【ket qua bong da indonesia】Mong chờ khắc phục sạt lở
Đã hơn 2 tháng qua,ờkhắcphụcsạtlởket qua bong da indonesia kể từ khi các điểm sạt lở nghiêm trọng liên tiếp xảy ra dọc theo tuyến sông Ba Láng, chảy qua địa bàn xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống, quá trình lưu thông, nhất là đe dọa đến tính mạng của người dân, nhưng đến nay, ngành chức năng vẫn chưa triển khai khắc phục, từ đó gây nhiều bức xúc cho bà con địa phương.
Hiện người dân tại các điểm sạt lở ở xã Tân Phú Thạnh đang chờ ngành chức năng khắc phục sự cố.
Anh Nguyễn Văn Hào, một trong 4 hộ dân bị ảnh hưởng bởi đoạn sạt lở nghiêm trọng ở ấp Thạnh Lợi, xã Tân Phú Thạnh, chia sẻ: “Đã hơn 2 tháng qua kể từ khi đoạn đường trước nhà bị sạt lở, lúc nào bà con nơi đây cũng mong các ngành chức năng sớm khắc phục, bởi đây là thiên tai đặc biệt nghiêm trọng. Thế nhưng, chờ đến mòn mỏi mà không thấy tiến triển gì. Do chưa được khắc phục nên gia đình tôi cũng như những hộ xung quanh luôn sống trong tâm trạng nơm nớp lo sợ vì tình hình sạt lở đất đã áp sát cửa nhà và có nguy cơ cả căn nhà lọt xuống sông Ba Láng bất cứ lúc nào”.
Bên cạnh việc lo sợ đến tính mạng, anh Hòa còn gánh thêm nỗi lo về cơm, áo, gạo, tiền. Bởi 5 năm qua, vợ chồng anh cùng hai đứa con nhỏ sống chủ yếu bằng nghề sửa xe Honda và xe đạp, với nguồn thu nhập từ 2-3 triệu đồng/tháng. Nhưng hơn 2 tháng qua anh bị mất việc, có chăng cũng sửa một số đồ lặt vặt, nguồn thu nhập chẳng đáng là bao. Từ đó, để có tiền trang trải cuộc sống gia đình, vợ anh phải đi làm thuê bên ngoài, song cuộc sống cũng lắm vất vả. “Mong sao đoạn sạt lở trước nhà sớm được khắc phục để tôi có thể mở lại tiệm sửa xe, tạo nguồn thu nhập, nhất là lo cho 2 con đã đến ngày tựu trường” anh Hào chia sẻ thêm.
Được biết, ngay sau khi nhận được tin báo về tình hình sạt lở nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn xã Tân Phú Thạnh, UBND tỉnh cùng các ngành có liên quan và huyện Châu Thành A đã tiến hành khảo sát thực tế để sớm xác định nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết. Tuy nhiên, việc khắc phục đến thời điểm này đang bị chậm trễ được ngành chức năng lý giải là do chưa lựa chọn được phương án xử lý tối ưu nhất nhằm mang lại hiệu quả cao nhưng tiết kiệm ngân sách cho Nhà nước. Từ đó, không chỉ ảnh hưởng đến đời sống mà sạt lở còn làm cản trở trong việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân. Bởi đoạn đường bê tông rộng 3,5m vừa được đưa vào sử dụng đã nằm gọn dưới dòng sông Ba Láng.
Bà Nguyễn Thị Ngoan, cũng là hộ dân bị ảnh hưởng bởi điểm sạt lở nghiêm trọng tại ấp Thạnh Lợi, xã Tân Phú Thạnh, cho biết: “Lộ vừa làm xong chưa hết mừng thì 2 ngày sau đã bị sạt lở làm tê liệt quá trình lưu thông trong thời gian dài. Trong lúc chờ Nhà nước khắc phục, bà con đã mở con lộ tạm ở phía sau nhà để qua lại hàng ngày. Thế nhưng do trời mưa, nền lộ đất nên giờ bị sình lầy, đi lại rất khó khăn. Tội nhất là mấy cháu học sinh đã đến ngày tựu trường, mỗi khi qua đây đều bị dơ cả quần áo, thậm chí còn bị té nhào vì trơn chợt, rồi phải quay về nhà thay đồ, làm trễ nảy chuyện học hành”.
