【cá cược dabet】Chánh án Nguyễn Hòa Bình: Đơn giám đốc thẩm tăng 10%/năm sẽ rất căng
Trong phiên chất vấn chiều 9/11,ánhánNguyễnHòaBìnhĐơngiámđốcthẩmtăngnămsẽrấtcăcá cược dabet Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã trả lời câu hỏi về giải pháp nâng cao chất lượng và tỷ lệ giải quyết đơn giám đốc thẩm.
Mỗi năm số đơn giám đốc thẩm tiếp tục tăng khoảng 10%
Ông Nguyễn Hoà Bình cho hay thời gian qua, ngành toà án đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và tỷ lệ giải quyết đơn giám đốc thẩm.
Cụ thể, ngành đã tập trung lực lượng, kể cả các lực lượng có chức và không có chức năng ở địa phương đến TAND cấp cao để giải quyết đơn giám đốc thẩm; động viên anh em làm cả ngày nghỉ và ngoài giờ để giải quyết.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình |
Ngoài ra, thực hiện phân loại đơn để giải quyết theo thứ tự ưu tiên, nhất là những đơn sắp hết hạn và những đơn đã được nhiều cấp trả lời trước đó; tập huấn để nâng cao chất lượng, kỹ năng giải quyết đơn cho các thẩm phán và thẩm tra viên.
Cùng với đó là tổng kết thực tiễn giải quyết đơn để đề ra quy trình giải quyết đơn hợp lý và đề xuất những bất hợp lý cả trong cơ chế và pháp luật để kiến nghị giải quyết.
Chánh án TAND Tối cao thông tin, với những giải pháp này, năm 2020, ngành toà án nhận được 16.200 đơn đề nghị giám đốc thẩm, giải quyết được gần 9.200 đơn ( 58%).
“So với yêu cầu của Quốc hội giao là 60% thì không đạt, nhưng so với các năm trước đây, số đơn được giải quyết trong năm qua cao hơn nhiều. Theo xu thế này, mỗi năm số đơn tiếp tục tăng lên khoảng 10%. Tình hình đơn sẽ rất “căng” và nguy cơ có thể sẽ không hoàn thành chỉ tiêu Quốc hội giao”, Chánh án TAND Tối cao nói.
Ông Bình cũng dẫn quy định của Hiến pháp, chúng ta chỉ có hai cấp xét xử (sơ thẩm phúc thẩm) nhưng với số lượng đơn nhiều như hiện nay thì sẽ có nguy cơ trở thành nhiều cấp xét xử.
“Vấn đề không chỉ có động viên anh em, huy động lực lượng mà cần tổng kết căn cơ hơn, để rút ra những điều gì hợp lý, không hợp lý của quy trình giải quyết đơn. Có như vậy chúng ta mới giải quyết căn cơ được vấn đề này. Nếu không đơn giám đốc thẩm, tái thẩm có nguy cơ trở thành một số cấp xét xử nữa”, Chánh án Nguyễn Hòa Bình lo lắng.
Liên quan đến việc chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát (VKS), ông Bình cho biết năm 2020, ngành toà án nhận được 435 đơn yêu cầu chuyển hồ sơ của VKS. Phần lớn yêu cầu này, tòa đã chuyển hồ sơ theo đúng quy định.
Cho rằng đây là con số nhỏ, ông Bình khẳng định việc không chuyển được hồ sơ không phải là nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm cao hay thấp.
Ông Bình cũng giải thích thêm, theo quy định, việc giải quyết đơn của dân phải trên cơ sở hồ sơ gốc, không được sử dụng hồ sơ photo. Trong khi đó, mỗi bản án chỉ có 1 bộ hồ sơ gốc, nhưng có 8 cơ quan giải quyết đơn giám đốc thẩm. Đó là TAND tối cao, VKSND Tối cao; TAND cấp cao, VKSND cấp cao ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.
Nếu hồ sơ VKSND Tối cao yêu cầu đang được VKSND cấp cao thụ lý thì buộc phải chờ VKSND cấp cao thụ lý xong mới có hồ sơ chuyển cho.
