【kết quả tỷ số c1】“Bắt mạch” doanh nghiệp
Lĩnh vực sản xuất phục hồi
Sức khỏe của DN là “hàn thử biểu” của nền kinh tế,ắtmạchdoanhnghiệkết quả tỷ số c1 hay nói cách khác, phân tích những con số của kinh tế vĩ mô cũng sẽ hiểu được tình hình DN đang như thế nào.
Theo TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, trong 6 tháng đầu năm 2014, một số chỉ số quan trọng có sự tăng trưởng đáng kể, cho thấy rõ về tình hình hoạt động của DN.
Trước hết là số thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm ước đạt 335.090 tỷ đồng, tăng 14,5% so cùng kỳ, trong đó riêng thu nội địa trừ dầu ước đạt 280.653 tỷ đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ. Có 46/63 địa phương thu đạt trên 50% dự toán và 49/63 địa phương tăng trưởng so với cùng kỳ. Theo TS. Thành, mặc dù với số thu này chưa khẳng định được rằng, tất cả các ngành đã phục hồi, nhưng cũng thể hiện đã có một số ngành nghề, lĩnh vực mà DN ở lĩnh vực đó có sự hoạt động ổn định trở lại.
Một con số khác là chỉ số PMI (Nhà quản trị mua hàng). Trong tháng 6 vừa qua, số đơn đặt hàng mới tăng tháng thứ 7 liên tiếp đánh dấu tốc độ chuyển biến tích cực về việc DN hoạt động ổn định trở lại cũng như đà giảm dần lượng hàng tồn kho. Theo nhận định của HSBC, đơn vị thực hiện Chỉ số PMI, lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục mở rộng với tốc độ khả quan, nghĩa là hoạt động của các DN thuộc khối sản xuất đang có xu hướng “ấm” lên. Thực tế này cũng được thể hiện ở con số tăng trưởng tín dụng của ngành Ngân hàng tính đến hết tháng 6 đã đạt 3,52%, mặc dù con số này ở tháng 5 chỉ là 1,31% và tháng liền trước đó thậm chí còn là 0,62%.
XK nông, thủy sản tăng trưởng
Kết quả về tín hiệu tốt cho hoạt động của DN tiếp tục thể hiện khi phân tích những số liệu XK, một trong những điểm sáng của kinh tế 6 tháng đầu năm với kim ngạch XK tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước. Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm, các nhóm hàng XK chính có mức tăng trưởng khá rơi vào nhóm ngành nông thủy sản như cà phê tăng 32,6% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, tính riêng trong tháng 5, cao su tăng 64%, gạo tăng 2,8% so với tháng trước. Riêng mặt hàng thủy sản, tính đến hết tháng 5, XK của cả nước đạt 2,92 tỷ USD, tăng mạnh 29% so với cùng kỳ năm trước. Trong 5 tháng đầu năm 2014, trị giá XK hàng thủy sản từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 671,9 triệu USD, tăng mạnh gần 46% so với cùng kỳ năm 2013, tiếp theo là sang EU với trị giá XK đạt 513 triệu USD, tăng 25,7%, sang Nhật Bản đạt 416,5 triệu USD, tăng 8,3%.
Thông tin từ DN thủy sản cũng cho thấy, DN ngành này đang dần có bước phục hồi, vượt qua khó khăn của nửa cuối năm 2013 trở về trước. Theo Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản XK Âu Vững (Au Vung Co), kim ngạch XK tôm của DN này trong 5 tháng đầu năm nay đạt 42,3 triệu USD, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2013.
Công ty Cổ phần XNK Nông sản Thực phẩm Cà Mau (Agrimexco Ca Mau) cũng cho biết, 5 tháng đầu năm 2014 kim ngạch XK tôm của DN đạt 7,5 triệu USD tương đương với khối lượng 757 tấn. Hàn Quốc hiện là thị trường NK tôm lớn nhất của Agrimexco Ca Mau, chiếm 60% tổng kim ngạch XK mặt hàng này. Nhu cầu NK tôm của thị trường Hàn Quốc gia tăng từ đầu năm đến nay, do vậy XK tôm của Agrimexco Ca Mau sang thị trường này đã tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2013.
