【soi kèo real madrid vs osasuna】Gần 786 nghìn tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý
Đây là những kết quả được nêu tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm triển khai Nghị quyết số 42 của Quốc hội và Quyết định 1058 của Thủ tướng về xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống các ngân hàng,ầnnghìntỷđồngnợxấuđãđượcxửlýsoi kèo real madrid vs osasuna do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức, ngày 28/8.
Tỷ lệ nợ xấu đến tháng 6/2018 là 2,09%
Tham dự hội nghị tại điểm cầu trung tâm Hà Nội có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, các phó thống đốc NHNN và đại diện Ban Kinh tế trung ương, Ban Nội chính trung ương, Ủy Ban Kinh tế Quốc hội…
Nghị quyết số 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD và Đề án cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 ban hành theo Quyết định số 1058 của Thủ tướng Chính phủ đã đi vào triển khai được 1 năm.
Qua một năm triển khai, NHNN cho biết năng lực tài chính của các TCTD được củng cố, vốn điều lệ tăng nhanh dần qua các năm. Tính đến 30/6/2018, vốn điều lệ của toàn hệ thống ước đạt 519,01 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2017, tăng 6,3% so với cuối năm 2016. Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ước đạt 720,43 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với cuối năm 2017, tăng 21,1% so với cuối năm 2016.
Các giải pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh. Đến cuối tháng 6/2018 tỷ lệ nợ xấu so với so với tổng nợ là 2,09%, giảm so với thời điểm 31/12/2016 (2,46%), tuy vẫn cao hơn so với thời điểm cuối năm 2017 là 1,99%.
Về kết quả xử lý nợ xấu nội bảng, theo ông Nguyễn Văn Du - Phó Chánh thanh tra giám sát ngân hàng (NHNN), từ năm 2012 đến hết tháng 6/2018, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 785,93 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó 6 tháng đầu năm nay, hệ thống TCTD xử lý ước đạt 58,80 nghìn tỷ đồng, chủ yếu do các TCTD tự xử lý là 56,74 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 42 bước đầu đã tạo điều kiện quan trọng góp phần xử lý nợ xấu tại các TCTD. Từ 15/8/2017 tính đến 30/6/2018, hệ thống TCTD đã xử lý được 138,29 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 (không bao gồm 61,04 nghìn tỷ đồng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu nội bảng). Trong đó, xử lý nợ xấu nội bảng là 70,23 nghìn tỷ đồng (chiếm 50,78%), xử lý các khoản nợ đang hạch toán ngoài bảng cân đối kế toán xác định theo Nghị quyết 42 là 21,59 nghìn tỷ đồng (chiếm 15,61%) và xử lý các khoản nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 đã bán cho VAMC (Công ty quản lý tài sản của các TCTD) được thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt là 46,46 nghìn tỷ đồng (chiếm 33,59%).
Chỉ còn 1 cặp ngân hàng sở hữu chéo
Về thoái vốn, ông Nguyễn Văn Du cho biết, năm 2017, các ngân hàng thương mại (NHTM) có vốn nhà nước đã bán cổ phần tại 8 doanh nghiệp và tổ chức khác (không bao gồm TCTD khác) và thu về 1.290,4 tỷ đồng. Sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các TCTD đã được xử lý một bước quan trọng, tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng về cơ bản được kiểm soát. Số cặp TCTD sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau đã giảm từ 7 cặp trong năm 2012 xuống còn 1 cặp vào thời điểm 30/6/2018. Sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và DN thời điểm 30/6/2018 giảm, chỉ còn tại 2 NHTM cổ phần với 2 cặp sở hữu cổ phần lẫn nhau (tại thời điểm tháng 6/2012 có 56 cặp).
Mặc dù có nhiều kết quả tích cực như vậy, song đại diện NHNN cũng cho biết, công tác xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các TCTD còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi sự hỗ trợ, phối hợp của nhiều bộ, ngành, địa phương. Đó là, việc thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm (TSBĐ) của các khoản nợ xấu còn hạn chế do chưa có thị trường mua bán nợ thật sự chuyên nghiệp dẫn đến việc mua bán nợ xấu chưa thật sự sôi động, các thương vụ lớn chưa phát sinh nhiều.
