【bxh giải nhật bản】14 tháng “đi nhờ, ngủ ké” của cô gái Việt ở 7 nước châu Phi
Từ nhỏ,ángđinhờngủkécủacôgáiViệtởnướcchâbxh giải nhật bản Nguyễn Thị Thanh Mai (Hazel Mai, sinh năm 1996, Đồng Nai) đã ấp ủ ước mơ được đi vòng quanh thế giới, khám phá cuộc sống những vùng đất mà cô mới chỉ đọc trong sách vở.
Sau thời gian học đại học ở TPHCM và thực tập ngắn hạn tại Nhật Bản, Ấn Độ, tháng 4/2019, Mai quyết định gác lại công việc, lên đường thực hiện hóa ước mơ khám phá thế giới, vượt qua giới hạn bản thân. Châu Phi là điểm đến đầu tiên trong hành trình của cô gái trẻ.
“Lộ phí” của chuyến đi chỉ vỏn vẹn khoảng 1.500USD (khoảng 34 triệu đồng). Với số tiền tiết kiệm ít ỏi, cô quyết định đi du lịch theo hình thức… đi nhờ (hitchhike).
“1.500USD mình dành để mua vé máy bay, làm visa. Trong suốt chuyến đi, hầu hết mình ở nhờ nhà người bản địa, đi nhờ xe. Khoảng nửa năm đầu, mình duy trì công việc làm trợ lý marketing 1 tiếng/ngày.
Mỗi tháng mình kiếm khoảng 200 USD. Số tiền đó mình dùng để chi trả chi phí ăn, uống”, Mai chia sẻ.
Mai duy trì công việc online trong suốt hành trình. “Cuối năm 2019, mình tìm được một công việc trợ lý có mức lương cao hơn. Với thu nhập ổn định đó, mình càng yên tâm khám phá châu Phi”, Mai cho biết.
Tháng 4/2019, Mai lên đường khám phá các quốc gia châu Phi
Trước chuyến đi này, Mai cũng từng trải nghiệm thử việc du lịch “nhờ” tại Nhật Bản và Ấn Độ. Với khả năng ngoại ngữ tốt, Mai cho rằng, nếu trong hành trình tới các nước châu Phi, công việc online gặp trục trặc, cô có thể làm việc tại các nhà hàng, khách sạn ở nơi cô đến để kiếm thêm thu nhập. Vì đó nên Mai không quá lo lắng khi khoản "lộ phí" cô có không lớn.
Sau 14 tháng rong ruổi qua 7 quốc gia châu Phi: Ai Cập, Sudan, Kenya, Ethiopia, Mozambique,Tanzania và Zambia, Mai nhận được những trải nghiệm tuổi trẻ vô giá, dù rằng, cuộc hành trình đó, gặp không ít những biến cố, khó khăn.
“Nhưng mình nhìn mọi việc diễn ra rất tích cực. Mỗi sự việc đều làm mình trưởng thành, can đảm và biết ơn cuộc sống hơn”, Mai chia sẻ.
Sống cuộc sống không nước sạch, mất điện liên miên
Với mong muốn tìm hiểu và khám phá sâu sắc về cuộc sống mỗi vùng miền, đất nước mình đến, Thanh Mai không ngần ngại hòa mình vào cuộc sống của người dân bản địa.
Dù luôn tìm hiểu kĩ thông tin trước khi tới, nhưng Mai vẫn khó lòng lường hết được cuộc sống thiếu thốn đủ thứ tại nhiều quốc gia châu Phi: không có nước sạch, mất điện liên miên, “tìm mỏi mắt” không mua được cá tươi…
Chuyến đi tới vùng quê nghèo của Sudan khiến Mai có phần bị “sốc”. Người dân ở đây ăn uống, tắm giặt, rửa xe, tắm cho gia súc… đều bằng nước từ dòng sông Nile chảy qua làng.
Những ngày đầu, Mai mua nước sạch mang theo vì không đủ can đảm dùng nước sông. “Nhưng sau vài ngày mình cũng “nhắm mắt” dùng nước sông như người bản địa. Họ mang nước về đổ vào các chum lớn để lắng đất cát rồi sử dụng”, Mai cho biết.
