【bảng xếp hạng scotland premiership】Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Chấp nhận “sống chung” với Dịch tả lợn châu Phi
Khan hiếm thịt lợn,ộtrưởngBộNNampPTNTChấpnhậnsốngchungvớiDịchtảlợnchâbảng xếp hạng scotland premiership Bộ NN&PTNT khuyến khích “nhà nhà” tự trữ đông | |
Lãnh đạo tỉnh “phát sốt” vì thiệt hại Dịch tả lợn châu Phi |
Quang cảnh hội nghị |
62 tỉnh có dịch, tiêu huỷ 3,3 triệu con
Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT: Đến nay, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 5.422 xã, 513 huyện của 62 tỉnh, thành phố; tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là 3,3 triệu con. Điểm đáng lo ngại là, 106 xã thuộc 22 tỉnh, thành phố có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh. Hiện, cả nước chỉ còn duy nhất tỉnh Ninh Thuận chưa có bệnh DTLCP.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá: DTLCP lây lan nhanh, rộng là do đặc thù của vi rút DTLCP rất nguy hiểm, hiện chưa có thuốc điều trị, chưa có vắc xin phòng bệnh; vi rút có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường và có sức đề kháng rất cao, đường lây truyền rất đa dạng, khó kiểm soát.
Hiện, cả nước có khoảng 2,5 triệu hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi rất cao; cộng thêm thời tiết diễn biến rất phức tạp, trái quy luật từ đầu năm đến nay tạo điều kiện rất thuận lợi cho vi rút DTLCP lây lan, gây bệnh. Trong khi đó, việc vận chuyển heo, các sản phẩm heo, thực hiện các biện pháp an toàn sinh học có lúc, có nơi chưa làm tốt.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Với tính chất đặc biệt, đến nay DTLCP đã gây ra thiệt hại rất nặng nề. Có tỉnh, toàn bộ ngân sách dự trữ của địa phương cũng không đáp ứng được một phần thiệt hại từ dịch. Đáng chú ý, diễn biến dịch bệnh cũng như thiệt hại chưa dừng lại tại đây, phải chấp nhận “sống chung” với dịch.
Ở góc độ địa phương, ông Nguyễn Minh Quang-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên chia sẻ: Toàn tỉnh có 180 tỷ đồng kinh phí dự phòng nhưng thiệt hại do DTLCP gây ra đã lên tới gần 600 tỷ đồng. Tình hình xử lý hết sức khó khăn.
Không để “sốt” thực phẩm
Trước diễn biến phức tạp của bệnh DTLCP, vấn đề lo ngại đặt ra là từ nay đến cuối năm, tình hình cung ứng thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn sẽ như thế nào.
Diễn biến Dịch tả lợn châu Phi được dự báo sẽ tiếp tục phức tạp trong thời gian tới. Ảnh: Internet |
Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Khi DTLCP xâm nhập vào Việt Nam, ngay từ đầu đã dự báo trước nếu biện pháp tổ chức chỉ đạo sản xuất không tốt, cuối năm nay sẽ xảy ra tình trạng thiếu thực phẩm, đặc biệt là thịt heo. Bởi vậy ngay từ đầu năm, Bộ NN&PTNT đã có giải pháp cùng với địa phương tập trung phát triển những nhóm thực phẩm khác để bù đắp lại.
Một là tập trung phát triển gia cầm; thứ hai là nhóm đại gia súc và thứ ba là thuỷ sản. Tuy nhiên, phát triển 3 nhóm thực phẩm này phải hết sức chú ý 3 nguyên tắc. Nguyên tắc đầu tiên là phải tổ chức xây dựng chuỗi an toàn, phòng trừ trường hợp đẩy mạnh phát triển nhưng cuối năm lại xảy ra dịch bệnh. Thứ hai là đảm bảo cân đối cung cầu, không gây khủng hoảng thừa. Thứ ba là phải tạo sinh kế cho những người bị thiệt hại chăn nuôi lợn để có việc làm mới.
Bộ NN&PTNT sẽ có khuyến nghị định hướng rõ, nơi nào đảm bảo an toàn sinh học cao, những hộ trang trại chăn nuôi quy mô lớn làm chủ được công nghệ hoàn toàn trong quy trình an toàn sinh học thì phát triển, tiếp tục gia tăng đàn. Những nơi DTLCP đã qua 30 ngày, đảm bảo an toàn sinh học… thì có thể phát triển lại được.
“Bằng nhiều biện pháp, thực hiện cho được mục tiêu từ nay đến cuối năm không để khan hiếm, “sốt” thực phẩm”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu rõ: Thời gian tới, nhằm ngăn chặn dịch bệnh tiếp tục lây lan, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi lớn tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn lợn giống cụ kỵ, ông bà, sẵn sàng phục vụ cho việc khôi phục và phát triển sản xuất của các địa phương khi có điều kiện; tập trung chỉ đạo, tổ chức xây dựng được 821 vùng, cơ sở chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh…
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin thêm: “Vũ khí” tốt nhất và duy nhất cho phòng chống dịch bệnh này chính là phải chăn nuôi an toàn sinh học. Dịch bệnh này sẽ còn tồn tại lâu dài ở nước ta, không thể giải quyết một sớm một chiều, vì vậy phải tìm cách thích ứng để vừa bảo vệ ngăn ngừa dịch lây lan vừa phát triển sản xuất chăn nuôi. Việc ứng dụng một số chế phẩm sinh học để tăng sức đề kháng, phòng dịch bệnh cho con lợn là cần thiết.
Cùng với đó, trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ tiếp tục đẩy mạnh phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh việc nghiên cứu vắc xin phòng chống DTLCP.
(责任编辑:La liga)
- ·Những điểm ‘đặc biệt’ trong tuyên bố chung Triều Tiên – Hàn Quốc mới được công bố
- ·Russia one of Việt Nam’s priority partner: Top legislator
- ·Vietnamese team begins search, rescue mission in Turkey
- ·Việt Nam urges more cooperation with El Salvador on trade, investment
- ·Thủ tướng yêu cầu sớm giảm giá thịt lợn
- ·PM suggests stronger cooperation with Chinese province of Hainan
- ·Ordinary passports with electronic chips to be issued from next month
- ·Party chief receives 55
- ·Sửa đổi quy định về giá điện đối với dự án điện mặt trời
- ·PM hosts Cambodian Deputy PM, Defence Minister
- ·Công ty viễn thông Ấn Độ được Google rót 5,7 tỷ USD
- ·NA deputies suggest expanding definition of consumer in draft law
- ·Prime Minister holds talks with Sultan of Brunei
- ·Seven military officers join UN Peacekeeping Mission
- ·Xét xử BS Hoàng Công Lương: Nguyên Phó khoa tiết lộ hợp đồng 7,7 USD/ca chạy thận
- ·Public security ministry’s search
- ·Former chairman of Việt Nam Education Publishing House arrested
- ·Man in Cần Thơ prosecuted for abuse of freedom, democracy rights
- ·Chỉ còn 23 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động bán hàng đa cấp đang hoạt động
- ·NA leader chairs discussion on draft revised Cooperative Law