【đội hình al-nassr gặp al taawon】Nhọc nhằn giờ nghỉ trưa của học sinh nông thôn
Xã Khánh Bình Tây vẫn còn nhiều khó khăn, vì vậy, các quán xá ở gần trường lại càng ọp ẹp hơn, một mái hiên che tạm bợ cũng được gọi là “quán cơm”.
Thời khoá biểu 2 buổi học/ngày nhằm giúp học sinh giảm áp lực nhồi nhét kiến thức trong 1 buổi học. Tuy nhiên, do nhiều trường không đủ cơ sở vật chất để tổ chức bán trú nên không ít học sinh phải lang thang trước cổng trường với “khao khát” giờ nghỉ trưa nhanh kết thúc.
Có ghé thăm Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) Nội trú THCS Danh Thị Tươi, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời vào thời điểm từ 10 giờ 30 phút đến 13 giờ mới cảm nhận hết những nỗi vật vã của học sinh vào giờ nghỉ trưa. Học sinh nơi đây phần lớn nhà ở xa trường, xe đạp là phương tiện đi học chủ yếu nên không thể về nhà vào giờ nghỉ trưa, do đó, các em đành phải lang thang tại các quán xá để chờ đến giờ học buổi chiều.
Học sinh lang thang vào giờ nghỉ trưa tại quán ăn ven đường. |
Dạo quanh các quán xá ở gần trường, chỗ nào cũng đông đúc học sinh chen lấn nhau vào giờ nghỉ trưa để chờ mua đồ ăn. Khi đã mua được món mình cần thì bắt đầu mỗi em tiếp tục tìm cho mình một chỗ nghỉ trưa “tốt lành” ngay tại quán. Rồi từng câu chuyện về buổi học, gia đình, bạn bè được kể ra cho đến hết giờ.
“Nhà cách trường gần 8 km nên em thường nghỉ trưa, ăn uống ở các quán gần trường để chờ đến giờ học. Hơn 2 năm nay, em đã quen dần với việc nghỉ trưa như thế này”, em Trương Minh Thắng, lớp 8A2, chia sẻ.
Hầu hết học sinh của trường đều là con em đồng bào dân tộc, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, vì vậy, bữa ăn trưa của các em có khi chỉ qua loa để có sức học tiếp các tiết học buổi chiều. Thay vì hối hả về nhà nghỉ ngơi để chuẩn bị cho giờ học chiều thì các em lại tập trung lại từng nhóm tìm quán để ăn uống.
Mỗi bạn ổ bánh mì, hộp xôi hay ly nước thế là cũng xong bữa ăn trưa “ngon lành”. Ðang loay hoay tìm chỗ ngồi, em Danh Thị Như Quỳnh, học lớp 7A2, bộc bạch: “5 giờ 30 phút sáng là em phải đạp xe tới trường, nhà cách trường hơn 14 km, nếu về nhà sẽ trễ giờ học buổi chiều nên ở nghỉ trưa tại quán cho thuận tiện việc học tập”.
Xã Khánh Bình Tây vẫn còn nhiều khó khăn, vì vậy, các quán xá ở gần trường lại càng ọp ẹp hơn, một mái hiên che tạm bợ cũng được gọi là “quán cơm”. Khó khăn là thế, mỗi giờ nghỉ trưa đối với học sinh luôn kéo dài trong tình trạng lang thang, mùa mưa thì càng vất vả hơn. Mỗi loại thức ăn, nước uống ở quán đều có giá rất bình dân để đáp ứng nhu cầu của học sinh vùng quê này.
Ngoài việc ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, thêm phần không chỗ nghỉ ngơi đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của các em nơi đây. Mặt khác, việc học tập cũng phần nào kém hiệu quả. Cô Lê Hồng Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường PTDT Nội trú THCS Danh Thị Tươi, cho biết: “Vào giờ học buổi chiều, các thầy cô giáo thường xuyên gặp trường hợp các em ngủ gật trong tiết học. Lý do là các em quá mệt mỏi trong giờ học buổi sáng, lại thêm không được nghỉ ngơi nên ngủ trong lớp học là chuyện không tránh khỏi”.