Dự cảm lạc quan
Đánh giá về tác động giúp cho DN có tín hiệu phát triển đi lên trong thời gian qua, báo cáo “Động thái DN 6 tháng đầu năm” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành nghiên cứu và công bố đã chỉ ra rằng, đó là do tổng thể điều kiện sản xuất kinh doanh đã tốt hơn 6 tháng cuối năm 2013. Bà Đoàn Thị Quyên, Viện Phát triển DN (VCCI) cho biết, các DN đánh giá tổng thể môi trường chính sách và điều hành vĩ mô 6 tháng đầu năm 2014 được cải thiện hơn so với 6 tháng cuối năm 2013.
Đây là kết quả tổng hợp từ sự cải thiện của các yếu tố thành phần như chất lượng của các quy định pháp lý, hiệu lực thực thi chính sách, thủ tục hành chính liên quan tới DN, sự cải thiện trong thái độ và ý thức trách nhiệm của cán bộ công quyền, trong đó, thái độ ý thức và trách nhiệm của các cán bộ công quyền được cải thiện nhiều nhất. Mức độ cải thiện của các thủ tục thuế và hải quan cũng rất lớn.
Các DN cũng chỉ ra rằng, những sửa đổi, bổ sung của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng có hiệu lực từ ngày 1-1-2014 có tác động rất tích cực tới hoạt động của DN, góp phần giúp DN cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo nhận định của Viện Phát triển DN, những yếu tố tích cực này sẽ tiếp tục làm cải thiện tình hình hoạt động của DN trong 6 tháng cuối năm.
Dự cảm của DN trong những tháng còn lại của năm đối với các chỉ số về tổng doanh số, giá bán sản phẩm, lợi nhuận, hiệu suất sử dụng máy móc, yếu tố nhân lực, năng suất lao động và quan trọng nhất là lượng đơn đặt hàng sẽ tiếp tục tăng so với 6 tháng vừa qua. Tuy nhiên, dự cảm chưa phải là thực tế. Sức khỏe DN cả năm 2014 sẽ tiếp tục phục hồi, chỉ dừng lại ở đây hay rơi vào kịch bản xấu hơn, kết quả phụ thuộc nhiều vào nỗ lực không ngừng của cả hệ thống cơ quan, bộ ngành và của chính DN.
Báo cáo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của DN năm 2014 Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng hầu hết DN đều lạc quan về triển vọng phục hồi và phát triển hơn trong năm 2014, dự báo một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2014 đều cao hơn năm 2013, đặc biệt là các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và kim ngạch XK. Điều này chứng tỏ môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn, kinh tế vĩ mô dần ổn định, thị trường trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi theo hướng dần giảm bớt khó khăn, đồng nghĩa với thuận lợi ngày càng tăng giúp các DN lạc quan hơn, đầu tư hơn và kỳ vọng sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn trong năm 2014 và các năm tiếp theo. Từ kết quả sản xuất kinh doanh của các DN năm 2012, 2013 và dự kiến 2014 cho thấy, các chỉ tiêu cơ bản (lao động, vốn, doanh thu, XK, lợi nhuận và các điều kiện khác của kinh tế vĩ mô) theo đánh giá của DN dần tốt lên. Theo dự báo của DN, năm 2014 khu vực DN thoát đáy và có mức kỳ vọng tăng trưởng khả quan và rõ nét hơn so với năm 2013 và 2012. (Nguồn: Tổng cục Thống kê) |
