【kết quả siêu cúp tây ban nha】Hội hè, xin đừng giết trâu thắng trận
Giáo sư Lê Viết Ly,ộihèxinđừnggiếttrâuthắngtrậkết quả siêu cúp tây ban nha nguyên Phó viện trưởng Viện Chăn nuôi quốc gia chia sẻ ý kiến về việc xẻ và bày bán thịt chú trâu vô địch sau những lễ hội chọi trâu.
Giết trâu chọi thắng trận: 'Chọn lọc ngược'
Như 1 mặc định, lâu nay chúng ta bắt những con vật để giết thịt thì thường chọn những con khuyết tật, xấu xí trước mà giữ lại những con tốt, con đẹp. Đấy chính là công tác chọn lọc đàn giống gia súc, gia cầm. “Chọn tốt, loại xấu” rồi cho “tốt phối với tốt” để được đời con tốt, và điều này đã trở thành nguyên tắc của nhân giống chăn nuôi.
Gần đây, dư luận phản ứng về phong tục đem giết con trâu quán quân của hội chọi trâu truyền thống để cúng thần. Dưới góc nhìn khoa học, đây là “chọn lọc ngược”. Bởi những con khoẻ nhất lại đem giết thịt, loại bỏ khỏi đàn gia súc thay vì giữ lại để tiếp tục sinh sôi.
Sự việc ngược đời này xem ra vẫn được một số người ủng hộ. Họ bảo đấy là lễ hội văn hoá, là tập quán lâu đời. Tập quán này dẫn đến giá thịt trâu chọi mỗi dịp lễ hội hàng năm ngày 1 tăng. Người ta chen nhau bỏ tiền triệu ra mua 1 kg thịt trâu về ăn để cầu mong sự may mắn.
Nếu ăn thịt trâu thắng trận mà may mắn, giàu sang thật thì con người cần gì lao động, học tập?
Không chỉ có Đồ Sơn
Những năm gần đây lễ hội chọi trâu diễn ra nhiều hơn, không chỉ ở Đồ Sơn (Hải Phòng) mà còn được tổ chức ở nhiều vùng khác. Người ta đua nhau săn lùng mua về những con trâu to khỏe nhất để huấn luyện thi đấu. Sau khi vinh danh chú trâu vô địch, người ta sẽ đem mổ thịt bán với giá cao gấp 10 đến 20 lần so với giá thị trường.
Trở lại chuyện tập tục văn hóa liệu có thay đổi được không? Thiết nghĩ trong trường hợp lễ hội chọi trâu thì không khó, cứ mổ thịt một con trâu bình thường để cúng thần. Có vị thần nào lại chê thịt trâu thường đòi ăn thịt con trâu vô địch? Tôi nghĩ chỉ có người trần muốn ăn trâu thắng cuộc thôi.
Thêm nữa việc đem giết “người anh hùng” sau khi đã mang hết sức lực đốn ngã đối phương để mua vui cho con người không phải việc nên làm. Con trâu quán quân ấy phải được suy tôn, được làm con trâu đực giống để cho đàn con sinh sôi đông đúc cũng to khỏe như vậy.
Văn hoá phải nhân văn, không cổ vũ bạo lực
Tôi nhói lòng khi mới đây nghe được nghe câu hát trong bài xẩm xoan của nghệ sỹ Tuyết Tuyết:
“Đồ Sơn trâu chọi thường niên
Thắng thua thì cũng đương nhiên vào nồi”
Xẩm xoan nổi tiếng với những câu ca chế giễu thói hư, tật xấu của đời. Chọn trâu, luyện trâu, mua vui cho người rồi bị giết dù là quán quân.
Ai cũng biết chọi trâu là một lễ hội truyền thống, cũng là nét đẹp văn hóa, nhưng cần phải thay đổi, loại bỏ đi tư duy cổ hủ, bạo lực, chỉ nên giữ lại cái hay, để nâng tầm yếu tố thượng võ.
Lãnh tụ Fidel Castro của Cuba từng không ngần ngại bỏ ra 1 triệu USD (số tiền này lúc bấy giờ là rất lớn) để mua một con bò đực tốt nhất trong hội chợ triển lãm ở châu Mỹ. Ông mang con bò này về Cuba để lai tạo nâng cao chất lượng đàn bò sữa trong nước.