Cuộc sống của người dân Sudan khó khăn đến mức khiến Mai "sốc"
Ở Sudan, người dân cũng thiếu xăng dầu nên mỗi lần đến trạm xăng, họ thường mua nhiều để tích trữ. Cảnh chờ đợi ở trạm xăng dầu đã trở thành “đặc sản” nơi đây.
Phần lớn diện tích của Sudan nằm trong sa mạc lớn nhất thế giới - Sahara, vì vậy Mai hiếm khi nhìn thấy cây xanh, ra đường chỉ thấy nắng và gió bỏng rát. Dù cố gắng hòa nhập nhưng cuộc sống nơi đây vẫn khiến cô cảm thấy như bị “bào mòn về tinh thần”.
“Những ngày ở Sudan khiến mình cảm thấy biết yêu thương, chia sẻ và cảm thấy trân trọng cuộc sống đang có nhiều hơn. Nếu không có chuyến đi, mình không thể biết rằng, trên thế giới còn nhiều vùng miền khó khăn đến vậy”, Mai chia sẻ.
Hoảng hốt cực độ khi chứng kiến cuộc biểu tình
Mai đến Sudan vào giữa tháng 6/2019, thời điểm cao trào trong cuộc đảo chính của người dân nơi đây. Ngày 29/6/2019, Thanh Mai rời Kosti trở lại Khartoum - thủ đô Sudan.
Dù một người bạn đã cảnh báo cô về việc có thể xảy ra biểu tình tại thủ đô nhưng Mai vẫn quyết định trở lại Khartoum, một phần vì không muốn làm lỡ lịch trình và một phần vì muốn biết biểu tình diễn ra thế nào.
Ngày hôm sau, cuộc biểu tình thật sự diễn ra và được trực tiếp trên nhiều kênh truyền hình quốc tế. Không chỉ từ thủ đô Sudan, người biểu tình từ khắp các vùng lân cận kéo về thành phố. Mai nhớ lại lúc đó, hàng ngàn người xuất hiện ở các tuyến phố, họ cầm cờ, mặc áo in hình lá cờ, buộc cờ trên trán.
Họ biểu tình ôn hòa, không súng, không đạn, không đánh bom cháy nhà như cô tưởng tượng. Họ đi bộ dọc tuyến đường, hai bên lề xe tăng có súng trải dài nhưng không có động thái bạo lực.
Cô và người bạn Mojaba hòa vào dòng người. Ở một số đoạn đường, cảnh sát điều hòa dòng người để tránh ùn tắc giao thông. Họ vừa đi vừa hô to khẩu hiệu và hát vang bài ca "Cách Mạng" (Soulra).
Mojaba quay ra nói với vẻ hạnh phúc: "Ở đây, linh hồn mỗi người đều vì Sudan".
Hình ảnh cuộc biểu tình được Mai ghi lại
Nhưng chỉ khoảng một tiếng sau, dòng người bắt đầu hỗn loạn. Mai dần cảm thấy lo sợ. May mắn, Mai được một người bản địa đón lên xe để chạy thoát khỏi đám đông. Xe vừa đi không bao lâu, các đám khói trắng bất ngờ nổi lên xung quanh, khung cảnh trở nên mờ ảo như trong chiến trường.
Khi Mai đang chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì cửa xe mở toang, một người thanh niên chạy vội vào, đóng sập cửa lại. Đúng lúc này một tiếng nổ rất lớn vang lên, khói cay ùa vào xe.
"Mặt tôi nóng bừng bừng. Cổ tôi như có thứ gì bóp lấy. Tôi ôm lấy cổ, cảm thấy thứ gì lan từ cổ lên cằm, lên má, mũi, mắt trán. Tôi tưởng mặt mình đang biến dạng. Ti tỉ từng lỗ chân lông trên mặt tôi giãn ra rồi co lại. Lúc ấy tôi ôm mặt khóc cay xè, vì sợ hãi tột độ và sợ mình sẽ đối mặt với cái chết", Mai từng viết lại cảm xúc khi đó trên trang blog cá nhân Hazel Mai của mình.
