【kết quả mới nhất】Xã Khánh Bình Đông gian nan giảm nghèo
(CMO) Không đất, thiếu sức lao động, thiếu kinh nghiệm sản xuất, đời sống bấp bênh dựa vào thu nhập từ việc làm thuê hàng ngày là thực trạng hiện nay của hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo tại xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời.
Cải thiện đời sống, thoát nghèo bền vững không chỉ là trăn trở của những nông dân chân lấm tay bùn, mà còn là thách thức lớn cho chính quyền địa phương trong hành trình về đích nông thôn mới theo kế hoạch đề ra.
Thách thức
Xã Khánh Bình Đông hiện có 16 ấp với gần 4.400 hộ dân, trong đó có 8% là hộ đồng bào dân tộc Khmer và các dân tộc khác. Từ bao đời nay, cuộc sống người dân nơi đây gắn liền với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
Theo lộ trình xây dựng nông thôn mới của huyện Trần Văn Thời, xã Khánh Bình Đông thuộc giai đoạn 2017-2020. Sau nhiều năm triển khai thực hiện, đến nay xã chỉ đạt 7/19 tiêu chí. Trong đó, tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo là một trong những vướng mắc lớn nhất của địa phương.
Những hộ nghèo đa phần không đất sản xuất và thiếu sức lao động. Vì vậy, muốn người dân thoát nghèo bền vững không phải là chuyện dễ. Đảm bảo thoát nghèo và chống tái nghèo, chỉ tiêu phấn đấu giảm nghèo hàng năm của xã đặt ra là giảm 2%.
Xã thực hiện các giải pháp giảm nghèo như phân công ngành xã phụ trách hộ chính sách nghèo, cận nghèo; Các đề án sản xuất cho hộ nghèo như nuôi heo sinh sản, nuôi gà sinh học… Đến nay, theo kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2018, toàn xã có 459 hộ nghèo, chiếm 10,6%, 70 hộ cận nghèo, chiếm 1,6%.
Ông Nguyễn Văn Cúc trau chuốt từng cái lọp, chuẩn bị giao cho khách. |
Giao thông nông thôn, điện là những điều kiện quan trọng tạo nên sự bứt phá về kinh tế. Tuy nhiên, đến nay, các tuyến đường trục ấp và liên ấp chỉ mới đầu tư xây dựng được 18,5%. Hộ dân lắp điện kế chính và sử dụng điện an toàn chỉ đạt 85,6%.
Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Đông Đỗ Văn Sử cho biết: “Khánh Bình Đông là một trong những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất huyện. Hiện nay, đời sống người dân chủ yếu từ kinh tế nông nghiệp nên thu nhập bình quân đầu người chưa cao. Các tiêu chí nông thôn mới địa phương đã đạt được chỉ ở mức đủ chuẩn, không có tiêu chí nào ở mức cao. Các tiêu chí còn lại như tỷ lệ hộ nghèo, điện, đường, trường học, cơ sở vật chất văn hoá… đang rất cần nguồn vốn. Nếu đúng theo lộ trình, đến năm 2020 đạt nông thôn mới thì từ đây đến năm 2020 xã phải phấn đấu giảm 6% hộ nghèo. Đây là thách thức rất lớn đối với địa phương có đời sống, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp”.
Trăn trở mưu sinh
Gia đình ông Nguyễn Văn Cúc thuộc diện hộ nghèo ở Ấp 6, xã Khánh Bình Đông. Gia đình ông có tất cả 5 người. Tuy nhiên, giờ đây lao động chính trong gia đình chỉ có người con trai, còn lại các thành viên khác đều bị bệnh, không có sức lao động.
Anh Đặng Văn Trí tận dụng đất trồng dưa leo tăng thêm thu nhập. |
Cũng như đa số hộ nghèo khác tại địa phương, gia đình ông Cúc chỉ có vỏn vẹn miếng đất để cất nhà. Căn bệnh tai biến khiến ông Cúc không còn sức khoẻ để lao động nặng, chỉ đủ sức bện lọp bán kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tuỳ vào nhu cầu khách hàng, giá lọp dao động từ 70-300 ngàn đồng/cái. Tuy nhiên, công việc này cũng không ổn định vì ông không có vốn cũng như lao động để mở rộng sản xuất.
