【kq giai anh】Sẽ có trường đại học du lịch
PGS.TS. Trần Hữu Tuấn,ẽcótrườngđạihọcdulịkq giai anh Quyền Hiệu trưởng Trường Du lịch – ĐH Huế
Đây là mô hình thứ hai được áp dụng tại Việt Nam sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018, hiệu lực thi hành từ ngày 1/07/2019 ra đời và là bước khởi đầu cho sự phát triển thành Trường ĐH Du lịch.
Không phải chỉ là sự thay đổi về tên gọi mà việc thành lập Trường Du lịch – ĐH Huế sẽ có những thay đổi về mô hình tổ chức hoạt động phù hợp với thực tiễn và tiềm năng hiện có, từ đó xây dựng và phát triển trở thành Trường ĐH Du lịch với tư cách một trường ĐH thành viên của ĐH Huế.
PGS có thể nói rõ hơn về mô hình Trường Du lịch – ĐH Huế?
Ngày 4/11/2020, Hội đồng ĐH Huế đã có Nghị quyết số 71/NQ-HĐĐH về việc thông qua Đề án thành lập Trường Du lịch thuộc ĐH Huế, trong đó tán thành và giao Chủ tịch Hội đồng ĐH Huế ra quyết định thành lập trường. Việc ra đời Trường Du lịch – ĐH Huế đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Đồng thời, đáp ứng yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế về du lịch.
Trường Du lịch - ĐH Huế không phải là mô hình trường thuộc ĐH Vùng đầu tiên trên cả nước. Trường đầu tiên được thành lập là Trường Ngoại ngữ - ĐH Thái Nguyên (tháng 6/2020).
Theo Nghị định 99/2019-CP (Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH) cho phép thành lập trường là đơn vị đào tạo thuộc cơ sở giáo dục ĐH theo khoản 2 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH. Như vậy có thể hiểu, tồn tại 2 loại trường trong các cơ sở giáo dục ĐH, bao gồm các trường ĐH thành viên như lâu nay và mô hình trường chuyên ngành như Trường Du lịch – ĐH Huế.
Sinh viên Trường Du lịch được trau dồi các kiến thức và kỹ năng chuyên ngành thông qua hình thức học tập trải nghiệm
Về cơ bản, các tiêu chuẩn để thành lập trường đáp ứng theo Nghị định 99/2019-CP. Đó là, có ít nhất 5 ngành thuộc cùng một lĩnh vực đào tạo từ trình độ ĐH trở lên, trong đó có ít nhất 3 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, ít nhất 1 ngành đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy từ 2.000 người trở lên…
Trường ĐH thành viên trực thuộc ĐH (Vùng, Quốc gia) do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập còn Trường chuyên ngành là do Chủ tịch Hội đồng ĐH ký quyết định thành lập.
Sự ra đời của mô hình Trường Du lịch – ĐH Huế sẽ có thêm những thay đổi gì, thưa PGS?
Việc thành lập Trường Du lịch – ĐH Huế nhằm đổi mới và hoàn thiện cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong trường.
Thực hiện chủ trương tái cấu trúc của ĐH Huế, nhà trường sắp xếp lại, giảm số đầu mối từ 5 bộ môn trước đây thành 4 khoa chuyên môn và từ 4 tổ chức năng trước đây thành 3 phòng chức năng. Trong khoa có các bộ môn, mỗi bộ môn đảm bảo có từ 9 giảng viên trở lên như chủ trương tái cấu trúc của ĐH Huế. Ngoài ra, trước đây chưa có Hội Sinh viên thì hiện nay sẽ có.
Mô hình mới là điều kiện thuận lợi để trường phát triển?
Thành lập Trường Du lịch - ĐH Huế không chỉ là yêu cầu phát triển của Khoa Du lịch - đơn vị thuộc ĐH Huế đã tồn tại 13 năm, mà còn là nhu cầu phát triển tất yếu của ĐH Huế - với tư cách là một ĐH đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trong tiến trình phát triển thành ĐH Quốc gia Huế.
Có một số thuận lợi thấy rõ, như: Tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và đầu ra cho sinh viên. Rõ ràng, với tên gọi cấp trường, thương hiệu sẽ khác, việc hợp tác với các sở, ban, ngành, doanh nghiệp cũng sẽ thuận lợi hơn. Trong hình dung của nhiều người, dù là đơn vị Khoa thuộc ĐH Huế nhưng cấp khoa thường dễ bị hiểu lầm như khoa chuyên môn thuộc các trường ĐH thành viên. Tên gọi mới, thương hiệu cũng sẽ tác động, thu hút người học tốt hơn.
Với sinh viên, tên trường khiến nhiều em nghe phấn khởi hơn. Minh chứng cụ thể là đã từng có nhiều em xin học bổng, hoặc xin tiếp tục học nâng cao hơn nước ngoài thì hệ thống giáo dục của một số nước đòi hỏi bằng cấp phải là cấp trường chứ không phải khoa.
Đó cũng là điều kiện cần để thành lập Trường ĐH Du lịch trong tương lai?