Vơ vội nước trong ba lô, Mai táp lên mặt, dù không làm bớt đau nhưng giúp cô tỉnh táo lại. Rồi cô chuyển chai nước cho những người trên xe để "dập lửa" trên mặt. Khi mọi thứ dần bình thường trở lại, người tài xế đi khỏi đường, đưa cô và bạn về nhà.
Đến nay, khi nhớ lại, Mai vẫn còn cảm thấy rùng mình.
Sự cố vì khác biệt văn hóa, bất đồng ngôn ngữ
Với 200 bộ tộc và sử dụng 83 ngôn ngữ khác nhau, Ethiopia được coi là một đất nước đa sắc tộc với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc và kỳ lạ. Theo cảm nhận của Mai, khác với sự niềm nở, dễ chịu của người dân Sudan, người bản địa tại Ethiopia có phần “khó tính”.
Tương tự như các chuyến đi khác, Mai luôn muốn ghi lại những khoảnh khắc đời thường, sinh hoạt và làm việc của người dân địa phương.
Đến một ngôi làng tại Ethiopia, Mai cũng “vô tư” bỏ máy ảnh ra chụp hình người dân. Nhưng ngay sau đó, họ tỏ ra khó chịu, lấy tay che mặt và quay đi.
Khi Mai tới chợ, cô cũng định chụp hình thì những người bán hàng cau có, ném hành về phía cô.
“Mỗi quốc gia có những văn hóa riêng nên mình phải tìm hiểu kĩ để tránh gặp sự cố. Người Ethiopia có lòng tự tôn dân tộc rất lớn, họ không thích bị xâm phạm quyền riêng tư”, Mai chia sẻ về bài học rút ra sau sự cố.
Người bản địa ở Ethiopia không giỏi tiếng Anh nên sự bất đồng ngôn ngữ khiến Mai và họ khó trao đổi, giải thích.
Một lần, Mai đang đứng để tìm xe đi nhờ, những người bản địa chỉ trỏ, dò xét cô. Họ tập trung xung quanh bàn tán, nhìn cô bằng ánh mắt không mấy thân thiện. Cô bất giác bật khóc giữa đám đông do không biết chuyện gì đang xảy ra.
Đó là lần hiếm hoi, Mai cảm thấy tủi thân, yếu đuối đến vậy. Thật may, một lúc sau, một người bản địa hiểu tiếng Anh đi qua đã giúp Mai giải thích với dân làng và “cứu” cô thoát khỏi đám đông.
Mai đã gặp những "sự cố" vì bất đồng ngôn ngữ, văn hóa khi khám phá Ethiopia
Nhưng Ethiopia vẫn là một quốc gia mà Mai muốn quay trở lại khám phá
“Mắc kẹt” vì Covid-19
Mai dự định kết thúc hành trình ở Maputo, thủ đô Mozambique và dành một tháng để chuẩn bị về nước. Nhưng thời điểm này, Covid-19 bắt đầu lan rộng ra nhiều quốc gia châu Phi.
Thay vì vội vã tìm kiếm chuyến bay về Việt Nam, cô quyết định ở lại Mozambique và chờ xem tình hình. Mai nghĩ: nếu di chuyển lúc này, bản thân thật vô trách nhiệm khi có thể làm phát tán virus.
Cô nhanh chóng tới Maputo, liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại đây, để chuẩn bị kế hoạch ứng phó nếu virus đã lan tới và tìm chỗ ở trong vài tháng. Đại sứ quán lưu lại số điện thoại của Mai để hỗ trợ thông tin và giúp cô liên lạc với cộng đồng người Việt ở Mozambique.
Sau một thời gian ở khách sạn, Mai đến ở cùng một người phụ nữ Việt đang sống và làm việc tại Mozambique. Mỗi tháng, Mai chi tiêu khoảng 370 USD, gồm tiền thực phẩm, nơi ở và Internet.
