【seagame 33 tổ chức ở đâu】Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Dịch vụ CNTT phải hướng tới nhu cầu của người dân
Đây là những chia sẻ của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Diễn đàn Cấp cao công nghệ thông tin (CNTT) - TT Việt Nam 2015 (VN ICT Summit 2015) diễn ra sáng 25/6/2015,óThủtướngVũĐứcĐamDịchvụCNTTphảihướngtớinhucầucủangườidâseagame 33 tổ chức ở đâu tại Hà Nội.
Ưu tiên lĩnh vực liên quan nhiều nhất đến người dân
Tại diễn đàn này năm ngoái, Phó Thủ tướng cho biết đã từng nói nếu như nhiều thứ chúng ta có thể làm từ từ, chậm rãi, từng bước thì với CNTT, ta không thể bỏ lỡ dù chỉ là một ngày, một tuần.
"Tôi vui mừng nhận thấy sau diễn đàn đó, ngành CNTT của chúng ta đã có sự phát triển với một số điểm mới mang tính đột phá, cộng đồng CNTT đã phấn khích, trông chờ hơn. Một số nghiên cứu khẳng định Việt Nam nằm trong Top 5 quốc gia tăng trưởng về CNTT nhanh nhất thế giới, hay nằm trong tốp đầu về gia công dịch vụ”.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng vẫn băn khoăn về tốc độ phát triển của CNTT khi dẫn ra một con số, Việt Nam tụt 19 hạng, xuống thứ 99 trong bảng xếp hạng Chính phủ điện tử do Liên Hợp quốc công bố. Dù sự tụt hạng này có thể lý giải bằng những nguyên nhân xác đáng và hợp lý như Liên Hợp quốc thay đổi cách tính đối với nhân lực, hoặc do Bộ Thông tin và Truyền thông siết quản lý sim di động, khiến thuê bao di động giảm từ xấp xỉ 200 triệu xuống còn 130 triệu, kéo theo chỉ số hạ tầng giảm điểm rõ rệt.
"Nhưng chúng ta không được phép quên rằng chỉ số dịch vụ công trực tuyến của ta so với năm 2012 lại giảm đi", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tính đến cuối năm 2013, Việt Nam có hơn 104.000 dịch vụ công trực tuyến các loại, nhưng số dịch vụ cấp 1 và 2 đã chiếm tới hơn 101.000. Chỉ có vẻn vẹn 2.366 dịch vụ công cấp độ 3 và 111 dịch vụ công cấp độ 4. Rõ ràng, các dịch vụ công phức tạp, cấp độ cao mới chỉ chiếm một tỷ lệ rất không đáng kể.
“Bản thân việc chưa có số liệu thống kê nào mới hơn, cập nhật hơn về số lượng dịch vụ công trực tuyến mà Việt Nam đang cung cấp cũng là vấn đề đáng lưu tâm, bởi công nghệ thì phải gắn liền với nhanh, với tốc độ. Không chỉ chậm trong ứng dụng CNTT mà việc xác định kết quả của ứng dụng cũng không cập nhật cho thấy cơ quan quản lý và cộng đồng CNTT còn rất nhiều việc phải làm trong thời gian tới”, Phó Thủ tướng khẳng định.
Phó Thủ tướng tin rằng, để tiếp tục khuyến khích, thậm chí là tạo ra một sức ép chung cho các bộ, ngành, địa phương nhiệt tình với ứng dụng CNTT hơn nữa, Chính phủ cần đưa ra một lộ trình mang tính bắt buộc, minh bạch và cụ thể, theo hướng: Cái gì, lĩnh vực nào liên quan nhiều đến người dân nhất thì phải tập trung làm trước.
"Chúng ta có đầy đủ văn bản của Đảng, Chính phủ, các chiến lược, nghị quyết nhưng vấn đề thực hiện như thế nào, thể hiện bằng hành động ra sao. Còn nhớ câu chuyện cải thiện môi trường kinh doanh đã dược bàn đến từ lâu, nhưng phải đến Nghị quyết 19 mới tạo được một không khí thay đổi mạnh mẽ", Phó Thủ tướng chia sẻ.
Doanh nghiệp cần chủ động hơn
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông một mặt tiếp tục đề xuất các chính sách cụ thể liên quan đến CNTT, một mặt tiếp tục theo sát những đột phá mà Việt Nam đã đạt được năm qua.
Một năm trở lại đây, cộng đồng doanh nghiệp CNTT đã đóng góp rất nhiều, tăng cường sự hiện diện, đầu tư tại Việt Nam, nhất là từ những tập đoàn quốc tế lớn như Samsung, Microsoft… không chỉ mở rộng sản xuất mà cũng đã bắt đầu hướng tới R&D (research & development - nghiên cứu và phát triển).
Chính nhờ sự hợp tác của các đối tác quốc tế này mà Chính phủ Việt Nam đã có những quyết định quan trọng như thúc đẩy thuê ngoài dịch vụ, xây dựng các cơ sở dữ liệu nền tảng, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong những lĩnh vực phục vụ người dân nhiều nhất như y tế, bảo hiểm, giao thông...