Chúng tôi định hướng đến năm 2025 sẽ chuẩn bị để hội đủ các điều kiện trình lên các cấp đề án thành lập Trường ĐH Du lịch với tư cách một trường ĐH thành viên trực thuộc ĐH Huế.
Những lợi thế như đã chia sẻ, đặc biệt là thu hút người học, thuận lợi trong các hợp tác trong và ngoài nước sẽ giúp nâng tầm vai trò, vị thế của nhà trường. Để trở thành một Trường ĐH Du lịch, cần hội đủ nhiều điều kiện theo một lộ trình được vạch ra trước, từ đội ngũ, cơ sở vật chất, tài chính đến các yếu tố liên quan. Cơ bản chúng tôi đang tiệm cận những điều kiện đó. Đi sau nên chúng tôi sẽ làm kỹ hơn, tốt hơn để hoàn thiện về mô hình cơ sở đào tạo ĐH theo các tiêu chuẩn đặt ra.
PGS có thể chia sẻ những giải pháp để Trường ĐH Du lịch được thành lập theo đúng lộ trình mục tiêu?
Sự ủng hộ từ Đảng ủy, Hội đồng ĐH và ĐH Huế mang lại cho chúng tôi nhiều sự thuận lợi. Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị ra đời cũng mang lại rất nhiều cơ hội để ĐH Huế, trong đó có Trường Du lịch phát triển. Song, bên cạnh thuận lợi cũng đang có những khó khăn, mà kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất là bài toán khó nhất.
Hiện, cơ sở vật chất nhà trường vẫn đang dùng chung của ĐH Huế. Để phát triển thành một Trường ĐH Du lịch có thương hiệu, có “cơ ngơi” riêng là cần thiết. Trường Du lịch – ĐH Huế đang có 6,1 ha đất quy hoạch tại khu vực Trường Bia và đến cuối năm 2021, chúng tôi sẽ tiếp nhận dự án xây dựng cơ sở vật chất (dự án đã được phê duyệt) với nguồn đầu tư 120 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước.
Quy mô tuyển sinh của chúng tôi khá tốt (khoảng 1.000 sinh viên/năm) các ngành đào tạo ĐH hiện nay của chúng tôi là cơ bản đảm bảo. Chúng tôi đang hợp tác với Trường sau ĐH Kyoto (Nhật Bản) để phát triển thêm 1 ngành đào tạo thạc sĩ Du lịch điện tử trong 2 năm tới. Riêng đội ngũ, yêu cầu quan trọng là 1 bộ môn phải đảm bảo có 1 tiến sĩ đứng đầu, cán bộ giảng viên là trên 9 giảng viên/bộ môn. Tiêu chí này cũng tôi đã cơ bản đạt vì đã có 79 giảng viên/8 bộ môn và mỗi bộ môn sẽ quản lý 1 ngành đào tạo.
Chúng tôi sẽ tái cấu trúc bộ máy, huy động tổng lực, đoàn kết của cán bộ để giải quyết những nhiệm vụ mới theo lộ trình phát triển. Ngoài ra, chúng tôi sẽ nỗ lực tìm nhiều nguồn hỗ trợ từ Trung ương và địa phương cùng các nguồn thu khác để đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất và các lĩnh vực khác để phát triển, trong đó chú trọng thu hút người học vì học phí vẫn là nguồn thu chính.
Xin cảm ơn PGS!
HỮU PHÚC (Thực hiện)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Trợ lý ảo Siri của Apple bị tố ghi lén nhiều thông tin riêng tư của người dùng
- ·Ngô Thanh Vân thử váy cưới giống của Son Ye Jin cho ngày trọng đại
- ·Subin 'Tiệm bánh hoàng tử bé' về Việt Nam điều trị HIV
- ·Hà Trí Quang
- ·Bộ Y tế tiếp tục phân bổ 54.000 lọ thuốc Remdesivir điều trị COVID
- ·Siết chặt kỷ cương, kỷ luật ngân sách: Công khai, minh bạch và tăng cường giám sát của cộng đồng
- ·Nữ nhà văn người Pháp gốc Việt Linda Lê qua đời ở tuổi 58
- ·Đám cưới Mạc Văn Khoa: NSND Tự Long về dự, cô dâu đeo vàng trĩu cổ
- ·Thực hiện phòng, chống dịch bệnh SARS
- ·Xây dựng kế hoạch kỹ lưỡng mới là quan trọng
- ·Sản vật của 15 địa phương tụ hội tại Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội 2021
- ·Ra mắt bộ sách toàn cảnh về ngành chăn nuôi, thú y, thủy sản
- ·Những bộ cánh dị biệt của “quái vật nổi loạn” Lady Gaga
- ·Thị trường chứng khoán phái sinh tăng mạnh
- ·Nghiên cứu giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng không
- ·Hơn 26 nghìn tờ khai nộp thuế điện tử với hoạt động cho thuê nhà
- ·23 doanh nghiệp Nhật tìm cơ hội kinh doanh
- ·Jung Hae In trượt giải nam chính, D.P bội thu tại Baeksang 2022
- ·Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn khám sàng lọc tiêm vaccine phòng COVID
- ·Thị trường chứng khoán khởi sắc, VN