【trực tiếp bóng đá hôm nay manchester city】Hành lang pháp lý cho quản lý, sử dụng quỹ nhà, đất chuyên dùng
Hoàn thiện cơ chế để quản lý,ànhlangpháplýchoquảnlýsửdụngquỹnhàđấtchuyêndùtrực tiếp bóng đá hôm nay manchester city khai thác hiệu quả nhà, đất chuyên dùng Xem xét giảm bớt điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất |
Các tổ chức quản lý, kinh doanh nhà đang quản lý 87,6 nghìn cơ sở nhà, đất chuyên dùng. Ảnh minh họa: ST |
Lúng túng trong quản lý, sử dụng
Theo Bộ Tài chính, mặc dù pháp luật chuyên ngành có quy định về nguyên tắc quản lý chung cho tài sản công là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước nhưng chưa có quy định riêng đối với việc quản lý, sử dụng và khai thác quỹ nhà, đất chuyên dùng nên trên thực tế, các địa phương còn lúng túng trong công tác quản lý, vận hành, khai thác và xử lý.
Bên cạnh đó, nhiều cơ sở nhà, đất sau khi thu hồi hoặc chuyển giao về địa phương quản lý chưa thể xử lý được ngay do phải điều chỉnh quy hoạch nên bị bỏ trống, lãng phí, trong khi nhu cầu thuê rất lớn, đặc biệt là cho thuê để thực hiện các chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực xã hội hóa. Vì vậy, việc xây dựng nghị định của Chính phủ nhằm tạo lập hành lang pháp lý cho việc quản lý, sử dụng và khai thác quỹ nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác góp phần quản lý chặt chẽ, khai thác có hiệu quả nhà, đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Về những bất cập trong quản lý, sử dụng và khai thác quỹ nhà, đất chuyên dùng, Bộ Tài chính cho biết, việc hình thành quỹ nhà chuyên dùng được bắt nguồn từ việc tiếp quản các quỹ nhà sau giải phóng Thủ đô và giải phóng miền Nam. Quỹ nhà thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân, sau đó Nhà nước giao cho các tổ chức quản lý, kinh doanh nhà quản lý để cho thuê. Một phần nhà, đất được hình thành sau này do tiếp nhận quỹ nhà, đất dôi dư khi Nhà nước thực hiện sắp xếp, xử lý lại của các cơ quan, tổ chức thuộc nhà nước, hoặc tiếp nhận từ các chủ đầu tư giữ lại, bố trí cho các đơn vị của tỉnh, thành phố sử dụng, cho các tổ chức, cá nhân thuê để sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, loại hình “Tổ chức quản lý, kinh doanh nhà”, phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức này, phương thức khai thác, xử lý nhà, đất… hiện còn có sự khác nhau giữa các địa phương.
Tại Hà Nội, chính quyền Thành phố đã giao cho đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Xây dựng, UBND 2 quận/thị xã, 2 doanh nghiệp (100% vốn nhà nước) quản lý cho các tổ hợp tác, hợp tác xã, tổ chức kinh tế của nhà nước thuê hoặc bố trí cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức sử dụng. Trong khi đó, tại TPHCM, trước ngày 6/6/2013, công tác quản lý nhà cũ thuộc sở hữu nhà nước được giao cho Sở Xây dựng, UBND các quận/huyện, Công ty TNHH MTV quản lý, kinh doanh nhà thành phố và các Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận/huyện làm đơn vị quản lý, giữ hộ Nhà nước. Từ năm 2007, với chủ trương xây dựng mô hình tập trung thống nhất một đầu mối quản lý toàn bộ và quỹ nhà, đất thuộc sở hữu toàn dân do địa phương quản lý, UBND Thành phố đã thành lập Trung tâm Quản lý nhà và giám định xây dựng (thuộc Sở Xây dựng), để tiếp nhận toàn bộ quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước của Thành phố để quản lý vận hành.
