【vilich 2024 lịch thi đấu】Cô giáo mê sửa gấu bông, bật khóc trước vị khách đặc biệt
Giảng viên thành “bác sĩ” thú nhồi bông
Đều đặn,ôgiáomêsửagấubôngbậtkhóctrướcvịkháchđặcbiệvilich 2024 lịch thi đấu cứ đến 13h mỗi ngày, chị Huỳnh Thị Anh Chi (33 tuổi, quận Phú Nhuận, TP.HCM) lại ngồi vào chiếc bàn nhỏ cạnh khung cửa sổ để sửa chữa thú nhồi bông cho khách hàng.
Chị Chi say sưa làm việc cho đến tận đêm khuya. Hứng thú từ công việc giúp chị không cảm thấy mệt mỏi.
Trước khi mở dịch vụ sửa chữa thú nhồi bông, chị Chi làm trưởng bộ phận buồng của một khách sạn 3 sao. Trong một lần tình cờ nhìn thấy gấu bông bị bỏ ngoài đường, chị liền nghĩ đến việc sửa chữa thú nhồi bông bị hư hỏng.
Chị Chi chia sẻ: “Quê tôi ở Bảo Lộc, Lâm Đồng, xứ của đan móc len, thêu thùa, may vá. Từ năm lớp 6, tôi đã biết móc len, móc sợi, khâu cột tóc, tự sửa gấu bông của mình. Mới đầu, tôi chỉ khâu vá những chỗ rách. Trong quá trình làm, tôi sáng tạo thêm”.
Ở quê, chị Chi có hẳn một chiếc giường chất đầy thú nhồi bông, trong đó có con mua từ hồi 4 tuổi. Ngày đó hiếm đứa trẻ nào có gấu bông cho nên khi thấy chị Chi ôm gấu đi khắp xóm, bọn trẻ con cứ chạy theo ngưỡng mộ.
Đến khi học đại học, chị Chi thích mua lại các thú nhồi bông cũ, đem về nhà tắm giặt cho sạch sẽ rồi khâu vá cho thật khéo.
Dù rất thích sửa chữa gấu bông nhưng mãi đến tháng 11/2015, chị Chi mới lập Fanpage mở dịch vụ sửa chữa thú nhồi bông.
Ba năm sau, chị Chi không làm việc ở khách sạn mà đi dạy về du lịch ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn TP.HCM. Hiện tại, chị Chi vừa đi dạy vừa nhận sửa gấu bông.
Nữ giảng viên tự nhận bản thân có “máu nghệ thuật” nên thích làm việc khi có hứng thú. Việc sửa chữa thú nhồi bông đối với chị không chỉ đơn thuần là khâu vá, thay bông, tắm giặt… mà còn là thổi hồn cho “bệnh nhân” sống lại một cách sống động.
Tuy nhiên, với các công đoạn lặp đi lặp lại như tắm giặt, thay bông… chị có thể làm theo phương pháp khoa học mà không cần cảm xúc.
“Bình thường, tôi may gấu không có bông bên trong nhưng thấy làm kiểu đó gấu không có hồn, tôi chuyển sang sửa sống trên nền thú bông”, chị Chi cho biết.
Lúc đầu, nữ giảng viên đưa ra phí sửa chữa thú nhồi bông theo cảm hứng. Về sau, thấy việc này không công bằng với mọi người, chị lập ra bảng giá cho từng loại dịch vụ như: sửa vết thương, thay bông, tắm giặt…
Khách hàng tìm đến dịch vụ sửa chữa thú nhồi bông khá nhiều. Thế nhưng, thu nhập mà chị Chi có được chỉ đủ sống và thực hiện một số hoạt động thiện nguyện.
Trong khi đó, ở Nhật, dịch vụ này có mức phí rất cao. Họ có hẳn bệnh viện dành cho thú nhồi bông. Mỗi lần khám có giá khoảng 800.000 đồng, khâu 1cm là 20.000 đồng, thay bông thì khoảng 2 triệu đồng. Ngoài ra, họ còn tính tiền viện phí trong những ngày giữ gấu bông để sửa chữa.
Chị Chi chia sẻ: “Tôi không quá nặng nề việc kiếm thật nhiều tiền. Nhiều lúc, tôi báo giá với khách cao nhưng lúc trả hàng lại lấy giá thấp, tùy cảm xúc của mình. Khách quen thì tôi chẳng cần báo giá, bao nhiêu họ cũng đồng ý, miễn sao sửa thật đẹp”.
Ở thời điểm này, nữ giảng viên chưa có ý định lập gia đình. Chị đang ở nhà thuê và sống cùng 2 con mèo. Vì vậy, chị không chịu áp lực phải kiếm thật nhiều tiền lo cho gia đình.
Thậm chí, bất cứ khi nào chị cũng có thể trở về quê, ở đó mẹ đã để dành cho chị một ngôi nhà nhỏ. Bởi vậy, chị chỉ mong dành dụm được một khoản đủ để dưỡng già, chứ không mong giàu có.
Chữa lành gấu bông rách nát, cháy đen…
Nhiều lý do khiến chị Chi không quan trọng kiếm tiền từ dịch vụ sửa chữa thú nhồi bông, trong đó có niềm vui mà nghề mang lại.
