【lich bóng đá anh】Chè, cà phê Việt nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào Ấn Độ
Xuất khẩu sang Ấn Độ tăng mạnh,ècàphêViệtnhiềucơhộiđẩymạnhxuấtkhẩuvàoẤnĐộlich bóng đá anh cần lưu ý xuất xứ hàng hoá | |
Thị phần cà phê Việt Nam giảm mạnh tại Trung Quốc | |
Xuất khẩu cà phê vụt sáng những tháng đầu năm |
Ảnh minh hoạ. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo số liệu của Bộ Công Thương, 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,92 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ đạt 2,05 tỷ USD.
Phát biểu tại “Phiên tư vấn xuất khẩu sản phẩm chè và cà phê sang thị trường Ấn Độ” ngày 27/4, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Việt Nam và Ấn Độ tuy có điều kiện tự nhiên tương đồng nhưng là hai thị trường có thể bổ sung cho nhau.
Với dân số trên 1,4 tỷ người, Ấn Độ là thị trường tiêu thụ rất lớn. Việt Nam có thể xuất khẩu sang Ấn Độ các mặt hàng nông sản, trong đó có chè, cà phê.
Ấn Độ là một trong những nước sản xuất và tiêu thụ chè lớn nhất thế giới. Hiện nay, nhận thức của người tiêu dùng Ấn Độ ngày càng tăng về lợi ích sức khỏe và y học của các biến thể trà xanh và hữu cơ đã góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường.
Bên cạnh đó, khả năng chi tiêu ngày càng tăng của người tiêu dùng, cùng với các kênh bán lẻ trực tuyến đang phát triển cũng là yếu tố được dự đoán sẽ thúc đẩy thị trường chè của Ấn Độ tăng trưởng.
Đối với mặt hàng cà phê, Ấn Độ là nước sản xuất cà phê lớn thứ sáu thế giới. Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu cà phê từ Việt Nam, Indonesia, Uganda và Kenya để chế biến và tái xuất. Sản phẩm cà phê hòa tan của Việt Nam được ưa chuộng tại thị trường Ấn Độ.
“Những đặc điểm trên của thị trường Ấn Độ chính là cơ hội để các doanh nghiệp chè và cà phê Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường nhiều tiềm năng này”, bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ nhấn mạnh.
Thông tin thêm về cơ hội thúc đẩy xuất khẩu chè, cà phê vào Ấn Độ, ông Đỗ Duy Khánh, Bí thư thứ nhất, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, theo dõi và đánh giá thị trường Ấn Độ cho thấy, người dân Ấn Độ rất thích cà phê Việt Nam, trong đó có cà phê pha sẵn, cà phê đóng chai. Tiềm năng với các mặt hàng cà phê này rất lớn.
Ông Khánh lấy ví dụ đơn cử như việc Đại sứ quán luôn lấy cà phê làm quà tặng cho các đối tác bạn bè Ấn Độ trong các buổi làm việc hay các ngày lễ và được đón nhận, phản hồi rất tốt.
Cho rằng Việt Nam nên nhắm thẳng vào thị trường Ấn Độ, xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng sang thị trường này, ông Khánh cho biết, muốn xuất khẩu cà phê vào thị trường Ấn Độ, điều doanh nghiệp cần lưu ý là phải chú ý đảm bảo tiêu chuẩn dán nhãn, đóng gói của Ấn Độ, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Ấn Độ...
Với mặt hàng chè, ông Khánh nêu rõ, là một trong những nước sản xuất chè đứng thứ 2 thế giới sau Trung Quốc và tiêu thụ chè lớn nhất thế giới, Ấn Độ cũng là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất thế giới. Nhập khẩu chè của Ấn Độ ngoài việc để tiêu dùng tại thị trường nội địa còn nhằm mục đích tái xuất.
Ấn Độ nhập khẩu chè chủ yếu từ thị trường Nepal, Kenya, Việt Nam, Sri Lanka, Iran, Indonesia. Năm 2020, Ấn Độ nhập khẩu chè khoảng 67 triệu USD, trong đó nhập khẩu từ Việt Nam 4 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,4%.
"Dù được Chính phủ hỗ trợ, giúp đỡ nhưng sản lượng chè của Ấn Độ không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu nên có nhiều cơ hội cho Việt Nam; quan trọng nhất là phải tìm được khách hàng phù hợp tại thị trường này", ông Khánh nói.
Thời gian qua, hợp tác thương mại song phương giữa Việt Nam - Ấn Độ tăng nhanh từ mức 200 triệu USD (năm 2000) lên hơn 13 tỷ USD (năm 2021). Đặc biệt, chỉ trong 5 năm sau khi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2016, kim ngạch thương mại hai nước đã tăng gấp đôi và mục tiêu của năm 2022 là 15 tỷ USD. Năm 2021, lần đầu tiên thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ vượt mốc 13 tỷ USD (13,2 tỷ USD), tăng 36,5% so với mức 9,6 tỷ USD của năm 2020. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 6,25 tỷ USD (tăng 20% so với năm 2020). |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cầu cứu người cũ khi có thai với trai Hà Nội
- ·Thời trang thảm đỏ Oscar 2023
- ·Bình ổn thị trường dịp Tết nguyên đán Tân Sửu: Không để thiếu hàng gây tăng giá đột biến
- ·Phim tài liệu 'On the Adamant' đoạt giải Gấu Vàng tại LHP Berlin
- ·Có nhà chứa rác cũng như không.
- ·Kho bạc Nhà nước Đồng Nai: Trả lại tiền thừa cho khách hàng 105 triệu đồng
- ·Tìm kiếm giải pháp bền vững cho ngành đường mía công nghiệp
- ·Khai trương hệ thống bán xăng dầu tự động không dùng tiền mặt tại TPHCM
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 11/2013
- ·Vẫn có thể tiết kiệm hơn nữa chi thường xuyên
- ·Theo không về nhà chồng, tủi cực nào bằng?
- ·CIEM đưa ra 2 kịch bản kinh tế trong năm 2021
- ·Hướng dẫn chế độ chi tiếp khách nước ngoài
- ·Xuất khẩu cà phê Robusta tiếp tục khởi sắc
- ·Khi ông xã “cầm cưa”
- ·Kim ngạch nhập khẩu ô tô liên tiếp sụt giảm do đâu?
- ·Cần quy định mới để quản lý chặt chẽ nhà, đất phục vụ đối ngoại
- ·Điểm tên Top 10 thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam
- ·Mất do tai nạn lao động ở nước ngoài, bồi thường chia cho ai?
- ·[Infographics] Những điểm bắn pháo hoa đón Xuân Kỷ Hợi 2019