【bxh bd ligue 1】Với nền kinh tế gia công, nhập siêu trở lại là điều có thể xảy ra
Giao thương với Trung Quốc vượt 100 tỷ USD, Việt Nam nhập siêu hơn 31 tỷ USD | |
Kinh tế Việt Nam đã tiệm cận những tiêu chuẩn quốc tế | |
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11: Nhập siêu 26 triệu USD | |
Thương mại Việt Nam- Hàn Quốc đạt hơn 56 tỷ USD |
Ông Lê Quốc Phương. |
Trong suốt năm 2018 và năm 2019, xu hướng chung là tăng trưởng XK của DN nội địa luôn cao hơn khối DN FDI. Điều này được Bộ Công Thương liên tục đánh giá là điểm sáng trong “bức tranh” XK hàng hóa của Việt Nam. Quan điểm của ông như thế nào?
Từ khi FDI vào Việt Nam, họ đã hình thành khối kinh tế rất lớn, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp. Chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của khối DN FDI trong nền kinh tế Việt Nam nói chung, trong ngành công nghiệp, XK hàng hóa nói riêng. Tỷ trọng trong tổng kim ngạch XK hàng hóa của khối DN FDI không ngừng gia tăng liên tục nhiều năm cho đến năm 2017. Năm 2017, tỷ trọng này đạt con số đỉnh điểm là hơn 72%. Trong nhiều năm, tăng trưởng XK của khối DN FDI luôn cao hơn so với khối DN nội địa. Những năm gần đây khi Việt Nam bắt đầu xuất siêu, chủ yếu cũng do DN FDI xuất siêu lớn.
Năm 2018, xu hướng khá tốt là DN nội địa bắt đầu vươn lên, đạt tốc độ tăng trưởng XK cao hơn DN FDI. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng XK của DN nội địa đạt 2 con số, gần 14% trong 11 tháng năm 2019, trong khi DN FDI chỉ tăng trưởng 3%. Về tỷ trọng của DN nội địa, dù tốc độ tăng không nhanh nhưng bắt đầu tăng dần trở lại. Năm 2018, tỷ trọng của DN nội địa khoảng 29-30% và năm 2019 tăng lên 31%, DN FDI giảm xuống còn 69%. Tuy nhiên, những dấu hiệu đáng mừng nêu trên cũng chỉ mới diễn ra 2 năm, chưa thể khẳng định bền vững hay không.
Phải nói thêm rằng, DN nội địa hiện nay vẫn nhập siêu. Tăng trưởng XK cao nhưng NK vẫn rất lớn vì nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế gia công. Đặc biệt, DN nội chưa sản xuất được nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng. Vì vậy, tăng được XK thì cái giá phải trả là nhập siêu rất lớn. Năm 2019, cả nước xuất siêu cao vẫn do DN FDI xuất siêu khoảng 30 tỷ USD, còn DN nội địa nhập siêu hơn 20 tỷ USD. Đây là khía cạnh đáng lo ngại. Trước đây, DN FDI áp đảo cả tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng và xuất siêu. Hiện nay, tốc độ tăng trưởng của DN FDI kém hơn DN nội địa, tỷ trọng giảm đi nhưng DN DN FDI vẫn xuất siêu lớn còn DN nội vẫn nhập siêu. Đây là điều cần phải lưu tâm, tập trung tạo thuận lợi hơn nữa cho DN nội địa.
Tăng trưởng XK năm 2019 không đến từ nhóm nông sản, thủy sản mà đến từ các mặt hàng thuộc nhóm công nghiệp. Điều này đã thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu hàng XK của Việt Nam hay là biểu hiện nhất thời khi XK nông, lâm, thủy sản đối mặt chất chồng khó khăn trong năm qua, thưa ông?
Năm 2019 XK nông, lâm, thủy sản giảm mạnh, cơ bản là bởi Việt Nam XK nhiều sang thị trường Trung Quốc. Các nông sản như gạo, cao su, rau quả… XK sang Trung Quốc là chính. Khi Trung Quốc siết chặt chính sách NK tiểu ngạch, nông sản Việt ngay lập tức gặp khó khăn. Bên cạnh đó, quan trọng là hàng nông sản XK không đạt tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nên năm 2019 càng giảm mạnh.
