【ty.so.bong.da.hom.nay】Tiếp thị sữa trẻ em "biến tướng"
Ảnh minh họa từ Internet. |
Luật có giúp bé được bú mẹ?ếpthịsữatrẻemquotbiếntướty.so.bong.da.hom.nay
Đơn cử là trường hợp của em dâu người viết bài. Cả giai đoạn mang bầu cũng như trong quá trình thăm khám trước khi đẻ, em tôi chưa bao giờ được bác sỹ, nhân viên y tế tư vấn về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Thậm chí, vừa mới bước chân xuống bàn đẻ, chưa kịp nhìn thấy con, cô đã được nhân viên y tế ân cần hỏi han: “Đã có sữa cho con uống bổ sung chưa?”.
Biết rằng, nên cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và con bú đến 24 tháng tuổi nên em dâu tôi tìm cách từ chối khéo nhân viên nọ, nhưng vẻ mặt cô này có vẻ không mấy vui sau khi nhận được sự hồi âm này.
Bị rơi vào vòng vây của nhân viên tiếp thị hãng sữa là chuyện có thể gặp tại trạm y tế xã, phường ở vùng sâu, vùng xa khi cha mẹ đưa con mình đến tiêm phòng. Họ xúm vào hỏi han, xin địa chỉ, số điện thoại, thậm chí sẵn sàng cung cấp sữa ngay tại chỗ, nếu khách hàng có yêu cầu.
Khi thị trường thành phố đã bão hòa, nhiều hãng sữa tìm đến vùng sâu, vùng xa, miền núi để mở rộng thị trường và “khách hàng tiềm năng” của họ chính là những người phụ nữ nông thôn vừa sinh con, thiếu kiến thức làm mẹ, nuôi dưỡng con.
"Không chỉ âm thầm quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm, họ còn “hô biến” sữa công thức thành thức ăn bổ sung để lách luật, dẫn đến thanh tra không thể xử phạt được”, ông Lê Văn Giang, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết.Thậm chí, để tăng thêm độ tin cậy của “thượng đế”, họ dựa vào nhân viên y tế địa phương và lấy đó làm cơ sở để giới thiệu sản phẩm, hoặc lợi dụng những người uy tín, tài trợ tổ chức hội thảo, hội nghị để lồng ghép quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của mình.
Chính vì thế, theo ông Giang, tất cả các loại thức ăn bổ sung dưới 12 tháng tuổi đều phải cấm quảng cáo, nếu không các hãng sữa "tha hồ làm mưa làm gió". Cụ thể, sữa công thức chỉ cần bỏ hoặc thêm vài chỉ tiêu là có thể “biến” thành thực phẩm bổ sung và các nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ tha hồ quảng cáo, tiếp thị sản phẩm…
“Trong khi đó, có phải bà mẹ nào cũng biết phân biệt sữa với các loại thực phẩm bổ sung đâu”, ông Lê Văn Giang khẳng định.
"Mẹ hiểu biết chỉ là một chuyện"
Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ Y tế phối hợp với Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế và các đơn vị liên quan về việc thực hiện các quy định trong kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ vừa được tiến hành tại 5 tỉnh, thành phố (Hà Nội, TP. HCM, Hậu Giang, Khánh Hòa và Lâm Đồng), kết quả cho thấy:
2 cơ sở xuất trình giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực; 12/20 cơ sở được thanh, kiểm tra vẫn còn vi phạm về ghi nhãn sản phẩm; 2/20 cơ sở chưa đảm bảo vệ sinh tại kho bảo quản và bảo quản sản phẩm đúng quy định; 1 cửa hàng kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ có treo tờ quảng cáo sản phẩm chưa đúng quy định…
Để siết chặt hơn việc quản lý thị trường này, hạn chế sự tác động của các công ty sữa đến các bà mẹ, làm mất đi nguồn sữa mẹ quý giá, Nghị định 21 của Chính phủ đã ra đời (năm 2006). Tuy nhiên, qua thời gian, văn bản này đã có những điểm bất cập, hạn chế, cần thiết phải được điều chỉnh cho phù hợp, nhất là khi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan như: Luật Thực phẩm; Luật Quảng cáo, Luật Thương mại… vừa được sửa đổi, bổ sung.
Nghị định Quy định về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ đang được xây dựng và hoàn thiện sẽ khắc phục và giải quyết các vấn đề này.
Theo bà Đinh Thị Thủy, Vụ Pháp chế, Bộ Y tế - một trong những thành viên tham gia soạn thảo Nghị định cho hay, Nghị định mới quy định rất chặt chẽ việc quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; cũng như quy định các công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm; quy định về nhãn sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ nhỏ; quy định nhãn thức ăn bổ sung dùng cho trẻ nhỏ…
Ngoài ra, Nghị định này quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế; thầy thuốc, nhân viên y tế; đặc biệt là phụ nữ mang thai, bà mẹ và các thành viên trong gia đình trong vấn đề này. “Bởi hơn ai hết người mẹ và các thành viên trong gia đình là người có vai trò quan trọng trong việc sử dụng và quyết định sử dụng các sản phẩm nêu trên”, bà Thủy nói.
TheoPLVN
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Trốn nắng Sài Gòn với combo vé bay
- ·Kinh doanh chụp giật
- ·Ảnh phê bình: Nguy hiểm “lơ lửng”
- ·50 bức tranh Triển lãm tranh "Sắc màu tuổi thơ"
- ·Techcombank giành giải thưởng Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán tốt nhất Việt Nam 2019
- ·Hơn 500 lượt người nghèo xã Đắk Ơ được khám bệnh miễn phí
- ·Quản lý kinh phí hoạt động chặt chẽ, hiệu quả
- ·Tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh dịp tết Nguyên đán
- ·Dự án City of Dream 17 Phạm Hùng: Chưa xây dựng đã dính hàng loạt sai phạm
- ·Phòng bệnh sau mưa
- ·Dàn sao 'khủng' khuấy đảo đại tiệc Countdown và Gala Dinner cuối năm tại FLC Hotels & Resorts
- ·Ðưa văn hoá đọc về nông thôn
- ·“Lửa” nghề
- ·Dấu ấn Thới Bình thôn
- ·Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam: Hiện, doanh nghiệp BĐS phải 'phòng ngự' chứ không thể 'tấn công!
- ·Tân Tiến đạt 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới
- ·Hiểm họa từ thực phẩm trước cổng trường
- ·Cà Mau có 4 thí sinh đoạt giải Kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia
- ·5 điểm mới nổi bật của chiếc ô tô Ford giá ‘siêu rẻ’ 176 triệu đồng vừa ra mắt
- ·Chủ tịch hội phụ nữ hết lòng vì công việc