"Thực tế, cũng có một số trường hợp các toà án không chuyển kịp hồ sơ, chúng tôi sẽ có kiểm điểm và có chấn chỉnh”, Chánh án TAND Tối cao khẳng định.
Sáng nay, đại biểu Nguyễn Chiến (TP.Hà Nội) tiếp tục chất vấn Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình về việc tỷ lệ giải quyết đơn kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội giao. ĐBQH cho rằng Chánh án vẫn chưa đưa ra được giải pháp cho việc này.
"Hôm trước, Viện trưởng VKSND Tối cao đề cập đến việc rút hồ sơ đơn kháng nghị tái thẩm, giám đốc thẩm vẫn còn khó khăn"- ông Chiến nêu.
5 giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ tòa
Trả lời ĐBQH về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ các chức danh tư pháp vào ngày chất vấn đầu tiên (6/11), Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết đây là nhiệm vụ trọng tâm của tòa án và đã ghi trong nghị quyết của Đảng.
Chánh án nêu 5 giải pháp, trong đó có nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo của tòa án để đảm bảo đầu vào; tổ chức các kỳ thi đầu vào quốc gia chặt chẽ và thực chất để tuyển cán bộ có năng lực, đủ phẩm chất; quy định đào tạo bắt buộc cho các thẩm phán hàng năm.
Ngoài ra, ngành cũng tổ chức định kỳ hàng tháng đào tạo bồi dưỡng qua ứng dụng trực tuyến với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia trong và ngoài nước với sự tham gia của hơn 10.000 cán bộ.
Hàng quý, Tòa án tổ chức đối thoại trực tuyến giữa Hội đồng thẩm phán tối cao với tất cả thẩm phán trong toàn quốc để tháo gỡ những khó khăn thực tiễn, qua đó nâng cao chất lượng của thẩm phán.
Đồng thời, yêu cầu bắt buộc tất cả thẩm phán phải có mỗi năm ít nhất có một vụ án điểm trực tiếp chủ trì để rút kinh nghiệm. Qua đó, có bài học thực tiễn tự đào tạo. Nâng ngạch, muốn bổ nhiệm phải qua kỳ thi quốc gia chặt chẽ có sự tham gia của nhiều bộ, ngành.
Thu Hằng - Trần Thường
Chánh án Nguyễn Hòa Bình lên tiếng trước Quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải
“Câu chuyện đặt ra là có oan sai? Tôi sẽ trả lời câu hỏi Hồ Duy Hải có oan sai, có phạm tội hay không?”, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nói trước Quốc hội.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Điểm chuẩn vào lớp 10 của Trường chuyên Ngoại ngữ ở Hà Nội
- ·Nông dân Cà Mau thích ứng để phát triển
- ·Nỗi lo "khát" vốn
- ·Bình Phước có 358 mô hình "địa chỉ tin cậy tại cộng đồng"
- ·Đáp án môn Toán mã đề 117 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Mùa làm khô cá chét
- ·Nhiều hoạt động an sinh tại Phú Sơn
- ·Luồng gió mới từ biển
- ·Tin tức mới nhất vụ bác sĩ Hoàng Công Lương: ‘Lỗi đánh máy’ của Bộ Y tế?
- ·Quyết tâm chuyển đổi số đưa nền kinh tế tập thể phát triển ngang tầm
- ·3 điểm yếu của Yamaha Grande nhất định phải biết trước khi ‘móc ví’
- ·Nuôi rắn ri voi chi phí thấp, lợi nhuận cao
- ·Tiện ích thanh toán điện tử
- ·Tìm thấy thêm 2 hài cốt liệt sĩ tại Sân bay quân sự Lộc Ninh
- ·Bộ KH&CN khánh thành Trung tâm Quốc gia nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh
- ·Đường sắt hủy hàng loạt chuyến tàu do ảnh hưởng của siêu bão số 3
- ·Nối những mạch đường
- ·Ngày đầu kỳ nghỉ lễ, 28 người tử vong vì tai nạn giao thông
- ·Bộ KH&CN trong top đầu hoàn thành triển khai thủ tục hành chính
- ·Lan toả Ngày Kỹ năng thanh niên thế giới năm 2024