【kq heidenheim】Còn rất nhiều việc phải làm để vận hành thị trường tín chỉ carbon
Việc xây dựng phát triển thị trường carbon là giải pháp quan trọng đóng góp vào tiến trình giảm phát thải khí nhà kính quốc gia. Ảnh tư liệu |
Doanh nghiệp đối mặt với nhiều thách thức
Tại tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy tham gia thị trường carbon của doanh nghiệp ngành công thương” diễn ra mới đây, ông Hoàng Văn Tâm - Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công thương) đã nêu bật tính cấp bách và ý nghĩa to lớn của việc phát triển thị trường carbon.
Theo ông Hoàng Văn Tâm, việc xây dựng phát triển thị trường carbon là giải pháp quan trọng đóng góp vào tiến trình giảm phát thải khí nhà kính quốc gia. Đây còn là cơ hội huy động nguồn vốn của xã hội tham gia vào hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Mỗi một tấn CO2 đạt tiêu chuẩn của thị trường được coi là một tín chỉ carbon và được giao dịch trên thị trường.
Theo dự thảo Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam giai đoạn 2025 - 2028, thị trường carbon được triển khai thí điểm trên toàn quốc. Bắt đầu từ năm 2029, thị trường được vận hành chính thức và chuẩn bị cho việc kết nối thị trường carbon trong nước với khu vực và thế giới.
Việt Nam đang ở giai đoạn tiếp cận để xây dựng thị trường tín chỉ carbon và từng bước vận hành, do đó còn rất nhiều việc phải làm. Khung khổ pháp lý cao nhất đã có, nhưng những quy định cụ thể trong quá trình vận hành thị trường carbon vẫn đang được triển khai. Tín chỉ carbon hay hạn ngạch phát thải carbon nếu muốn đạt những tiêu chuẩn chất lượng cao đòi hỏi những quy trình kỹ thuật rất nghiêm ngặt.
Chuẩn bị cho hành trình này, hiện nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện các chương trình, dự án tạo tín chỉ carbon và trao đổi tín chỉ carbon ra thế giới trên thị trường tự nguyện, đặc biệt là tín chỉ carbon từ các chương trình, dự án theo cơ chế phát triển sạch CDM - một cơ chế hợp tác được thiết lập trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto, nhằm hỗ trợ, khuyến khích các nước đang phát triển thực hiện việc chuyển đổi năng lượng thân thiện với môi trường.
Đồng thuận với ý kiến nêu trên, ông Nguyễn Võ Trường An - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA) chỉ ra những thách thức của các doanh nghiệp khi tham gia thị trường tín chỉ carbon. Đó là về nhân lực, phương thức, tài chính và máy móc, công nghệ. "Đây là những thách thức không hề nhỏ, tuy nhiên chúng ta là thị trường tín chỉ carbon non trẻ nên có nhiều dư địa để phát triển. Vấn đề là các bên liên quan cần cùng quyết tâm và ngồi lại với nhau để tìm được mô hình thị trường hiệu quả” - ông An nói.
Nhiều cơ hội và dư địa cho doanh nghiệp Việt
PGS-TS Lương Đức Long - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam nêu thực trạng phát thải khí nhà kính trong ngành xi măng. Theo ông, ngành này đóng góp tới 80% tổng lượng phát thải khí nhà kính trong sản xuất vật liệu xây dựng. Đặc biệt, sản xuất clinke - một thành phần chính trong xi măng - là nguồn phát thải chính, chiếm hơn 90% tổng lượng CO2 phát thải.
Dư địa phát triển thị trường carbon Doanh nghiệp có cơ hội vì thị trường tín chỉ carbon của Việt Nam còn mới và non trẻ. Dư địa hiện tại về tự nhiên, về diện tích rừng, mật độ che phủ rừng còn rất nhiều. Khả năng áp dụng các công nghệ giảm phát thải trong nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa, sẽ tạo ra những bước đột phá về giảm phát thải ngay khi triển khai. Theo dự đoán của một số tổ chức quốc tế, đến năm 2030 thì riêng lĩnh vực biến đổi khí hậu, bao gồm ứng phó biến đổi khí hậu và tín chỉ carbon Việt Nam thiếu đến 150.000 nhân sự. Ông Nguyễn Võ Trường An - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ Carbon ASEAN. |
Cụ thể, 3 nguồn phát thải chính trong sản xuất xi măng gồm: từ nguyên liệu (57% - 58%), từ quá trình nung clinke (36% - 38%) và từ việc sử dụng điện (5,5% - 6%). Để giảm phát thải, các doanh nghiệp đã bắt đầu áp dụng các biện pháp giảm phát thải như sử dụng nhiên liệu thay thế, cải thiện hiệu suất năng lượng, và triển khai công nghệ thu giữ và chôn lấp CO2. Mục tiêu của ngành là giảm phát thải CO2 trên mỗi tấn xi măng xuống còn 650kg vào năm 2030 và không quá 550kg vào năm 2050.
Giải pháp được doanh nghiệp xi măng triển khai là giảm chi phí nhiên liệu để giảm phát thải, sử dụng nhiên liệu thay thế cho nhiên liệu hóa thạch, giảm chi phí điện, đồng thời thu giữ và chôn lấp CO2 trong quá trình sản xuất clinker xi măng. Tuy nhiên theo ông Long, hiện việc tính toán lượng phát thải trong ngành xi măng mới chỉ mang tính kỹ thuật mà chưa được luật hóa. Do đó, ông Long kiến nghị, cơ quan nhà nước cần đưa ra các công cụ, tiêu chuẩn tính toán, đo lường, đánh giá lượng phát thải khí nhà kính để doanh nghiệp có căn cứ tính toán.
