles
- ·Sri Lanka’s PM begins Việt Nam visit
- ·Việt Nam treasures ties with Japan: Minister
- ·Tâm sự cùng con gái
- ·Viet Nam emphasises equality at IPU session
- ·Exploit border location, Kon Tum told
- ·WB pledges $1.8 billion in 2017 assistance
- ·Cần 35 triệu đồng cứu người đàn ông nuôi 2 con nhỏ
- ·Make Phú Quốc a growth engine, PM urges Kiên Giang
- ·Thương nhớ tháng ba
- ·VN hails ties with Hungary, Sweden
- ·Parliament leader visits Karlovy Vary region of Czech Republic
- ·Việt Nam’s parliament leader meets with Hungarian President
- ·Nhà đất đã sang tên cho em trai, chị gái còn quyền lợi gì?
- ·Provinces agree on coastal road
- ·President backs intellectual property
- ·60 years: the European Union is proud of its achievements
- ·Đưa vợ tiền để đổi lại quyền nuôi con
- ·PM calls for action to increase GDP growth