Việc học sinh phải lang thang vào giờ nghỉ trưa là một thực tại rất đáng lo ngại, khi vào buổi học chiều các em luôn trong tình trạng mệt mỏi thử hỏi làm sao có thể tiếp thu tốt kiến thức, có hay chăng chỉ là sự nhồi nhét? Mặt khác, phần lớn học sinh chỉ ở độ tuổi THCS nên vấn đề nhận thức các rủi ro còn rất hạn chế, nhất là tai nạn đuối nước.
“Quán nhỏ và nóng lắm nên chúng em gặp nhiều khó khăn. Em rất mong nhà trường có một phòng trống để chúng em có thể nghỉ trưa tại đó, vừa ôn bài cho buổi học chiều”, em Ngô Ngọc Ðiệp, lớp 7A2, mong muốn.
Hiện tại, trường đã thực hiện nội trú cho học sinh được 2 năm học, tuy nhiên, do điều kiện còn nhiều khó khăn nên chỉ có 68/212 học sinh đồng bào dân tộc được ở nội trú. Phòng nội trú chưa đáp ứng hết nhu cầu của học sinh, chính vì vậy, tổ chức ở bán trú lại càng khó khăn hơn.
“Phần lớn học sinh nơi đây đi học rất xa nên việc có phòng để các em nghỉ buổi trưa là rất cần thiết. Ngoài việc để các em nghỉ ngơi thì công tác quản lý cũng được thắt chặt hơn, tạo điều kiện giúp các em học tập tốt”, cô Hồng Thanh mong mỏi.
Vì lẽ đó, nhà trường ngoài việc thực hiện tốt nội trú thì tổ chức bán trú cho học sinh là công tác nên thực hiện nhanh chóng. Thiết nghĩ, các ngành chức năng, chính quyền địa phương cần có sự quan tâm hơn để khắc phục tình trạng lang thang, phần nào giảm bớt nhọc nhằn giờ nghỉ trưa cho học sinh./.
Bài và ảnh: My Lê
(责任编辑:Cúp C1)
- ·TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- ·Nghệ sĩ Quang Tèo: Sở hữu 3 căn nhà, sống tằn tiện, tự nhận chỉ 'đủ ăn'
- ·Anh tài trợ cho các nước đang phát triển nghiên cứu về COVID
- ·NAG Thái Phiên: 'Triển lãm nude yoga cho tươi mát giữa dịch bệnh ngột ngạt'
- ·Infographics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế trong năm 2024
- ·Bánh đậu xanh Việt Nam được người Trung Quốc ưa chuộng
- ·Samsung sắp ra mắt điện thoại thông minh màn hình gập mới giá thấp hơn
- ·Thanh Hoá: Dự chi hơn 1.700 tỷ đồng hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid
- ·Giám đốc Công an Bình Dương: Hơn 200 văn bản quy định về PCCC
- ·Mỗi tỉnh, thành phố sẽ lập một hội đồng chọn sách giáo khoa
- ·Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- ·NSƯT Hùng Minh 82 tuổi ở nhà thuê, trầm cảm vì bệnh tật
- ·Phát hiện dấu hiệu buôn lậu hàng cấm tại cảng Hải Phòng
- ·Quán triệt quy định về đầu tư công và xây dựng
- ·Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- ·Tập huấn chính sách ưu đãi về đất đai cho các cơ sở xã hội hóa
- ·Eurostat: Lạm phát của EU tăng lên mức 2,3% trong tháng 5
- ·Hồng Nga tái ngộ Minh Vương, Vũ Linh trong đêm cải lương trì hoãn 7 tháng
- ·Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- ·Thừa Thiên – Huế tạm cấp 173 tỷ đồng hỗ trợ người dân