【giao hữu các câu lạc bộ hôm nay】Nền tảng Make in Vietnam đặt mục tiêu vươn mạnh ra thị trường Đông Nam Á
akaBot là nền tảng Make in Vietnam được Bộ TT&TT giới thiệu và bảo trợ nhằm giúp các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội chuyển đổi số,ềntảngMakeinVietnamđặtmụctiêuvươnmạnhrathịtrườngĐôngNamÁgiao hữu các câu lạc bộ hôm nay nhằm phục vụ cho Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 6/2020.
akaBot là nền tảng Make in Vietnam duy nhất được nhắc tên trong loạt báo cáo về mảng RPA và tự động hóa trên toàn cầu
Đây là giải pháp tự động hóa quy trình nghiệp vụ (RPA) cho doanh nghiệp với các “trợ lý robot ảo” có khả năng mô phỏng thao tác của con người, giúp thực hiện các tác vụ lặp đi lặp lại với số lượng lớn. Với công nghệ lõi là RPA, akaBot có khả năng tích hợp AI (trí tuệ nhân tạo) và OCR (công nghệ nhận dạng ký tự quang học) để xây dựng giải pháp tự động hóa thông minh toàn diện, đảm bảo không xâm lấn hệ thống CNTT hiện tại và có thể tương tác với tất cả các phần mềm doanh nghiệp như Word, Excel, SAP, Web… AkaBot bắt đầu được FPT cung cấp ra thị trường từ năm 2018.
Sau khi được Bộ TT&TT giới thiệu và bảo trợ vào năm 2020, kể từ đó akaBot đã không ngừng cải tiến công nghệ và cho ra mắt thành công một loạt các bot hỗ trợ cho doanh nghiệp nhanh chóng, dễ dàng sử dụng cài đặt như Ubot Invoice (xử lý hóa đơn), Ubot meeting (giải pháp tổ chức đại hội cổ đông trực tuyến và biểu quyết trực tuyến), Timekeeper (giải pháp đo đạc quản lý chất lượng dịch vụ). Tất cả sản phẩm đều đã được thương mại hóa thành công, ví dụ Ubot invoice ngay trong 8 tháng ra mắt đã có hơn 100 doanh nghiệp khách hàng
Đến nay akaBot đã có tổng số hơn 200 khách hàng ở các lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, Bán lẻ, Sản xuất, Logistics. Đáng chú ý trong 2021, akaBot đã hợp tác thành công cùng hơn 30 ngân hàng và tổ chức tài chính tại Việt Nam về tự động hóa vận hành (chiếm khoảng 15% trên tổng số ngân hàng trong nước hiện nay). Nền tảng này cũng đưa ra các chương trình hỗ trợ cho khách hàng như tặng voucher “Gói dịch vụ tự động xử lý dữ liệu 1000 hóa đơn” với giải pháp phần mềm UBot Invoice, hay miễn phí triển khai tự động 01 quy trình tiêu chuẩn với trị giá lên đến 3.000 USD cho mỗi doanh nghiệp.
Một trong những khách hàng đưa nền tảng akaBot vào ứng dụng đáng chú ý là Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank). Với định hướng ngân hàng tiên phong về công nghệ, TP Bank bắt đầu công cuộc số hóa với việc thay đổi các nền tảng công nghệ, các quy trình vận hành nằm sâu trong lõi. Nhờ quá trình tự động hóa và số hóa ngân hàng, TP Bank đã gặt hái được nhiều “trái ngọt”: Tiết kiệm 60% thời gian giải ngân vay, 30 - 60% thời gian giao dịch tại quầy, trở thành ngân hàng ứng dụng mạnh mẽ nhất RPA với tốc độ golive ấn tượng 5 Bot/tuần, được The Asian Banker trao giải "Ngân hàng tự động hóa quy trình tốt nhất Việt Nam" năm 2020.
Với việc phát triển nhanh chóng như trên, số lượng nhân sự của akaBot cũng tăng trưởng gấp đôi so với trước đây với tổng số 110 người, có nhân sự hiện diện tại các tỉnh thành trong nước và các quốc gia trong khu vực, cụ thể là Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ chí Minh , Philipine, Ấn Độ.
Và đáng chú ý, akaBot đến nay là sản phẩm Make in Vietnam duy nhất được nhắc tên trong loạt báo cáo về mảng RPA và tự động hóa trên toàn cầu. Cụ thể akaBot được RPA Hack đưa vào danh sách những sản phẩm RPA hàng đầu thế giới, bên cạnh các sản phẩm đình đám được đầu tư hàng trăm triệu USD như UiPath, BluePrism… đặc biệt được đánh giá cao vì chi phí thấp hơn các sản phẩm RPA có mặt trước đó trên thị trường.
Đại diện akaBot cho biết, trong năm 2022-2023 tới đây, akaBot đặt mục tiêu tăng tốc phát triển sản phẩm để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tự động hóa xử lý hàng tỷ hóa đơn, chứng từ, tài liệu mỗi năm. Đây là một trong những yếu tố tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng đạt thành mục tiêu của Chương trình Chuyển đổi số quốc gia. Ngoài thị trường Việt Nam, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là mục tiêu của akaBot hướng tới, trong đó đặc biệt là các thị trường Singapore, Malaysia và Thái Lan.
Lê Mỹ
Tiềm năng từ công nghệ nhận diện khuôn mặt Make in Vietnam đạt chuẩn Mỹ
Là một trong những công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo Make in Vietnam, thuộc nền tảng Viettel AI Open Platform được Bộ TT&TT bảo trợ và giới thiệu. Công nghệ nhận diện khuôn mặt của Vietel đầy tiềm năng ứng dụng vào thực tế.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hệ thống giáo dục NTG Group khai giảng năm học mới 2023
- ·Cậu trai giết người tình đồng tính vì phê ma túy
- ·Người phụ nữ bị cưỡng hiếp, sát hại trong nhà
- ·Một người chết, một trọng thương vì…chiếc quần lót
- ·Cơ hội tỏa sáng cho những người yêu thích ca hát cùng Bia Lạc Việt chính thức khởi động
- ·Chuẩn bị ra quân, hiếp dâm rồi trốn biệt tăm 18 năm
- ·Vụ VN Pharma: Tòa tiếp tục thẩm vấn bị cáo
- ·Xác định kẻ dùng súng 2 lần cố giết người đến cùng
- ·Khởi động sáng kiến chung Việt Nam
- ·Làm “vợ nhí” sinh con, gã trai mòn mỏi ở trong tù
- ·Nhiều mặt hàng 'nhóm tỷ USD' đi xuống, xuất khẩu khối FDI giảm 6,6%
- ·Giải cứu vụ bắt cóc con ruột do ghen tuông
- ·Điều tra cái chết bí ẩn của 1 phụ nữ tại nhà trọ
- ·Bắt nguyên GĐ Công ty lương thực Trà Vinh
- ·Patrick Eyewear và vị thế đối tác chính thức của Ray
- ·Đập phá ô tô sau va chạm giao thông
- ·Nam sinh bị đâm gục trước cổng trường sau giờ học
- ·Giám đốc ngân hàng tham ô 26.600 lượng vàng thoát án tử
- ·Chuyển đổi số phục vụ khách hàng
- ·Nữ phù thuỷ lừa hơn 50 tỷ để mở karaoke, tậu xe hơi