【tỷ số bóng đá ngày hôm nay】'Ngoại Thủy' của những trẻ em nghèo ở TP.HCM
Đến khu phố 5,ạiThủycủanhữngtrẻemnghèoởtỷ số bóng đá ngày hôm nay phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức, TP.HCM hỏi nhà bà Trần Thị Thu Thủy (SN 1956) hầu như người nào cũng biết. Chị Dung, người bán hàng tạp hóa ở đây, chia sẻ, bà Thủy nấu đồ ăn phát cho người nghèo đã hơn 10 năm.
Năm 2013, bà mở lớp học tình thương, vận động những đứa trẻ cá biệt, con nhà nghèo, mắc chứng tự kỷ, tăng động của khu phố đến lớp học. “Không chỉ dạy tụi nhỏ biết viết, biết đọc, bà xin cho mấy đứa nhỏ đi học ở trường. Giờ có em học đến lớp 10 rồi”, chị Dung nói.
Tranh thủ thời gian rảnh, bà Thủy làm các món chân gà ngâm sả tắc, gà xé lá chanh, muối củ kiệu… bán kiếm thêm chi phí để duy trì lớp học tình thương. “Bây giờ, lớp học có một số mạnh thường quân hỗ trợ nhưng tôi vẫn muốn tự kiếm thêm”, bà Thủy nói.
Bà Trần Thị Thanh Thủy. |
Bà Thuỷ quê ở Vĩnh Long. Năm 1973, bà lên TP.HCM học ngành sư phạm mầm non. Ra trường, bà đi dạy một vài năm. Sau đó, một tai nạn khiến bà bị liệt chân phải, buộc bà phải từ bỏ công việc.
Khi sức khỏe ổn định hơn, bà mở sạp bán rau củ, làm thêm các món ăn vặt bán kiếm sống. Sau này, bà dọn về phường Bình Trưng Đông mưu sinh bằng nghề bán cơm. Với sự khéo léo, dễ gần, bà được bầu làm phó ban điều hành khu phố 5.
Khu phố 5 có nhiều nghĩa trang hình thành từ trước năm 1975. Bà Thủy cho biết, trước đây, nơi này có nhiều tệ nạn xã hội. Khi mới làm phó ban điều hành khu phố, bà đến từng ngả đường, tổ dân phố tìm hiểu cuộc sống người dân và làm quen với họ.
“Khu phố có nhiều gia đình nhập cư nghèo. Con của những hộ này không được đi học. Hằng ngày, các cháu đi lang thang ngoài nghĩa trang để lấy đồ cúng, trái cây để ăn, dư thì đem bán kiếm tiền. Có cháu nghiện game, theo nhóm người lớn vào nghĩa trang làm chuyện xấu”, bà Thủy kể.
Bà Thủy nắm tay chỉ cho học trò vẽ. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Bà Thuỷ tìm cách tiếp cận, nhẹ nhàng nói chuyện rồi đưa các em về nhà. Bà cắt tóc, tắm rửa, nấu cơm, mua quà bánh... cho các em ăn. Khi hiểu rõ câu chuyện của các em hơn, bà quyết định mở lớp học tình thương, dạy 3 buổi mỗi tuần cho những đứa trẻ này.
Được sự đồng ý của UBND phường Bình Trưng Đông, bà dùng trụ sở khu phố 5 mở lớp dạy học. Ban đầu, lớp chỉ có 5-7 em, giáo viên là bà và một người nữa trong khu phố.
“Các em ham chơi hơn học. Ngày mới đến lớp, mặt đứa nào cũng phụng phịu, quậy phá. Tôi phải tổ chức các trò chơi, rồi kể chuyện, múa hát cho các cháu quen dần với lớp”, bà nhớ lại những ngày mới mở lớp.
Học trò của bà Thủy đủ mọi lứa tuổi, nhưng đều có điểm chung là không biết chữ, vì vậy, bà dạy từ những điều căn bản nhất. Ngoài ra, bà còn dạy các em điều hay lẽ phải, dạy đọc sách, làm việc tốt. Dần dần, đám học trò của bà thích đi học, trở nên lễ phép hơn. Chúng líu lo gọi bà là “ngoại Thủy”.
Với những bé viết còn yếu, bà Thủy sẽ ân cần cầm tay hướng dẫn. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Tiếng lành đồn xa, các phụ huynh trong khu phố lần lượt mang con đến lớp bà Thủy gửi. Nhiều giáo viên, sinh viên ở nơi khác biết tin cũng đến xin bà cho giúp một tay.
Đến nay, lớp học tình thương của bà Thủy đã dạy gần 70 học trò. Hiện tại, lớp có 37 bé đang theo học. Những bé có học lực tốt, bà gửi các em đến trường cấp I, cấp II, cấp III ở phường để các em tiếp tục học văn hóa.
Phụ huynh của lớp tình thương toàn là người nhập cư, làm nghề xe ôm, bán dạo, mua ve chai, giúp việc… Để họ yên tâm kiếm tiền nuôi con ăn học, bà thành lập câu lạc bộ giúp việc nhà, nhóm phụ nữ học nghề thắt nơ, làm bánh…, tạo công ăn việc làm cho họ.
Ai cần phương tiện làm ăn, bà bỏ tiền túi hoặc kết nối các nhà hảo tâm giúp đỡ. “Cha mẹ bọn trẻ có kinh tế mới yên tâm cho con đi học được”, bà Thủy nói.
Bà cùng với các chị em phụ nữ trong phường còn thành lập bếp ăn tình thương. Hằng ngày, họ nấu các phần ăn, phát cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong khu phố. Đám học trò vừa được đi học vừa được ăn no nên đứa nào cũng thích.