"CNTT hiện nay, nhất là phần mềm, nếu chính sách của chúng ta không tốt thì họ có thể ngồi ở Việt Nam làm việc, nhưng lại mở doanh nghiệp, đóng thuế ở nước khác. Nếu chính sách của chúng ta tốt thì họ có thể ăn, ở tại nước ngoài, nhưng mở doanh nghiệp và đóng thuế tại Việt Nam”.
Giải pháp đề ra là căn cứ vào xếp hạng Chính phủ điện tử do Liên Hiệp quốc công bố, căn cứ vào những dịch vụ công đang cung cấp, Chính phủ phải đề ra một quy định có tính bắt buộc, yêu cầu các bộ, ngành phải cung cấp, tạo thành một phong trào thi đua giống như việc cải thiện môi trường kinh doanh.
Điều quan trọng nhất là phải thay đổi tư duy, không chỉ cơ quan nhà nước mà ngay cả chính cộng đồng CNTT cũng cần thay dổi.
Phó Thủ tướng cho rằng, nếu như trước đây, cơ quan nhà nước luôn phải lập dự án thì ngày nay, họ chỉ cần nêu đề bài để doanh nghiệp tự tính toán đáp ứng. Về phần mình, các doanh nghiệp CNTT cần tránh tư tưởng cung cấp một lần là xong, ăn xổi ở thì. Các doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn, không đợi người ta mời thầu mới tìm đến, mà phải căn cứ vào hiểu biết của mình, chủ động tiếp cận các cơ quan nhà nước để chào hàng.
Phó Thủ tướng dẫn chứng, chẳng hạn như bảo hiểm y tế đang chi trả tới 50.000 tỷ đồng/năm. Chỉ cần một vài phần trăm trong số này thất thoát vì không ứng dụng CNTT, số liệu thiếu minh bạch thì sẽ lên tới bao nhiêu.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng phải tăng tốc, phải làm nhanh hơn, nhưng vẫn cần phải làm bài bản, nghiêm túc, nhất quán về mục đích./.
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son đã dẫn ra nhiều con số cho thấy sự khởi sắc, tăng trưởng đáng ghi nhận của CNTT Việt Nam trong năm qua, như tổng doanh thu ngành công nghiệp CNTT đạt 27 tỷ USD, số lượng nhân lực đang làm trong ngành đạt 350.000 người, 250 cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng cùng 150 cơ sở đào tạo nghề liên quan đến CNTT - TT... Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng, vẫn còn nhiều bất cập trong việc ứng dụng, phát triển CNTT tại Việt Nam. Để khắc phục những bất cập này, Bộ trưởng cho biết Bộ TT&TT sẽ cùng với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chú trọng kiện toàn, đổi mới phương thức chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia về Ứng dụng CNTT, nêu bật vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với sự ứng dụng CNTT. Theo đó, ứng dụng CNTT cũng là nội dung bắt buộc phải có trong các Đề án, chương trình hành động, dự án đầu tư trong thời gian tới... |
Hồng Quyên
(责任编辑:La liga)
- ·Cận cảnh lô hàng 10 tấn ngà voi và vẩy tê tê tuồn về Việt Nam tiêu thụ
- ·Đất nước trọn niềm vui – sự kết hợp âm nhạc độc đáo giữa hai thế hệ
- ·Sony ra mắt Xperia Z2 và TV 4K mới ở Việt Nam
- ·Khởi tố vụ án liên quan đến Công ty Cổ phần Công nghệ Internet BBI Việt Nam
- ·Chính phủ phê duyệt Đề án đảm bảo TTATGT đường thủy nội địa
- ·Xét xử người đàn ông tưới xăng thiêu chết nhân tình ở Hà Nội
- ·Hé lộ nguyên nhân ban đầu khiến hai vợ chồng tử vong trong nhà với nhiều vết đâm
- ·Doanh nghiệp nước ngoài vẫn ổn định sản xuất tại Lào Cai
- ·Nhật phạt tù người bán lại khẩu trang kiếm lời giữa dịch Covid
- ·DN ở Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài kêu khó
- ·Xem xét đề xuất cấp phép khẩn cấp vaccine COVID
- ·"Luật Doanh nghiệp lần này có đột phá?"
- ·Sập bẫy khi làm cộng tác viên online, người phụ nữ bị lừa 2,5 tỷ đồng
- ·Bí mật trong những đòn giò chả trên chuyến xe qua biên giới
- ·Chủ động phòng ngừa với phương châm 4 tại chỗ trong phòng chống thiên tai
- ·Vĩnh Long: 14 tỷ đồng hỗ trợ DN phát triển sản phẩm chủ lực
- ·Bắt nhóm thanh niên giả danh ngân hàng lừa đảo hàng tỷ đồng
- ·Nam thanh niên thuê ô tô, chém tài xế để cướp tài sản
- ·Tìm ra điểm yếu của virus corona
- ·Hà Tĩnh khởi tố vụ án vi phạm đấu thầu thiết bị giáo dục