【giao huu quốc tế】“Liệu cơm gắp mắm”
Thưa ông,ệucơmgắpmắgiao huu quốc tế tình hình kinh tế khó khăn, sức mua của người dân yếu ảnh hưởng đến ngành bán lẻ như thế nào?
Bức tranh chung của ngành kinh doanh dịch vụ bán lẻ Việt Nam trong năm 2012 là hết sức khó khăn, có nguy cơ tụt lùi. Năm 2012, doanh số bán lẻ hàng hóa thấp hơn gần một nửa so với thời kì hoàng kim 2001 – 2007. Tính chung 3 tháng đầu năm 2013, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 11,7% so với cùng kì năm 2012, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 4,5%, thấp hơn mức tăng 4,7% cùng kì năm trước, và tiếp tục thấp hơn nhiều so với giai đoạn 2001-2007.
Tình hình kinh tế sụt giảm, thu nhập của người lao động bấp bênh, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm tăng đã ảnh hưởng đến sức mua của dân cư. Đầu tuần này, siêu thị Intimex báo cáo rằng: Năm ngoái trị giá một giỏ hàng thanh toán ở siêu thị Intimex trung bình là 300 nghìn đồng, nhưng sang năm nay chỉ còn 270 nghìn đồng/giỏ. Trong năm qua, một số nhà bán lẻ nội một phần vì đói vốn, một phần do thiếu kinh nghiệm không lường trước được những rủi ro, làm thị phần của mình bị sụt giảm như Fivimart, Intimex. Các DN bán lẻ ngần ngại đầu tư mà co cụm lại, một số siêu thị đã rút bớt điểm bán hàng để tập trung nâng cao chất lượng điểm bán hàng chính của mình.
Ngành bán lẻ Việt Nam “tụt hạng”, vậy có ảnh hưởng đến đầu tư của nước ngoài vào thị trường này, thưa ông?
Có 3 nguyên nhân khiến nhà đầu tư nước ngoài còn ngại ngần trước khi muốn đầu tư vào Việt Nam là chính sách, hạ tầng cơ sở, chi phí sản xuất cao. Tất cả những điều này khiến đầu tư và năng lực cạnh tranh của chúng ta tụt từ 5 - 10 bậc/năm. Chỉ tính nguyên lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, với hệ thống cảng biển, bến xe, nhà ga thiếu và yếu, việc vận chuyển hàng hóa lưu thông đã gặp khó khăn. Song thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đang có sức hút rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên, trong khi các DN nước ngoài khai thác khá tốt tiềm năng của thị trường, thì DN trong nước dường như đang “hụt hơi”. So với các DN nước ngoài, DN bán lẻ Việt Nam bộc lộ nhiều yếu kém về kho hàng, bến bãi phân tán và hoạt động không hiệu quả, lượng hàng dự trữ mỏng, mạng lưới phân phối kém chuyên nghiệp, phát triển manh mún, chưa có chiến lược hợp lý… Trước sự xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường bán lẻ Việt Nam của các DN ngoại, nếu các DN bán lẻ trong nước không có chiến lược thích ứng kịp thời thì sẽ mất dần cơ hội làm chủ trên “sân nhà”.
Hiện nay kênh bán lẻ trực tuyến cũng đang rộ lên khá mạnh. Ông có nhận định gì về kênh này, thưa ông?
Không chỉ năm 2012 mà nhiều năm trước đây thương mại điện tử, bán lẻ trực tuyến đã có mặt và đang dần được người tiêu dùng quan tâm. Nhưng nhìn lại sự cố của các công ty như Nhóm mua… thì bán hàng trực tuyến còn nhiều hạn chế phải khắc phục. Hiện nay quy định luật pháp cũng chưa nghiêm nên việc bán hàng kém chất lượng của kênh bán hàng trực tuyến vẫn chưa bị xử lý thích đáng. Cho nên thương mại trực tiếp là tốt hơn, thương mại điện tử cần làm dần dần, phải có chu kì lâu hơn, có thể phải đến 10 năm tới.
Thời gian gần đây, ngày càng nhiều dự án trung tâm thương mại cao cấp mọc lên ở các thành phố lớn. Trong khó khăn, kênh bán lẻ hiện đại này có bị ảnh hưởng, thưa ông?
Nếu tham quan một loạt các trung tâm thương mại, vốn là nơi cung cấp những mặt hàng xa xỉ, chúng ta sẽ thấy chúng đều rất hoành tráng nhưng lại vắng hoe. Chẳng hạn Grand Plaza rất xa hoa, tráng lệ nhưng đứng bên cạnh người khổng lồ bán lẻ BigC cũng khiến họ hết sức khó khăn. Thời điểm này, chỉ nên mở các trung tâm quy mô trung bình, hoành tráng quá rất khó tồn tại. Những DN dự định đầu tư vào hệ thống bán lẻ cần “liệu cơm gắp mắm”.
Ngành kinh doanh dịch vụ bán lẻ phụ thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế. Ảnh: P.T |
Ông có thể phác thảo bức tranh ngành bán lẻ Việt Nam trong tương lai?
Bán lẻ phụ thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế, đời sống nhân dân có cải thiện hay không nên chưa thể dự báo trước được. Nếu tăng trưởng GDP chỉ 4-5% thì rất ít cơ hội cho ngành bán lẻ phát triển, GDP cần đạt mức 7-8% ngành bán lẻ mới khởi sắc. Để có được như ngày hôm nay, Trung Quốc đã trải qua 30 năm liên tiếp tăng trưởng khoảng 9%. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mới có gần 1.400 USD, khi thu nhập bình quân đạt 3.000 USD thì mới tiếp sức cho ngành bán lẻ phát triển.
Xin cảm ơn ông!
Lương Bằng(thực hiện)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước
- ·Độc đáo Ngày hội Văn hóa các dân tộc 'thành phố Hoa Đào'
- ·Cựu Chủ tịch Vimedimex Nguyễn Thị Loan tố có 20 bút lục giả
- ·Bắt đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm ở Bắc Giang
- ·Ông Ajay Banga được bầu làm tân Chủ tịch Ngân hàng Thế giới
- ·Xử lý thế nào với người Việt ở nước ngoài đưa tin sai sự thật?
- ·TKV hoàn thành cổ phần hóa 10/11 doanh nghiệp
- ·Ra mắt nhiều tác phẩm văn học dành cho giới trẻ Việt
- ·Lợi nhuận nghìn tỉ, từ 1/10 vé số miền Nam tăng doanh số phát hành lên 130 tỉ đồng/kỳ
- ·Ông Trần Quí Thanh cùng hai con gái hầu tòa
- ·Đưa vào hoạt động Trạm 110KV Khu công nghiệp Thuận Đạo
- ·Cẩn trọng để bảo vệ tác quyền âm nhạc trên môi trường số
- ·Bắt nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Tĩnh
- ·Phát triển sản phẩm quà lưu niệm đậm chất văn hoá địa phương
- ·Giá xăng tiếp tục tăng, xăng RON95
- ·Truy tìm thanh niên cướp 200 tờ vé số của cụ bà bệnh tật
- ·Xâm hại hàng loạt bé gái ở Hà Nội, gã đàn ông bị tuyên phạt 18 năm tù
- ·Kon Tum kỳ vọng đón lượng lớn du khách trong Tuần Văn hóa
- ·Gia tăng sức ép cạnh tranh đối với ngàng giày dép Việt tại thị trường Indonesia
- ·AEC chính thức hình thành: Doanh nghiệp Việt có "sốt ruột"?