【ty le c2】Đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7
Thương hiệu Việt Nam tại thị trường CPTPP còn khiêm tốn Công cụ phòng vệ thương mại gia tăng tại các nước thành viên CPTPP Doanh nghiệp thủy sản tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan từ CPTPP |
Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn |
Cơ sở để tiếp tục vận động Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế thị trường
Tại phiên họp, thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, trình bày Tờ trình của Chủ tịch nước đề nghị phê chuẩn văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho biết, ngày 1/2/2021, Vương quốc Anh chính thức gửi đơn xin gia nhập CPTPP. Trên cơ sở đó, quá trình đàm phán gia nhập giữa Vương quốc Anh với các nước CPTPP đã được tiến hành. Về cơ bản, đàm phán gia nhập CPTPP là đàm phán một chiều, trong đó Vương quốc Anh đã đưa ra nhiều cam kết mở cửa thị trường mới và chấp nhận toàn bộ các cam kết hiện có trong CPTPP.
Theo Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ giúp quảng bá và thu hút thêm nhiều nền kinh tế khác gia nhập FTA khu vực này, mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường cho hàng hóa Việt Nam và góp phần tăng sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. |
Ngày 16/6/2023, được sự ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương cùng Bộ trưởng các nước CPTPP và Vương quốc Anh đã ký Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh, đưa nước này thành Thành viên ký kết thứ 12 của Hiệp định.
Đối với Việt Nam, Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh gồm 2 phần chính: nghị định thư gia nhập và các phụ lục; thư của Vương quốc Anh và các thư song phương giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh, ở góc độ song phương, Việt Nam và Vương quốc Anh đã có quan hệ FTA song phương, việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần củng cố vai trò của Việt Nam đối với Vương quốc Anh tại khu vực này; góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế và quan hệ hợp tác song phương với Vương quốc Anh. Đặc biệt, việc Vương quốc Anh công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam cũng có ý nghĩa quan trọng tạo thêm cơ sở để ta tiếp tục vận động các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ, công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Ở góc độ đa phương, việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP sẽ góp phần kết nối khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ với châu Âu, giúp nâng tầm CPTPP từ một hiệp định trong khuôn khổ khu vực thành một hiệp định mang tính toàn cầu, đồng thời góp phần vào sự phát triển hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trình bày báo cáo. Ảnh: Quochoi.vn |
Trong bối cảnh Vương quốc Anh luôn là một trong số thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, những kết quả đàm phán ta đã đạt được sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động trao đổi thương mại - đầu tư của Việt Nam với Vương quốc Anh, đặc biệt tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu của Việt Nam được tiếp cận thị trường với quy mô kim ngạch nhập khẩu thường niên lớn…
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cũng nêu rõ, Chính phủ đề xuất phê chuẩn Văn kiện tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV để Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn Nghị định thư; Chính phủ không có kiến nghị bảo lưu bất kỳ nội dung nào liên quan đến Việt Nam trong Nghị định thư gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh và không có kiến nghị phản đối bảo lưu của Vương quốc Anh; Chính phủ kiến nghị áp dụng toàn bộ nội dung của Văn kiện gia nhập Hiệp định CPTPP của Vương quốc Anh...