Không thành lập mới tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà
Dự thảo Nghị định quy định, việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng vào mục đích để ở thì giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương quản lý, khai thác. Đối tượng áp dụng của Nghị định này là UBND cấp tỉnh, cơ quan giúp UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực này, Tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Trong đó, để bảo đảm quỹ nhà, đất được quản lý chặt chẽ, bảo đảm tính chất “công”, Dự thảo quy định Tổ chức được giao quản lý, khai thác quỹ nhà, đất này phải là đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế hoặc doanh nghiệp hiện có do UBND cấp tỉnh nắm giữ 100% vốn điều lệ. Đặc biệt, Dự thảo quy định không thành lập mới tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà; việc giao tài sản được thực hiện theo hình thức ghi tăng tài sản, không ghi tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Liên quan đến các nguyên tắc quản lý, sử dụng, khai thác quỹ nhà, đất chuyên dùng, về nguyên tắc việc quản lý, sử dụng và khai thác nhà, đất giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà, Dự thảo yêu cầu phải đảm bảo hiệu quả, giải quyết nhu cầu về nhà, đất phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt; công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Việc giao nhà, đất cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà quản lý, khai thác được thực hiện theo hình thức ghi tăng tài sản và giá trị tài sản, không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Cũng theo dự thảo Nghị định, tổ chức, cá nhân được thuê nhà phải chấp hành nghiêm quy định của pháp luật và hợp đồng ký kết; nộp tiền thuê đầy đủ, đúng hạn, trả lại nhà, đất khi hết thời hạn thuê hoặc để xử lý theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
Về hình thức quản lý, khai thác nhà, đất, Dự thảo quy định 3 hình thức quản lý, khai thác là: cho thuê nhà; bố trí cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tạm thời; quản lý theo nguyên trạng trong thời gian chờ thực hiện xử lý nhà, đất theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào loại nhà, đất và yêu cầu quản lý trong từng giai đoạn, địa phương sẽ quyết định hình thức cụ thể nhằm quản lý chặt chẽ, khai thác hiệu quả nhất.
Theo Bộ Tài chính, tổng hợp báo cáo của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tình hình quản lý, sử dụng và khai thác quỹ nhà, đất giao cho tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương cho thấy, hiện có 31 địa phương có quỹ nhà, đất giao cho tổ chức quản lý, kinh doanh nhà. Các tổ chức quản lý, kinh doanh nhà hoạt động dưới nhiều mô hình khác nhau (doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, cơ quan nhà nước) đang thực hiện quản lý tổng số 87.664 cơ sở nhà, đất với tổng diện tích đất là 23.706.619m2, tổng diện tích sàn là 5.237.139,6m2.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
- ·Chủ dự án điện khí 4 tỷ USD chờ được hỗ trợ
- ·Bảo vệ “rốn cát” ở suối Tà Mòn
- ·Tháo gỡ khó khăn cho dự án Bệnh viện Quốc tế TTH Đông Hà
- ·Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- ·EU đề xuất các nhà sản xuất phải tạo điều kiện để người dùng tự thay thế pin
- ·Đà Nẵng đấu giá khu “đất vàng” gần cầu sông Hàn
- ·Như cánh chim không mỏi…
- ·Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- ·TP.Tân Uyên: Thăm hỏi, động viên các gia đình bảo vệ dân phố trong vụ tai nạn
- ·Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- ·Dựa vào dân
- ·Sandbox trong phát triển đường sắt đô thị
- ·TP.HCM kết thúc nghiên cứu khả thi tuyến metro nối vào sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- ·Đầu năm, khí thế lao động khẩn trương, nghiêm túc
- ·Quảng Ngãi đề nghị chuyển đổi hơn 17 ha đất trồng lúa để làm dự án 7.100 tỷ
- ·Lan tỏa phong trào “Cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh gương mẫu bảo đảm an toàn PCCC&CNCH”
- ·Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- ·Tập huấn nâng cao năng lực cho nữ lãnh đạo, quản lý