Trước căn nhà đã cũ, ông Cúc nâng niu từng thanh tre, đường chỉ để hoàn thành mấy cái lọp cho khách. Ông Cúc bộc bạch: “Nhiều năm nay phấn đấu lao động nhưng không có đất đai trồng trọt, chăn nuôi, chỉ đi làm mướn nên cái nghèo, cái khó vẫn luẩn quẩn. Chỉ mong sao gia đình dành dụm cất được cái nhà lành lặn để ở là mừng lắm rồi, chứ nói gì đến chuyện thoát nghèo”.
Cũng là hộ nghèo không đất sản xuất nhưng khác với ông Cúc, vợ chồng anh Trí (Đặng Văn Trí, Ấp 5, xã Khánh Bình Tây) vẫn còn đầy đủ sức lao động. Ngoài làm thuê, anh Trí còn tận dụng đất xung quanh để trồng dưa leo. Anh Trí cho biết: “Vợ chồng tôi mướn thêm được mấy công đất làm lúa nên được xét qua hộ cận nghèo. Nhưng mấy mùa qua thời tiết thất thường nên năng suất từ cây lúa, hoa màu cũng không cao. Làm loay hoay mãi cả năm vẫn thiếu trước hụt sau”.
Có sức khoẻ để lao động, con cái được học tập, nhà ở ổn định… là ước vọng rất bình dị của những nông dân như ông Cúc, anh Trí. Trong cái nghèo, cái khó, những người dân cơ cực vẫn chí thú làm ăn, cố gắng vươn lên, hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.
Ông Đỗ Văn Sử cho biết: “Để giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo, địa phương đã tận dụng các nguồn vốn được hỗ trợ. Tuy nhiên, các chương trình giảm nghèo như cho vay vốn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm… chưa mang lại hiệu quả cao do người dân còn thiếu kinh nghiệm sản xuất. Bên cạnh đó, xây dựng nông thôn mới đặt ra cho địa phương rất nhiều công việc phải làm, cần có nguồn vốn lớn nên mong được sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn từ các cấp, ngành”./.
Kim Chi
(责任编辑:Thể thao)
- ·Người lao động cần lưu ý về hạn nhận hồ sơ hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp
- ·Tổ hợp căn hộ khách sạn, trung tâm thương mại 5 sao trên “đất vàng” TP. Lạng Sơn
- ·Đứng hình phân khúc căn hộ chung cư
- ·Mọi phương án sắp xếp lại bệnh viện phải tính đến lợi ích của dân
- ·Thủ tướng yêu cầu đưa giá lợn hơi về mức 60.000 đồng/kg ngay trong tháng 5
- ·Tầm soát thính lực cho trẻ sơ sinh
- ·Sailing Bay Ninh Chữ: Sở hữu vị trí chiến lược, dự án ngày càng đắt giá
- ·TP.HCM phát hiện chùm ca mắc cúm A/H1N1 trong trường học
- ·Mua thịt gà, phủ tạng không rõ nguồn gốc về sơ chế đóng gói bán kiếm lời
- ·Chôn hoặc đốt gia cầm khi có dấu hiệu mắc bệnh cúm gia cầm
- ·Quạt trần Italia
- ·APEC Group phát triển du lịch Ninh Thuận
- ·Cận cảnh tuyến đường 8 làn xe nối 3 quận ở Hà Nội
- ·Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn loang rộng
- ·Tăng cường quản lý thuế đối với thương mại điện tử
- ·Miền Trung: Sức hút mạnh mẽ từ bất động sản nghỉ dưỡng ven biển
- ·Đề xuất chuyển đổi công năng Cơ sở Bệnh viện tâm thần Phú Chánh
- ·Apec Golden Palace Lạng Sơn: Môi trường sống tạo nên giá trị đẳng cấp cho căn hộ
- ·PV GAS và PTSC ký kết Hợp đồng cung cấp tàu kho nổi chứa LPG lạnh tại khu vực phía Bắc
- ·Bộ Y tế phát động Cuộc thi viết Sự hy sinh thầm lặng lần thứ VI