Cam kết mở cửa thị trường ở mức cao
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo thuyết minh về văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nêu rõ, kể từ khi khởi động đàm phán, trải qua nhiều cuộc họp, các nước CPTPP và Vương quốc Anh đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Việt Nam đã đạt được các mục tiêu trong việc yêu cầu Vương quốc Anh có cam kết mở cửa thị trường ở mức cao để đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn của Hiệp định, thậm chí cao hơn cho Việt Nam so với cam kết cho các nước khác, cũng như cao hơn so với cam kết của Vương quốc Anh cho Việt Nam trong FTA song phương (UKVFTA) trong một số nội dung quan trọng đối với ta.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng báo cáo làm rõ nhiều nội dung liên quan đến sự cần thiết phê chuẩn Văn kiện; nội dung chính của Văn kiện gia nhập cũng như tác động của việc Vương quốc Anh gia nhập CPTPP với Việt Nam trên các lĩnh vực về chính trị, an ninh quốc gia và chiến lược đối ngoại; về kinh tế; về lao động, việc làm, xã hội; về các thách thức và giải pháp…
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn |
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà nêu rõ, căn cứ khoản 3 Điều 54 Luật Điều ước quốc tế 2016, việc phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh, có nội dung sửa đổi, bổ sung Hiệp định CPTPP thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Việc Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV sẽ đưa Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước CPTPP đầu tiên phê chuẩn Nghị định thư, và nếu đến ngày 16/10/2024 có đủ 6 thành viên của CPTPP thông báo hoàn tất thủ tục phê chuẩn thì Văn kiện sẽ có hiệu lực sau 60 ngày đối với các nước đã phê chuẩn (tức là ngày 16/12/2024).
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Hải Hà nhấn mạnh, việc Quốc hội phê chuẩn Văn kiện thể hiện sự tích cực và trách nhiệm của Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư song phương với Vương quốc Anh nói riêng và giữa CPTPP với Vương Quốc Anh nói chung, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong hợp tác kinh tế quốc tế. Do đó, Ủy ban Đối ngoại nhất trí đề xuất Quốc hội phê chuẩn Văn kiện gia nhập CPTPP của Vương quốc Anh tại Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV.
Về dự kiến Kế hoạch thực hiện Văn kiện của Chính phủ, Ủy ban Đối ngoại đề nghị Chính phủ chỉnh sửa Kế hoạch, xác định cụ thể thời gian hoàn thành các nội dung công việc về xây dựng pháp luật, thể chế và nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nguồn nhân lực… Ngoài ra, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục rà soát, đánh giá tác động khi Văn kiện có hiệu lực, so sánh lợi thế cạnh tranh của Việt Nam với các nước thành viên CPTPP đã phê chuẩn Văn kiện; Ban hành Nghị định của Chính phủ về ban hành biểu thuế xuất khẩu ưu đãi và biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt trong Hiệp định CPTPP để áp dụng với Vương quốc Anh…
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chế độ hưởng BHXH dành cho người cách ly do Covid
- ·Giá xăng dầu hôm nay 28/10: Quay đầu đi xuống
- ·Cấm thành viên phi hành đoàn bay nếu có nồng độ cồn
- ·Giá xăng dầu hôm nay 28/10: Quay đầu đi xuống
- ·Quy trình xác thực thông tin trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng vaccine phòng COVID
- ·VNDirect: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 có thể đạt 6,9%
- ·TP.HCM tính giá đất mới, nhiều đường lần đầu xuất hiện giá vài trăm triệu/m2
- ·Tạm dừng tiếp nhận các chuyến bay ở miền Trung do ảnh hưởng bão Trami
- ·Thủ tướng: 'Không để thiếu điện là mệnh lệnh'
- ·Giá cà phê hôm nay 29/10: Thế giới tăng, trong nước giảm
- ·Con số tiền thưởng cho đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam đã tăng lên gần 20 tỉ đồng
- ·Bộ Xây dựng: Căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 không còn hàng để bán
- ·Một người trúng độc đắc Vietlott gần 149 tỷ đồng
- ·Giá xăng dầu hôm nay 29/10: Chưa ngừng đi xuống
- ·Thiếu khung khổ pháp lý
- ·Đồng tiền Việt Nam có phải là ngoại hối?
- ·Giá vàng hôm nay 28/10: Trụ vững trên đỉnh cao
- ·Khởi động chương trình kích cầu 'Chạm Sa Pa – Chạm những tầng mây' nhiều ưu đãi
- ·Kỷ luật, buộc thôi việc cán bộ bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu
- ·Thống đốc Ngân hàng nói về sự cố rút tiền 'lớn chưa từng có' tại SCB