Tuy nhiên trên thực tế xu hướng giảm tỷ trọng hàng nông, lâm, thủy sản trong XK đã diễn ra từ lâu. Trước đây khi Việt Nam mới bắt đầu mở cửa XK, hầu như nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng tuyệt đối, chủ yếu là XK gạo, cà phê. Dần dần khi nền kinh tế phát triển, hàng công nghiệp chế biến chế tạo tăng lên thì tỷ trọng hàng nông, lâm, thủy sản XK giảm.
Từ khoảng 10 năm trước trở lại đây, tỷ trọng XK nông, lâm, thủy sản trong XK đã giảm liên tục. Năm 2019, tỷ trọng nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm khoảng 10%, bên cạnh đó tỷ trọng mặt hàng khai khoáng dầu thô cũng giảm. Hiện nay, 2 lĩnh vực đó chiếm tỷ trọng chưa đến 20% trong tổng kim ngạch XK của Việt Nam. Hàng công nghiệp chế biến chế tạo chiếm trên 80%. Quá trình chuyển dịch này là tất yếu. Nền sản xuất chuyển dần sang công nghiệp nhưng điểm chưa ổn ở đây là công nghiệp Việt Nam lại chủ yếu dựa vào khối DN FDI và lắp ráp là chính.
Việt Nam liên tiếp xuất siêu 4 năm. Tuy nhiên, trong mục tiêu năm 2020, Bộ Công Thương vẫn đặt ra con số tỷ lệ nhập siêu dưới 3% tổng kim ngạch XK. Theo ông, điều này có phải là quá thận trọng?
Từ năm 2011 trở về trước, Việt Nam hoàn toàn nhập siêu. Đỉnh điểm năm 2008, Việt Nam nhập siêu tới gần 20 tỷ USD. Từ năm 2012 đến nay, Việt Nam liên tục xuất siêu (trừ năm 2015). Tuy nhiên, năm nào Bộ Công Thương cũng thận trọng đưa ra chỉ tiêu nhập siêu dưới 3% XK. Đó là bởi nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế gia công. Việt Nam nhập mọi nguyên phụ liệu đầu vào cho các ngành như giày dép, dệt may… Tuy nói nông nghiệp xuất siêu nhưng nông nghiệp Việt Nam cũng nhập siêu giống, phân bón, máy móc… Nếu tính hết thì chưa chắc nông nghiệp Việt đã xuất siêu. Một điểm nữa là cho đến nay, DN nội vẫn luôn nhập siêu lớn.
Ông có thể chia sẻ thêm về những giải pháp giúp XK của Việt Nam tăng trưởng bền vững, xuất siêu ổn định trong thời gian tới?
Giải pháp mấu chốt là phải nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng của hàng XK, nâng cao năng lực của DN Việt Nam. Muốn vậy phải tái cơ cấu nền sản xuất, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ... Bên cạnh đó, Việt Nam cần tận dụng tốt hơn nữa lợi thế từ các FTA để thúc đẩy XK. Bởi thực tế, Việt Nam đã ký kết khá nhiều FTA, song tận dụng lại chưa được nhiều…
Xin cảm ơn ông!
Bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục XNK (Bộ Công Thương): Phấn đấu đạt chỉ tiêu tăng trưởng XK 7-8% trong năm 2020 Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 16 FTA, trong đó có 12 FTA đã ký kết và đi vào hiệu lực. Kết quả ban đầu thông qua số liệu thống kê cho thấy: Các DN Việt Nam đã tận dụng tốt hơn các cơ hội do các FTA đem lại. Tổng kim ngạch sử dụng C/O ưu đãi chiếm khoảng 38% tổng kim ngạch XK sang các thị trường đối tác FTA. Đặc biệt, một số thị trường mới trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có mức tăng tốt ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực như sang Canada, Mexico. Năm 2020, dự báo hoạt động xuất NK sẽ còn đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Bộ Công Thương sẽ tập trung các nguồn lực, tích cực triển khai các giải pháp để phấn đấu đạt chỉ tiêu Quốc hội giao là tăng trưởng XK đạt 7-8%. Chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng: Cần hết sức lưu ý đến gian lận xuất xứ hàng hóa Việt Nam đã có một giai đoạn dài nhập siêu và mục tiêu là đến năm 2020 phải cân bằng cán cân thương mại, song thực tế là những năm gần đây, Việt Nam luôn xuất siêu. Bên cạnh mức độ xuất siêu ngày càng tăng lên, vẫn còn không ít điều đáng lo ngại trong XK thời gian tới, điển hình là ẩn số về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Chúng ta cần phải tỉnh táo phân tích để tránh những bất lợi, cố gắng thu về cho mình những lợi ích từ xung đột thương mại giữa các quốc gia lớn. Đặc biệt, tôi cho rằng cần hết sức lưu ý đến vấn đề gian lận xuất xứ hàng hóa. Gần đây, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều lô hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam; cần có thái độ cương quyết hơn nữa đối với tình trạng này, nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả không nhỏ khi bị đánh thuế chống lẩn tránh. Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Dệt may Việt Nam đối diện cơ hội đan xen thách thức trong 2020 Để được hưởng lợi ích về thuế suất của CPTPP và EVFTA, Việt Nam phải tập trung phát triển nguồn nguyên liệu trong nước hoặc sử dụng nguyên liệu nội khối hay các quy định ngoại lệ để đáp ứng quy tắc xuất xứ. Đây là vấn đề không dễ giải quyết vì hiện nay Việt Nam nhập đến 80% vải cho may XK, trong đó khoảng 55% từ Trung Quốc, 16% từ Hàn Quốc, 12% từ Đài Loan (Trung Quốc), 6% từ Nhật Bản. Bên cạnh đó, dệt may Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với các nước XK dệt may lớn vào CPTPP và EU như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia, Pakistan… Các nước này coi Việt Nam là đối thủ cạnh tranh và có chính sách hỗ trợ dệt may nước mình phát triển. Một khó khăn, thách thức nổi cộm phải kể tới là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khi Mỹ áp thuế cao với hàng dệt may Trung Quốc sẽ xuất hiện xu hướng chuyển tải bất hợp pháp, giạn lận xuất xứ của các DN Trung Quốc sang Việt Nam. Đây là nguy cơ để Mỹ có thể truy xuất nguồn gốc, đánh thuế chống lẩn tránh đối với hàng dệt may Việt Nam XK sang Mỹ. Ngoài ra, nếu không kiểm soát tốt, những thiết bị, công nghệ lạc hậu đang sản xuất tại Trung Quốc sẽ di chuyển sang Việt Nam… Uyển Như (ghi) |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Người Hàn Quốc tại Việt Nam chung tay giải cứu nông sản Việt
- ·Trưng bày bộ sưu tập nghiên bút một thời
- ·Sao Chelsea nói thật về phòng thay đồ khi Abramovich bán Chelsea
- ·Real Madrid vs Barca: Barcelona thay đổi với Xavi
- ·Thay đổi để phát triển trong thời kỳ dịch Covid
- ·Trái phiếu chính phủ bảo lãnh ‘lấn lướt’ vì lãi suất hấp dẫn
- ·Hải quan TP. Cần Thơ triển khai chính thức VNACCS/VCIS
- ·Aubameyang, người hùng Barca: Ông bố tâm lý và đam mê xe
- ·Khách quốc tế muốn vào Việt Nam cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- ·Cuộc gặp gỡ ý nghĩa giữa thời trang và hội họa Huế
- ·Cảnh giác thủ đoạn sử dụng con dấu, tài liệu giả để lừa doanh nghiệp
- ·Chủ tịch HĐQT VMA bị phạt chậm báo cáo kết quả giao dịch
- ·Kết quả bóng đá Hàn Quốc 2
- ·Bí ẩn về một công nữ được mệnh danh Huyền Trân công chúa thứ 2
- ·Việt Nam và EU chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do
- ·Tuyển Việt Nam, HLV Park Hang Seo và những phác hoạ tương lai
- ·HLV Park Hang Seo nhận tin không vui từ Xuân Trường, Hải Huy
- ·Ngành Hải quan quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2014
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
- ·Ngành nào sẽ dẫn dắt sự lạc quan của thị trường?