Mỗi lần thấy thú bông được sửa chữa đẹp đẽ, khách hàng thường chụp ảnh, quay clip con của họ vui mừng gửi cho chị. Cảm giác hạnh phúc ấy không tiền bạc nào có thể thay thế.
Tiếp xúc với nhiều khách hàng, chị biết có người xem thú bông như bạn, tri kỷ để trò chuyện. Thậm chí, một số em nhỏ xem như báu vật, không thể thiếu trong từng giấc ngủ.
Nhiều khách hàng ở các tỉnh xa, thậm chí ở Hà Nội cũng gửi thú nhồi bông, nhờ chị sửa chữa. Dù mất chi phí cao, thời gian chờ đợi khoảng nửa tháng nhưng họ không quá bận tâm.
Nhắc đến kỷ niệm đáng nhớ của nghề, chị Chi rơi nước mắt: “Có con gấu bông trị giá chỉ vài chục nghìn đồng nhưng họ sẵn sàng bỏ ra mấy trăm nghìn để sửa. Có con rách nát đến mức không còn gì mà vẫn mang đi sửa chỉ bởi đó là kỷ vật của bà ngoại, mẹ… đã mất. Có khách sáng mới đưa đến tiệm, chiều đã hỏi sửa xong chưa với lý do con họ không có “em” sẽ không ngủ được…”.
Con thú nhồi bông đầu tiên được chị Chi sửa cách đây hơn 5 năm. Người khách này là một du học sinh, mỗi năm đều đến nhờ chị sửa đúng một con thỏ bông. Chị sửa thỏ bông được 3 lần thì từ chối không sửa nữa. Thỏ bông đã quá nát, không thể sửa được nữa.
“Thực ra, lúc đó, kỹ năng của mình chưa cao, chỉ mới biết may, tắm rửa, thay bông. Bây giờ, mình biết may tay, đắp da mới, sửa vết thương…”, chị Chi bộc bạch.
Sau thời gian không liên lạc, mới đây, người khách này nhắn tin trò chuyện với chị. Nữ giảng viên mới đề nghị khách đem thỏ bông đến sửa. Vị khách ấy kể với chị rằng, thỏ bông gắn bó với mình được 24 năm. Mặc dù, người này có nhiều gấu bông khác nhưng bạn không thích, đi đâu cũng mang theo thỏ bông.
Nhiều con gấu ghiền của các em nhỏ được cha mẹ mang đến cho chị Chi trong tình trạng rách bươm hoặc cháy đen. Họ năn nỉ chị sửa giúp, bởi không có gấu con của họ sẽ thức trắng.
Chị Chi thừa nhận mình trở nên “mít ướt” hơn từ lúc làm nghề sửa chữa thú bông. Nhiều hoàn cảnh, câu chuyện khiến chị vừa nhận gấu đã khóc nức nở.
Người phụ nữ này nhớ: “Có một bạn, nhà bị cháy. Lúc về nhà, bạn ấy chạy thẳng vô phòng, vạch đống đổ nát chỉ để lấy đúng con thú bông. Ngay sau đó, bạn chạy đến nhà tôi với con gấu cháy đen trên tay”.
Khi biết câu chuyện phía sau, chị Chi nhận sửa cho bạn này hoàn toàn miễn phí. Đó không phải là trường hợp duy nhất, nhiều lần khác chị cũng nhận sửa miễn phí.
Ngoài kỷ niệm cảm động, chị Chi cũng nhận được những lời đề nghị di dời gấu bông khổng lồ.
Nhiều lúc chị giật thót khi đang cắt con gấu brown cao khoảng 2m thì khách hàng tiết lộ nó có giá trị rất lớn. Thế nhưng, chị chỉ mất 38 tiếng đồng hồ để di chuyển con gấu khổng lồ. Dù trước đó, gấu được chuyên gia nước ngoài thi công trong 3 tháng.
Hiện tại, nữ giảng viên đang ấp ủ một chương trình thu gom thú bông cũ để tặng cho trẻ mồ côi. Chị hy vọng các em có được một người bạn thân sẻ chia vui buồn trong cuộc sống.
(责任编辑:World Cup)
- ·Tự ti khi có người yêu giàu
- ·Quảng Ninh tops public administration reform, satisfaction indexes
- ·Việt Nam, US to enhance agricultural cooperation
- ·Việt Nam, Cuba to cooperate in researching anti
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc 15 ngày đầu tháng 10/2012
- ·Appeal trial begins on land use case involving former Đà Nẵng leaders
- ·VE Day: What does it mean for Vietnam?
- ·Vietnamese, Russian defence ministries work together to fight COVID
- ·Cưới vội giờ muốn bỏ cho xong...
- ·Việt Nam to better protect citizens in local countries
- ·Thanh tra Chính phủ 4 lần 'bảo', UBND TT
- ·Party, State leaders, parliamentarians commemorate President Hồ Chí Minh
- ·Law on international agreements and thrift practice report debated by NA deputies
- ·Appeal trial begins for MobiFone
- ·Tiếng khóc đuối sức của bé 1 tuổi cần được mổ tim
- ·Appeal trial begins for MobiFone
- ·Việt Nam calls for int’l co
- ·Party Central Committee handles personnel matters on fourth working day of 12th plenum
- ·Thỏa đam mê, tăng thu nhập với cửa hàng hoa
- ·Việt Nam calls for settlement of vicious cycle of conflicts, food insecurity