【kqbd basel】Vị trí của Việt Nam trong TPP và với mối quan hệ các FTA khác
Việt Nam được xem là nước được dành nhiều linh hoạt nhất trong việc thực thi các cam kết khó trong TPP. Đồng thời,ịtrcủaViệtNamtrongTPPvvớimốiquanhệkqbd basel một số nước cũng đưa ra các cam kết cụ thể về hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong quá trình thực thi cam kết sau này.
Các nước đánh giá cao việc Việt Nam tham gia đàm phán TPP vì những lý do sau:
Thứ nhất, trong những năm đổi mới vừa qua, Việt Nam chứng tỏ là một quốc gia năng động, nhất quán thi hành đường lối đổi mới; nghiêm túc trong việc thực thi cam kết quốc tế; có môi trường chính trị ổn định và đang có vai trò ngày càng quan trọng trong khu vực; là một đối tác quan trọng trong hiện tại và tương lai, có thể giúp tăng ảnh hưởng của TPP.
Thứ hai, Việt Nam có quy mô dân số đáng kể, nền kinh tế phát triển năng động, hứa hẹn thị trường có sức mua lớn, là điểm đến doanh nghiệp các nước, nhất là tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Thứ ba, Việt Nam là nước đang phát triển ở trình độ thấp. Việc Việt Nam tham gia thành công vào TPP sẽ là bằng chứng thuyết phục về Hiệp định TPP thực sự quan tâm đến các nước đang phát triển (thông qua các biện pháp đa dạng để hỗ trợ một nước đang phát triển thực thi các tiêu chuẩn cao của Hiệp định). Đây là yếu tố quan trọng, giúp thu hút các nước có trình độ phát triển kinh tế chưa cao cùng tham gia vào TPP để TPP có thể mở rộng trong tương lai.
Về mối quan hệ với các FTA khác của Việt Nam: Trước năm 2010, phần lớn các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia đều trong khuôn khổ ASEAN với các nước đối tác và chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Á. Sự gần gũi về vị trí địa lý kết hợp với quan hệ thương mại tự do đã khiến trên 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam gắn với khu vực Đông Á.
Với các nước có trình độ phát triển cao và cơ cấu hàng hóa nhập khẩu có tính bổ sung cho cơ cấu hàng hóa của Việt Nam (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand), các FTA về cơ bản đem lại hiệu ứng tăng trưởng xuất khẩu như mong đợi. Với những nước có cơ cấu hàng hóa cạnh tranh với Việt Nam (như Trung Quốc, các nước ASEAN, Ấn Độ), hiệu ứng tăng trưởng xuất khẩu và giảm nhập siêu chưa được như mong muốn.
Xuất phát từ đây, việc thúc đẩy đàm phán, ký kết FTA với một số nước ở các khu vực khác có thị trường tiêu thụ lớn và cơ cấu hàng hóa xuất khẩu mang tính bổ sung cho cơ cấu hàng hóa của Việt Nam là một trong những giải pháp quan trọng giúp Việt Nam tạo dựng kinh tế thị trường cân đối, ổn định lâu dài, phục vụ cho công cuộc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với tầm nhìn đó, từ năm 2010, Việt Nam đã đồng thời đàm phán TPP và đàm phán FTA với Liên minh châu Âu, Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU - gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan), Hàn Quốc và Khối các nước EFTA (Na Uy, Thụy Sĩ, Iceland, Liechtenstein).
TPP cùng với FTA Việt Nam - EU được gọi là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đây là những Hiệp định có mức độ cam kết mở cửa thị trường cao hơn cam kết trong WTO và các FTA đã ký trước đây. Đặc biệt, TPP và FTA với EU là những Hiệp định toàn diện, cân bằng lợi ích, với những cam kết mở cửa thị trường sâu rộng cả về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở mức cao và những cam kết về thể chế kinh tế thị trường, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm công… nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh minh bạch và cạnh tranh công bằng. Các Hiệp định này còn bao gồm các nội dung tuy không phải là thương mại trực tiếp, nhưng có liên quan đến thương mại như môi trường và lao động.
Có thể thấy, Việt Nam đã chủ động và tích cực hội nhập từ khá lâu, gia nhập ASEAN từ năm 1996, tham gia Hiệp định BTA với Hoa Kỳ năm 2001, Hiệp định BIT với Nhật Bản năm 2003, gia nhập WTO vào năm 2007 và tiếp theo đó là rất nhiều hiệp định thương mại tự do với nhiều nước trong khu vực và trên thế thế giới. Gần đây nhất, trong năm 2015, Việt Nam đã ký kết thêm 2 Hiệp định FTA với Hàn Quốc và Liên minh Á - Âu, kết thúc đàm phán FTA với EU. Như vậy, nước ta không còn quá xa lạ với hội nhập kinh tế quốc tế. Tất nhiên, với tư cách là nước có trình độ phát triển thấp nhất trong TPP, Việt Nam cũng là nước sẽ gặp phải thách thức lớn nhất, nhưng cũng là nước dự kiến có được cơ hội cao nhất khi TPP được đưa vào thực thi.
TP tổng hợp
(责任编辑:World Cup)
- ·Giá thực phẩm, giá điện tăng khiến CPI tháng 7 tăng 0,45%
- ·Thể dục thể hình thu hút giới trẻ
- ·Điểm mặt những dự án giao thông lớn đang “đóng băng” tại TP.HCM
- ·Giải cờ vua truyền thống Tp.Thủ Dầu Một mở rộng: Hơn 300 vận động viên so tài
- ·Bắt đầu áp dụng tiêu chuẩn khí thải mới cho xe cơ giới tại Việt Nam vào năm 2025
- ·Phấn đấu thực hiện đúng tiến độ cao tốc Bắc
- ·Đầu tư 10.668 tỷ đồng xây 53,5 km cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài
- ·Chương trình thể dục dưỡng sinh TX.Thuận An: 345 người tham gia
- ·Nhà máy sản xuất mỹ phẩm Kachi
- ·AFC Cup 2019: Becamex Bình Dương giành chiến thắng trước PSM Makassar
- ·Giá vàng hôm nay 30/10: Vàng nhẫn lên mức kỷ lục
- ·Bóng đá Việt Nam trở lại hạng 98 thế giới
- ·Hà Tĩnh: 100% dự án đầu tư công được áp dụng đấu thầu qua mạng
- ·Chính thức khởi công đường đua Công thức 1
- ·Chi bộ Công ty Cổ phần Quản lý Vận hành Nguyễn An kết nạp 2 đảng viên mới
- ·Bộ GTVT thúc khai thác sớm đường nối Thái Bình, Hà Nam với cao tốc Cầu Giẽ
- ·Ông Elon Musk trở thành người đầu tiên trên thế giới có trên 400 tỷ USD
- ·Kon Tum chấn chỉnh các dự án chậm tiến độ
- ·Thủ tướng yêu cầu ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
- ·Giá khởi điểm đấu giá cho thuê, khai thác tài sản hạ tầng giao thông đường bộ