Việc triển khai Nghị quyết 42 trong thực tiễn còn gặp nhiều bất cập liên quan đến việc hoàn trả TSBĐ là vật chứng trong vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ quy định tại Nghị quyết số 42; thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý TSBĐ và nghĩa vụ nộp thuế có ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục sang tên cho người mua; công tác giữ gìn, đảm bảo an ninh trật tự và hỗ trợ các TCTD trong việc thu giữ TSBĐ của các khoản nợ xấu; vấn đề xử lý TSBĐ là dự án bất động sản còn dở dang; trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm thiếu chữ ký của bên thế chấp; quyền nhận thế chấp, đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ mà các cá nhân, tổ chức mua lại từ VAMC…
Bên cạnh đó là cơ chế tiếp cận thông tin về tình trạng TSBĐ chưa đáp ứng yêu cầu của các TCTD, nên các TCTD gặp khó khăn trong việc xác định TSBĐ nào đang tranh chấp, TSBĐ nào đang phải áp dụng biện pháp khẩn cấp, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp khác nhau, gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp xử lý tài sản theo Nghị quyết 42.
Trong thời gian tới, NHNN kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và các đơn vị, tổ chức có liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quá trình phân loại, sắp xếp các doanh nghiệp, trọng tâm là các DNNN, thực hiện tái cơ cấu, năng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện để hệ thống các TCTD xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính.
NHNN đề xuất Thủ tướng Chính phủ có văn bản gửi Tòa án Nhân dân tối cao xem xét, phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp (Tổng cục Thi hành án dân sự) sớm có văn bản chỉ đạo về việc hoàn trả các TSBĐ là vật chứng của vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ quy định tại Nghị quyết 42./.
H.Y
(责任编辑:La liga)
- ·Thuốc kém chất lượng 'bịt mắt' người dân, Bộ Y tế siết chặt quản lý
- ·Triển khai thử nghiệm giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế điện tử
- ·Bộ Tài chính đề xuất tăng mức phí thi sát hạch lái xe máy, ôtô
- ·BHXH Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn tiếp tục chi trả hỗ trợ với người lao động từ quỹ Bảo hiểm thất ngh
- ·Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa: Bắt đầu từ nhận thức của người lãnh đạo
- ·BHXH Việt Nam và Ngân hàng Thế giới mở rộng hợp tác hỗ trợ hệ thống y tế tại Việt Nam
- ·Chứng khoán phái sinh
- ·Quản lý dịch hại trên cây trồng: Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
- ·Tai nạn thảm khốc 13 người tử vong ở Quảng Nam: Xe rước dâu hoạt động 'chui'?
- ·Năm 2022, xuất khẩu cá ngừ dự kiến chạm kỷ lục trên 1 tỷ USD
- ·Lộ hàng loạt thí sinh nghi là ‘con ông cháu cha’ được nâng điểm ở Hà Giang
- ·Sở Y tế Hà Tĩnh: Thu hồi 4 lô sản phẩm mỹ phẩm kém chất lượng
- ·Lãnh đạo Tổng cục TCĐLCL chúc mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
- ·Tiếp tục đổi mới một loạt chính sách nhằm phát triển kinh tế tập thể
- ·Sau Hà Giang, nhiều người lên tiếng về điểm thi 'lạ' của tỉnh Sơn La
- ·Việt Nam – Singapore tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng
- ·Đảm bảo thông quan thông suốt, chống ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới
- ·Hướng đến xây dựng và phát triển chuỗi giá trị lúa gạo hữu cơ
- ·Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Thành liên quan đến Vũ 'nhôm' như thế nào?
- ·Nghiên cứu hạn chế xe máy theo vùng ở 5 thành phố lớn