Ở góc độ đối với các doanh nghiệp nói chung, theo ông Nguyễn Võ Trường An, bên cạnh thách thức không hề nhỏ, doanh nghiệp cũng có cơ hội vì thị trường tín chỉ carbon của Việt Nam còn mới và non trẻ. Dư địa hiện tại về tự nhiên, về diện tích rừng, mật độ che phủ rừng còn rất nhiều. Khả năng áp dụng các công nghệ giảm phát thải trong nông nghiệp, đặc biệt là canh tác lúa, sẽ tạo ra những bước đột phá về giảm phát thải ngay khi triển khai. Theo dự đoán của một số tổ chức quốc tế, đến năm 2030 thì riêng lĩnh vực biến đổi khí hậu, bao gồm ứng phó biến đổi khí hậu và tín chỉ carbon Việt Nam thiếu đến 150.000 nhân sự.
Để giải quyết toàn diện các vấn đề, ông Nguyễn Võ Trường An đề xuất việc đẩy mạnh những công cụ số, giúp các cấp, các ngành số hóa toàn diện, tiến tới có thể đo đếm, giám sát, kiểm toán carbon một cách chủ động, thay vì phụ thuộc vào quốc tế như hiện nay. Dù là thị trường carbon bắt buộc hay tự nguyện thì doanh nghiệp cũng phải biết là đang phát thải như thế nào, đang phát thải nhiều ở những quy trình nào và phải được đo đếm bằng những con số cụ thể.
Học hỏi kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam Đối với các quy định về kiểm kê, thẩm định, đo đạc, báo cáo và thẩm định (còn gọi là MRV), các chuyên gia kinh tế đề xuất, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cần tham khảo những thị trường đã vận hành thành công như EU, Trung Quốc, Mỹ. Từ đó, tùy chỉnh theo điều kiện của Việt Nam để doanh nghiệp có thể tiếp cận từ đơn giản nhất trước khi nâng cao dần theo thời gian. Do đó, doanh nghiệp cần đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế để phát triển những bộ công cụ đo đếm. Một doanh nghiệp muốn làm một dự án tín chỉ carbon chỉ cần đưa dữ liệu vào tính toán, sau đó xây dựng biện pháp can thiệp. Chia sẻ về thị trường carbon, ông Hoàng Văn Tâm, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công thương) cho biết, để vận hành được thị trường này các quốc gia trên thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn rất dài để phát triển thì mới có được kết quả. Lấy ví dụ về Indonesia. Vào tháng 12/2023, quốc gia này đã vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon đầu tiên của Chính phủ ở khu vực Đông Nam Á. Việt Nam có thể học hỏi và trao đổi kinh nghiệm từ những mô hình này. Cho đến nay Việt Nam đang ở giai đoạn tiếp cận để xây dựng và từng bước vận hành. Đến nay, Việt Nam đã có những căn cứ pháp lý quan trọng như Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Trong đó, giao cụ thể nhiệm vụ cho các bộ, ngành liên quan để xây dựng, vận hành thị trường carbon ở Việt Nam thời gian tới. Điều Việt Nam còn thiếu hiện nay là những quy định cụ thể. Trong lúc chờ các văn bản hướng dẫn, tổ chức, cá nhân cần nhận thức rõ 2 trụ cột. Một là, hạn ngạch phát thải carbon. Dự kiến, những cơ sở phát thải lớn sẽ được Chính phủ giao hạn ngạch đến từng nhà máy. Hai là, tín chỉ carbon. Đây là sản phẩm từ rất nhiều hoạt động trong xã hội đóng góp và tạo ra để có thể mua bán trên thị trường. Với tỷ lệ che phủ rừng 42%, lâm nghiệp được kỳ vọng giúp Việt Nam phát triển mạnh mẽ thị trường carbon. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chồng quá mẫu mực thì vợ chăm cặp bồ
- ·Gặp mặt cựu cán bộ, chiến sĩ Trường Sơn chống Mỹ cứu nước
- ·Đắk Nông: Doanh nghiệp chăn nuôi lợn vi phạm xả thải ô nhiễm môi trường bị xử phạt 1 tỷ đồng
- ·Sản phẩm sữa nhập khẩu phải kiểm dịch
- ·Trồng khoai lang trên đất ruộng cho thu nhập cao
- ·Chứng khoán hôm nay (29/3): VN
- ·Phát triển phong trào đọc sách trong thanh thiếu nhi
- ·Tránh mắc vào cạm bẫy
- ·Năm 2023: Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước cơ bản vượt kế hoạch
- ·Chứng khoán sẽ hồi phục khi chính sách hỗ trợ “ngấm” vào thực tiễn
- ·Tiến độ và lợi ích nút giao An Phú đối với The Global City
- ·Triển khai luật, nghị quyết phù hợp với thực tiễn của địa phương
- ·Chủ động nắm bắt tình hình, phối hợp giảm nghèo bền vững
- ·Hụt Messi, Al
- ·Nâng cao ý thức của người dân trong phân loại rác tại nguồn
- ·Vụ tấn công trụ sở xã ở Đắk Lắk: Giám đốc Công an tỉnh thông tin đã tạm giữ 74 đối tượng
- ·Lúa đã xanh trên những triền đồi
- ·An ninh, trật tự tỉnh Đắk Lắk đã trở lại bình thường, thêm 1 đối tượng tự thú
- ·Giá heo hơi hôm nay 1/8/2023: Sẽ có bất ngờ trong tháng mới
- ·Phát huy sức trẻ trong lực lượng vũ trang