【kqbd.duc】Xem xét khoán xe công bắt buộc theo địa bàn
Như Báo Hải quan đã đưa tin,étkhoánxecôngbắtbuộctheođịabàkqbd.duc từ 1-10 tới đây, Bộ Tài chính sẽ chính thức áp dụng chế độ khoán kinh phí sử dụng xe ô tô đưa đón từ nhà đến cơ quan đối với các chức danh Thứ trưởng, chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ 1,25 (Tổng cục trưởng và tương đương).
Tại buổi họp báo chuyên đề ngày 27-9, trả lời câu hỏi “Vì sao Bộ Tài chính mới khoán kinh phí sử dụng xe đưa đón tại nhà mà không phải là khoán toàn bộ?”, ông Trần Đức Thắng – Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết: Cơ chế khoán xe đã được áp dụng từ khá lâu nhưng cho đến nay, việc nhận khoán vẫn chỉ trên tinh thần tự nguyện, ai tự sắp xếp được phương tiện đi lại thì nhận khoán chứ không bắt buộc.
Bộ Tài chính là cơ quan đầu tiên ban hành quyết định áp dụng cơ chế khoán kinh phí sử dụng xe đưa đón với các chức danh Thứ trưởng, Tổng cục trưởng và tương đương. Do đang trong giai đoạn chuyển tiếp và đây là những bước đi đầu tiên nên việc thực hiện cần sự thận trọng. Sau một thời gian thực hiện, Bộ Tài chính sẽ tiến hành đánh giá lại mức độ hợp lý để điều chỉnh hoặc mở rộng.
Bên cạnh đó, khi khoán kinh phí sử dụng xe sẽ đồng nghĩa với việc giảm bớt số lượng xe và lực lượng lái xe. Điều này cần một thời gian nhất định để tính toán chứ không thể ngay lập tức “giải tán” được.
Theo ông Thắng, hiện chưa tính toán cụ thể nhưng với cơ chế khoán này mục tiêu tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước sẽ đạt được. Tuy nhiên, ông Trần Đức Thắng cũng phân tích: Số lượng xe chức danh hiện có khoảng 901 xe, con số này không lớn so với tổng số hơn 37.000 xe công hiện có nên tính tiết kiệm ở đây cũng sẽ không được nhiều.
“Chúng tôi đang nghiên cứu việc áp dụng khoán bắt buộc tại một số địa bàn thay vì cho mua xe mới. Đây sẽ là một hướng đi đem lại hiệu quả cao. Còn với xe chức danh, tuy tiết kiệm được không nhiều nhưng nếu gương mẫu thực hiện thì sẽ có sức lan tỏa rất lớn tới các cấp” – ông Thắng nói.
Chia sẻ thêm về định hướng mở rộng áp dụng cơ chế khoán kinh phí sử dụng xe với các chức danh, đại diện Bộ Tài chính cho rằng cần phải có lộ trình chứ khó có thể áp dụng đồng loạt trên cả nước do điều kiện địa bàn, đặc điểm từng nơi, sự phát triển của phương tiện cá nhân, phương tiện công cộng và đặc biệt là khả năng đảm bảo được an ninh, an toàn cho các chức danh lãnh đạo.
Cục Quản lý Công sản cũng đã và đang nghiên cứu về việc nhân rộng mô hình khoán xe công và đang tính toán sao cho phù hợp. Chậm nhất là khi xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Tài sản công (dự kiến được Quốc hội thông qua vào tháng 5-2017 và có hiệu lực từ 1-1-2018), Bộ Tài chính sẽ đề xuất cơ chế cụ thể về nội dung này.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ba mất rồi, giờ mẹ mà bỏ chị em con…
- ·Lợi ích cho nhà nông và người tiêu dùng
- ·Giá rau xanh tăng mạnh
- ·Trồng đậu bắp Nhật cho thu nhập từ 50
- ·75 tuổi vẫn bị hành hạ 'chết đi sống lại'
- ·Quy định mới về quản lý, sử dụng đất trồng lúa
- ·Tăng tốc thực hiện các dự án trọng điểm
- ·Lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long rớt giá mạnh
- ·Gái trẻ thành phố thua sao được bà vợ già ở quê
- ·Hoàn thiện dần mạng lưới giao thông
- ·Xem xét việc tổ chức Hội chợ thương mại “Tự hào hàng Việt Nam” tỉnh Long An 2024
- ·Doanh nghiệp thủy sản ĐBSCL sẽ hưởng lợi từ EVFTA
- ·Nhiều hoạt động tham gia xây dựng nông thôn mới
- ·Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng gần 13.000 tỉ đồng
- ·Ứng dụng công nghệ tiên tiến sản xuất thức ăn nuôi ong
- ·Lợi ích khi lắp đặt điện mặt trời áp mái
- ·Giải ngân vốn cho 2 hợp tác xã
- ·Điểm mới về thuế tiêu thụ đặc biệt
- ·Chồng quá mẫu mực thì vợ chăm cặp bồ
- ·Tạo bước đệm chống chọi với cú sốc bên ngoài