Chúng ta nên vận động, giáo dục nhân dân, có thể bàn bạc và yêu cầu ban tổ chức, nhà tài trợ cam kết hành xử có lợi cho kinh tế, cho môi trường.
Chẳng lẽ người xưa còn biết chọn lọc thuận mà chúng ta bây giờ cứ mặc nhiên "chọn lọc ngược"?
Giữ lại đôi trâu kỷ lục để tặng cho ngành chăn nuôi Việt Nam
Lễ hội là món ăn tinh thần, nơi đúc kết đời sống văn minh của đời đời, đem lại niềm vui cho cuộc sống ngày nay. Do đó, cần phải chọn lọc lại xem nội dung nào tốt ta giữ lại, bồi đắp thêm. Không vì phục hồi cái cũ mà giữ lại cả những biểu hiện, hành vi cổ xuý cho bạo lực, giết chóc.
Từ ngày 01/07/2009, nhà nước ta đã ban hành “Luật đa dạng sinh học” trong đó có nội dung bảo tồn và phát triển các giống bản địa nhằm phát triển nông nghiệp bền vững. Bảo vệ con trâu Việt Nam – con vật thân thương từng gắn bó với văn hóa lúa nước là việc đáng làm.
Sẽ thật tuyệt vời nếu Ban tổ chức chọi trâu Đồ Sơn tới đây có động thái không giết thịt những con trâu kỷ lục. Trước mắt là không giết 1 đôi đã, còn các ông trâu thua cuộc khác, tôi chưa dám mong.
Chúng ta nên kêu gọi doanh nghiệp có lợi nhuận kinh doanh cao vào mua lại đôi trâu lỷ lục để tặng lại cho ngành chăn nuôi nước nhà, đặc biệt là vùng miền núi khó khăn để nâng cao chất lượng đàn trâu nước ta.
Giáo sư Lê Viết Ly
Du khách thích thú với nghề ‘mẫu ảnh’ của trâu tại Cố đô Hoa Lư
Hằng ngày, vợ chồng ông Toán ở Ninh Bình kiếm được 200-300 nghìn đồng, nhờ nghề cho khách du lịch cưỡi trâu.(责任编辑:World Cup)
- ·BẢN TÌNH CA MÙA ĐÔNG
- ·Chất lượng dịch vụ sẽ tạo đột phá xuất nhập khẩu tại Đồng Nai, Bình Thuận
- ·Cửa khẩu số
- ·Tạm dừng làm thủ tục đối với kho xăng dầu chưa kết nối với cơ quan hải quan
- ·Bỏ 70 triệu mua nhầm vàng giả
- ·Giá vàng hôm nay 11/11: Vàng tăng dựng đứng
- ·ADB thu xếp gói tín dụng biến đổi khí hậu 135 triệu USD cho VinFast
- ·Bài 1: Rốt ráo chống thất thu thuế thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số
- ·Hai anh em ruột mắc bệnh hiểm nghèo, tính mạng bị đe dọa
- ·Đồng Nai: Ngân sách thu thêm 486 tỷ đồng từ xử lý doanh nghiệp vi phạm thuế
- ·Vật lộn với ung thư, cậu bé 3 tuổi đang mất dần sự sống
- ·Thu ngân sách của Hải quan Cao Bằng đạt 913% chỉ tiêu cả năm
- ·Tiêu thụ điện tăng giảm trái chiều tại 2 miền Nam
- ·Đã có thể rút tiền và thanh toán bằng thẻ BIDV Smart ở Hàn Quốc
- ·Ăn trộm nhưng trả lại nguyên vẹn, liệu em tôi có bị tố giác tội phạm?
- ·Ngành Thuế thanh tra, kiểm tra được 258 doanh nghiệp có hoạt động giao dịch liên kết
- ·Giá vàng hôm nay 20/10: Lội ngược dòng, giá tăng mạnh
- ·Tạo thuận lợi hơn nữa trong thông quan xăng dầu nhập khẩu
- ·Hướng dẫn đóng BHYT, BHXH áp dụng từ 1/1/2019
- ·Đủ bốn 'ông lớn' vào cuộc đua tăng lãi suất