Theo bà con nơi đây, hiện mùa mưa, bão đang về, nước dưới sông Ba Láng ngày một dâng cao. Nếu tình trạng khắc phục sạt lở tiếp tục kéo dài thì nhiều vườn cây ăn trái, ao nuôi cá sẽ bị ảnh hưởng do nước tràn vào, từ đó gây thiệt hại nặng nề hơn. Thực tế, không riêng gì điểm sạt lở tại ấp Thạnh Lợi mà 2 điểm sạt lở khác ở ấp Phú Thạnh và Tân Thạnh Tây, thuộc xã Tân Phú Thạnh, cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Vì thế, chính quyền địa phương luôn mong muốn các ngành chức năng sớm có giải pháp khắc phục, giúp người dân ổn định cuộc sống.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên thông tin: Một tín hiệu đáng mừng là đến nay, các ngành có liên quan đã lựa chọn được phương án khắc phục. Dự kiến trong tuần này sẽ tiến hành triển khai nhằm ổn định cuộc sống và kịp thời giải quyết quá trình đi lại cho người dân. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng chỉ đạo chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra, rà soát lại những điểm có nguy cơ sạt lở và đề ra giải pháp ứng phó phù hợp; đồng thời, tổ chức vận động những hộ dân đang sinh sống tại những điểm có nguy cơ sạt lở cao di dời ra bên ngoài nhằm đảm bảo tính mạng và tài sản của bản thân, gia đình mình…
Điểm sạt lở ở ấp Thạnh Lợi, xã Tân Phú Thạnh, được cơ quan chuyên môn đánh giá là điểm nghiêm trọng nhất trong số 3 điểm sạt lở nguy hiểm nằm dọc theo tuyến sông Ba Láng, làm cho đoạn lộ giao thông nông thôn rộng 3,5m, dài gần 100m sụp hoàn toàn xuống sông. Sự việc xảy ra vào sáng ngày 11-6 năm nay. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
(责任编辑:Thể thao)
- ·Xây dựng Đảng vững mạnh, tạo sức bật mới, niềm tin mới!
- ·SCR tạm hoãn chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và phát hành ESOP
- ·Trao tặng 100 suất học bổng cho trẻ em khuyết tật
- ·Hỗ trợ sinh kế cho bà con nơi biên cương
- ·VPI dự báo giá xăng kỳ điều hành chiều 17/4 được điều chỉnh tăng từ 1,2
- ·Chương trình Đông Ba
- ·Hải quan Hà Nội tập trung giải pháp chống thất thu NSNN
- ·Lầm Đồng: Trốn lệnh nhập ngũ, hai thanh niên bị phạt 125 triệu đồng
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số vươn ra thế giới
- ·Trao tặng 100 suất học bổng cho trẻ em khuyết tật
- ·TP.HCM: Triều cường đạt đỉnh đêm Noel
- ·Chứng khoán hôm nay (14/7): VN
- ·Nỗ lực cao nhất để thị trường chứng khoán sớm được nâng hạng
- ·Thêm 2 kho ngoại quan ở Hải Phòng
- ·Mới yêu mà đã đòi hỏi...
- ·Bảng xếp hạng La Liga 2022
- ·Công ty TNHH Hoàng Dương bị phản ánh có nhiều sai phạm trong khai thác khoáng sản
- ·Lợi nhuận giảm và dòng tiền âm, SAM Holdings vẫn mạnh tay bảo lãnh cho công ty con
- ·Sao anh không thể chờ em thêm chút nữa
- ·Thái Bình: Tạm giữ người cha ruột dàn cảnh bắt cóc con gái để vay tiền người thân