Khi có thể, Mai phụ giúp công việc cho người phụ nữ này, trò chuyện và hỏi thăm mọi người, để vơi bớt nỗi nhớ nhà, nhớ bạn bè.
Dù mong mỏi về nước nhưng Mai vẫn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. Đến tháng 6/2020, khi chắc chắn bản thân không nhiễm Covid-19 cộng với sự giúp đỡ từ Đại sứ quán, Mai an toàn trở về Việt Nam
Mai đón sinh nhật tại Mozambique cùng những người bạn
Mỗi sự cố là một bài học để trưởng thành và thêm yêu cuộc sống
Trở về quê hương sau 14 tháng rong ruổi qua 7 quốc gia châu Phi, Mai nhận ra, bản thân mình đã thay đổi rất nhiều về cách nhìn nhận cuộc sống. Hành trình 14 tháng có nhiều khó khăn, sự cố, có những điều làm cô run sợ đến tận bây giờ nhưng mỗi sự cố đều đem đến cho Mai bài học.
Cô đã gặp những người bạn tuyệt vời. Đó là cô gái Pháp 6 năm đi vòng quanh thế giới bằng hình thứ đi nhờ xe. Cô gái ấy đã tiếp thêm năng lượng và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý với Mai. Đó là những người dân nồng hậu, thân thiện, mến khách, sẵn sàng mở lòng giúp đỡ Mai.
Mai từng nghĩ, cô chỉ có thể đi nhờ xe chở hàng hay những chiếc xe thô sơ. Nhưng không, trong hành trình của mình, có những người bản địa đang lái xe sang, họ vẫn sẵn lòng giúp đỡ cô.
Có những tài xế còn mời Mai đến nhà ăn cơm. Bữa ăn với bánh mì, rau củ, thịt hầm - những món truyền thống địa phương.
Mai trân trọng từng kỉ niệm trong chuyến đi qua 7 quốc gia châu Phi
Chứng kiến những mảnh đời khó khăn, nghèo khổ, thiếu thốn, Mai thêm trân trọng cuộc sống cô đang có, biết ơn những điều mà trước đây cô thấy tầm thường.
Linh Trang (Ảnh: Hazel Mai)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chồng còn bận tập gym, xông hơi, sao về sớm được?
- ·Trung Quốc hủy bỏ cách ly với người nhập cảnh
- ·Đảm bảo an toàn cho thí sinh ở vùng có dịch
- ·Triệt phá đường dây cất giấu hơn 40 kg ma tuý trong đá Granit xuất khẩu
- ·Xử phạt thế nào với người giả mạo facebook tung tin đồn thất thiệt?
- ·Cơ cấu tạo nguồn thu của các ngân hàng chuyển biến tích cực
- ·Thành lập nhóm chuyên sâu nghiên cứu về Bitcoin, tiền ảo
- ·Các cơ sở giáo dục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các giờ học trực tuyến
- ·Lấy chồng Mỹ, muốn đăng ký kết hôn ở Việt Nam
- ·Xử lý nghiêm việc học sinh đánh nhau, tung clip lên mạng xã hội
- ·Con gây thiệt hại, cha mẹ có trách nhiệm bồi thường
- ·Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ đổi cách viết tên Thổ Nhĩ Kỳ để tránh nhầm với gà tây
- ·Tìm hiểu kỹ để nắm bắt cơ hội điều chỉnh nguyện vọng
- ·Tăng vốn lên 5.720 tỷ đồng, Manulife có vốn điều lệ lớn nhất thị trường
- ·Kiến nghị đặt tên đường 'Võ Nguyên Giáp
- ·Học Cao Đẳng từ tuổi 15: Liệu có thể vững vàng nghề nghiệp từ tuổi 19?
- ·Thí sinh không thể hoàn thành thi đợt 1 tốt nghiệp THPT được dự thi ở đợt tiếp theo
- ·Ra mắt Thẻ tín dụng quốc tế doanh nghiệp VietinBank Diners Club
- ·Nội ơi sao con cứ đau hoài?
- ·BIDV giảm lãi suất cho vay với các lĩnh vực ưu tiên