TS. Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký VCCI: Trong 6 tháng đầu năm 2014, DN đã tỏ rõ niềm tin về sự hồi phục của nền kinh tế. Tuy nhiên, hai trong những ngành chịu tác động lớn nhất bởi giá nguyên vật liệu đầu vào và các yếu tố chi phí tiêu hao do thiếu quản trị, lãng phí tăng cao là ngành XK dệt may và da giày. Trong bối cảnh quan ngại về thương mại Việt Nam - Trung Quốc do sự kiện biển Đông vẫn đang âm ỉ, nhiều DN dệt may, da giày đang lo lắng bởi khả năng gặp khó về nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất do hai ngành này vẫn NK nguyên liệu từ Trung Quốc. Do đó, Chính phủ cần tạo thuận lợi cho việc hậu thuẫn và hỗ trợ kỹ thuật cho hai ngành này, khuyến khích hình thành cụm DN trong ngành da, thương mại hóa ngành chăn nuôi, đồng thời củng cố dịch vụ khuyến nông, thu hẹp khoảng cách trong chuỗi giá trị… Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Việt Nam: Về giải pháp cụ thể đối với DN, Nhà nước cần tăng cường các biện pháp hỗ trợ DN tìm kiếm thị trường đầu ra, bởi hầu hết số DN tạm ngừng hoạt động là không tiêu thụ được sản phẩm. Đồng thời, xem xét lại các quy định về chia tách, hợp nhất, sáp nhập vì nhiều DN phản ánh các yếu tố này gây khó khăn lớn. Bên cạnh đó, cần có thêm các chính sách và gia hạn nộp thuế cho DN gặp khó khăn. Về phía DN, phải tiếp tục thực hiện mạnh mẽ quá trình tái cấu trúc, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ, cắt giảm các chi phí không cần thiết, hạ giá thành sản phẩm, tập trung nâng cao năng lực tiếp cận và mở rộng thị trường, bao gồm cả thị trường đầu vào và đầu ra, trong đó đặc biệt chú ý đến các thị trường mới, giàu tiềm năng. Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: Các DN Việt Nam nên chủ động tìm nguồn nguyên liệu thay thế nguyên liệu nhập từ Trung Quốc để phòng ngừa rủi ro trong quan hệ thương mại đôi bên. Trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc liên tục là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Năm 2013, tổng kim ngạch hai chiều đạt gần 50 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam XK sang Trung Quốc 13,320 tỷ USD và NK từ Trung Quốc là 36,960 tỷ USD. Hiện Trung Quốc xếp vị trí thứ 9 trong tổng số các nước đầu tư FDI vào Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng 7 tỷ USD. Nếu Trung Quốc ngừng NK, con số gần 37 tỷ USD chỉ chiếm 1% XK của Trung Quốc, nhưng con số hơn 13 tỷ USD lại là 28% XK của Việt Nam. Như vậy, tác động đối với Việt Nam sẽ không hề nhỏ. Do đó, DN Việt Nam nên chủ động tìm nguồn nguyên liệu thay thế. Hiện Việt Nam có mối quan hệ thương mại với hơn 200 nước, do vậy những sản phẩm chúng ta NK từ Trung Quốc hoàn toàn có thể tìm một nguồn khác thay thế. Cần phải chủ động, tỉnh táo, nắm bắt được tình hình, giảm khả năng khiến nền kinh tế đỡ bị tổn thương. H.Huệ (ghi) |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·UK to continue support for VN
- ·VN Communist Party, South Africa’s ANC to boost ties
- ·Leaders must meet more often with citizens: deputies
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·VN, Cambodia hasten land border demarcation
- ·VN Communist Party, South Africa’s ANC to boost ties
- ·Outgoing co
- ·Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·Mekong nations collaborating to boost regional development
- ·Vietnam Airlines triển khai dịch vụ check
- ·VN, Filipino presidents vow to strengthen ties
- ·PM inspects preparations for regional summits
- ·NA debates regulations to tackle bad debts
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·VN sees S Africa as leading partner
- ·NA Chairwoman delivers speech at AIPA
- ·NA reviews socio
- ·Khởi tố 7 nhân viên của nhà máy sản xuất ôtô VinFast tội trộm cắp tài sản
- ·Lawmakers assess draft law’s impact on SMEs