Ngoài việc được dạy viết chữ, kỹ năng sống, các em còn được bà nấu cơm cho ăn. Ảnh: Nhân vật cung cấp |
Vợ chồng chị Ngân (37 tuổi, quê Đồng Nai) đến phường Bình Trưng Đông sống hơn 15 năm qua. Chị đi làm giúp việc, chồng làm thợ hồ. Sau khi sinh 4 con, cuộc sống của vợ chồng chị ngày càng khó khăn hơn.
Biết hoàn cảnh của chị, bà Thuỷ đến phòng trọ hỏi thăm, động viên, tìm việc làm thêm cho chị. Với 3 bé lớn con chị, bà Thủy đưa đến lớp học tình thương cho học chữ.
“Con gái lớn của tôi năm nay học lớp 10. Hai đứa kế cũng được bà Thủy cho đi học ở trường. Cũng nhờ bà Thủy giúp, các con được giảm học phí, tham gia bảo hiểm và nhiều hoạt động khác ", chị Ngân kể bằng giọng biết ơn.
8 năm mở lớp học tình thương, gieo con chữ cho những lứa học trò, niềm vui bà Thủy nhận được là thấy học trò của mình thích đi học, lễ phép với người lớn, luôn miệng gọi bà là "ngoại Thủy". Một số học trò của bà đang là những cô cậu học sinh cấp II, cấp III.
Tuy nhiên, cũng có những câu chuyện của học trò làm bà thấy thương, suy nghĩ rất nhiều. Đó là câu chuyện về hai đứa trẻ theo học lớp tình thương được 3 năm thì ba mẹ không cho học nữa. Tìm hiểu, bà biết được, cha mẹ hai bé nợ nần nên phải bỏ đi nơi khác sống. Hai đứa trẻ phải bỏ học theo cha mẹ đi lang thang.
"Hai đứa biết số điện thoại của tôi, lâu lâu nhớ thì gọi. Có lần, hai đứa gọi cho tôi nói chuyện thì bị mẹ phát hiện, chúng phải vội vàng tắt máy đi", bà Thủy nói với giọng buồn buồn.
Bà cũng nhớ câu chuyện của một nữ sinh bị bệnh nên 16 tuổi mới chỉ học tiểu học. Cô bé cao lớn, xinh đẹp và thông minh. Sau khi học ở lớp được một thời gian, thấy cô học trò có nhiều tiến bộ, bà xin cho bé học ở trường cấp I tại phường Bình Trưng Đông.
"Ở lớp này, các học trò đều có hoàn cảnh đặc biệt nên hòa đồng, yêu thương nhau. Đi học ở trường, bé bị các bạn cùng khóa chọc ghẹo: "Chị lớn rồi phải mặc áo dài sao lại mặc đồng phục của tụi em". Gặp tôi, con bé khóc, nói không đi học học ở trường nữa", bà Thủy nói.
Bà Thủy phải động viên, kể những câu chuyện của các học sinh vươn lên từ hoàn cảnh khó khăn cho em nghe. Sau đó, cô học trò 16 tuổi đã chịu đi học lại, nhưng vẫn chưa thôi buồn chuyện mình bị bạn chọc ghẹo.
"Chuyện của con bé mới xảy ra đây thôi. Sắp tới, tôi sẽ đến trường, gặp hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm nói chuyện để cùng nhau tìm cách giải quyết", bà Thủy chia sẻ.
Hầu hết học trò của bà đều có hoàn cảnh đặc biệt hoặc bị bệnh tự kỷ, tăng động. Khi đi học lớp tình thương, các em có cùng hoàn cảnh nên chơi với nhau hòa đồng.
Khi được bà gửi đến trường, các em sẽ bỡ ngỡ, không theo kịp các bạn hoặc đi học không đúng tuổi sẽ bị bạn trêu chọc. Bà chỉ mong các thầy cô, phía nhà trường tạo điều kiện, giúp đỡ, để các em tự tin hơn.
Xem thêm video: Người phụ nữ nặng lòng với chó mèo hoang, làm xe lăn cho thú cưng bị tật
Người thợ hồ mất sạch tiền khi về quê ăn Tết xin không nhận thêm giúp đỡ
Đang ngồi trên xe khách để về quê đón Tết, người đàn ông bật khóc nức nở khi phát hiện bị mất toàn bộ số tiền tích góp suốt 1 năm vất vả làm thợ hồ.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Phó chủ tịch xã kể giây phút người chồng tử vong khi cứu vợ con bị nước cuốn
- ·Phường Lái Thiêu: Phát triển xứng tầm đô thị trung tâm
- ·Thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
- ·Tai nạn giao thông giảm 3 tiêu chí
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Những cách làm hay, sáng tạo trong học tập, làm theo Bác
- ·Gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động
- ·Chủ động phòng ngừa, kéo giảm tai nạn giao thông
- ·Galaxy Tab S2 siêu mỏng nhẹ ra mắt ấn tượng tại Việt Nam
- ·Phòng, chống hiệu quả tội phạm đường phố
- ·Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- ·Phát động chương trình phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa năm học 2023
- ·Tinh gọn bộ máy
- ·Làm giàu từ cây bưởi da xanh
- ·Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- ·Xuân ấm áp, trọn nghĩa tình
- ·Tập trung triển khai lập đề án đề nghị công nhận đô thị loại II
- ·"Săn" học bổng du học các nước, IDP là lựa chọn đáng cân nhắc
- ·Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- ·Sức dân ở một khu phố