【lịch thi đấu tây ban nha la liga】Báo động tình trạng dùng giấy phép lái xe giả gia tăng
Tử thần rình rập
Vụ việc lái xe ô tô sử dụng GPLX giả bị CSGT phát hiện mới đây nhất vào ngày 7/10/2019. Khi đó,áođộngtìnhtrạngdùnggiấyphépláixegiảgiatălịch thi đấu tây ban nha la liga tổ tuần tra kiểm soát thuộc Đội CSGT số 1, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Nam trong khi làm nhiệm vụ tại Km991 Quốc lộ 1A, đoạn qua địa bàn phường Hòa Thuận (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) phát hiện xe ô tô khách 28 chỗ ngồi mang BKS: 92B-015.56 đang lưu thông theo hướng Bắc - Nam có biểu hiện nghi vấn, đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra.
Khi xuống làm việc với CSGT, lái xe đã vô cùng tự tin xuất trình đầy đủ những giấy tờ liên quan. Tuy nhiên, xem kỹ bằng lái, CSGT xác định giấy phép lái xe này là giả. Chỉ ít phút đấu tranh, lái xe Lê Phạm Hồng Đức (SN 1981, trú huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đã phải thừa nhận những gì CSGT nghi vấn là đúng. Để có được GPLX giả này, Lê Phạm Hồng Đức chỉ phải bỏ ra 5 triệu đồng, một số tiền rẻ hơn rất nhiều so với công sức thực tế lái xe phải đi học, thi để được cấp bằng.
Dù tổ công tác đã tiến hành lập biên bản tạm giữ phương tiện, tạm giữ GPLX của Đức để xác minh, xử lý theo quy định, nhưng khi nhắc tới vụ việc, chỉ huy Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Nam vẫn không khỏi lo lắng. Rõ ràng, nguy cơ về một vụ TNGT tiềm ẩn đã được CBCS của đơn vị kịp thời phát hiện và ngăn chặn. Tuy nhiên, liệu không biết với con số hàng triệu người tham gia giao thông ở ngoài đường kia còn có bao nhiêu lái xe vẫn cố tình bất chấp các quy định về an toàn để mua, bán, sử dụng GPLX giả. Dù chưa bao giờ được đào tạo, sát hạch và thi bất cứ ngày nào trong các cơ sở, trung tâm đào tạo lái xe, song họ vẫn ngang nhiên cầm vô lăng điều khiển phương tiện trên đường. Như lái xe khách trên, nguy hiểm còn nhân lên gấp nhiều lần khi họ kinh doanh vận tải hành khách, chở trên xe hàng chục mạng người.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, hiện tình trạng sử dụng GPLX giả diễn ra khắp nơi trên cả nước. Đơn cử như tại Kiên Giang, trong năm 2018, qua kiểm tra, lực lượng CSGT đã phát hiện hàng trăm trường hợp sử dụng GPLX giả. Thống kê chỉ trong 9 tháng đầu năm 2019, số lượng sử dụng GPLX giả được CSGT phát hiện tại đây đã lên tới cả trăm trường hợp. Việc sử dụng GPLX giả, không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không chỉ vi phạm các quy định của pháp luật, tiếp tay cho các đối tượng làm giả giấy tờ mà còn đặt ra nhiều mối lo liên quan đến vi phạm, tai nạn giao thông.
CSGT tăng cường kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những lái xe vi phạm Luật Giao thông, trong đó có sử dụng bằng giả |
Quản chặt, xử lý nghiêm
Không chỉ sử dụng GPLX giả, nhiều lái xe khi bị CSGT phát hiện xử lý còn điên cuồng chống đối bằng nhiều hình thức khác nhau. Trung tá Văn Ngọc Toàn, cán bộ Trạm CSGT Hải Lăng, thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị nhớ lại vụ việc lái xe Trần Quốc Phong (SN 1985, trú Nguyễn Thiện Thuật, TP Huế, tỉnh Thửa Thiên - Huế) điều khiển phương tiện chạy hướng Quảng Trị - Thừa Thiên - Huế đã chống đối lực lượng thực thi nhiệm vụ. Khi đó, phát hiện xe của Phong điều khiển chạy quá tốc độ, CSGT đã ra hiệu lệnh dừng xe.
Tiếp đến, khi bị phát hiện sử dụng GPLX giả và yêu cầu đưa xe về trụ sở Trạm CSGT để xử lý thì Phong đã lái xe bỏ chạy đến Km791+300 Quốc lộ 1A thì bị CSGT truy bắt buộc phải dừng lại. Qua kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên xe ô tô còn có 2 thanh kiếm, Phong cũng không xuất trình được giấy đăng kiểm của phương tiện. Tại trụ sở cơ quan công an, test nhanh ma túy còn cho thấy Phong có kết quả dương tính. Hiện trạm CSGT Hải Lăng lập biên bản vi phạm hành chính đối với lái xe Trần Quốc Phong về các hành vi vi phạm nói trên với tổng mức tiền phạt gần 40 triệu đồng, tạm giữ xe ô tô BKS: 75A-086.06.
Lái xe Trần Quốc Phong sử dụng bằng giả điều khiển phương tiện và bỏ chạy khi bị CSGT xử phạt |
Theo đại diện Cục CSGT, tình trạng lái xe sử dụng GPLX giả hiện nay đang rất nhức nhối. Thống kê trong nửa tháng (từ 15 đến 29-7) thực hiện tổng kiểm tra đối với ô tô chở khách, ô tô vận tải container và xe mô tô, lực lượng CSGT trên toàn quốc đã kiểm tra 344.930 phương tiện, qua đó phát hiện và lập biên bản xử lý 147.808 phương tiện vi phạm, trong đó xe khách là 15.752 trường hợp, xe ô tô vận tải container 11.730 trường hợp và xe mô tô 120.326 trường hợp. Đáng chú ý, có tới 11.597 trường hợp người điều khiển phương tiện không có GPLX. Con số này thật sự đáng báo động.
Trung tá Vũ Văn Hoài - Đội trưởng Đội Tuyên truyền điều tra khám nghiệm TNGT, Phòng CSGT CATP Hà Nội cho biết: Việc người điều khiển phương tiện cố tình sử dụng GPLX giả cũng hiểm nguy như việc dùng xăng để dập lửa. Rõ ràng, những người này biết thừa việc làm đó là sai nhưng vẫn cố tình vi phạm. Điều này đặt ra cho các cơ quan quản lý, giảm sát, xử phạt cần phải nghiên cứu tính toán để sao cho không còn ai dám vi phạm. Hiện nay, nhiều người điều khiển mô tô, xe máy khi bị CSGT xử lý cũng bỏ lại GPLX và không chịu nộp phạt khá nhiều.
Nguyên nhân một phần là do tình trạng mua bán, làm giả, cũng như cấp GPLX khá đơn giản, dễ dàng. Vì vậy họ quan niệm, mất cái này thì đi mua hoặc xin cấp lại cái khác. Vừa qua, Cục CSGT phối hợp với các đơn vị của Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam để xây dựng hệ thống tra cứu, giám sát các lỗi vi phạm giao thông đã có tác dụng rất lớn trong công tác giám sát, kiểm tra của CSGT cũng như cơ quan chức năng. Khi dữ liệu về lỗi vi phạm sử dụng GPLX giả, bị tạm giữ GPLX, được đưa lên hệ thống, các lái xe này dù muốn hay không cũng không thể xin cấp lại GPLX được nữa.
Cần nghiêm trị cả kẻ bán, người mua Giấy phép lái xe giả
Trước tình trạng làm giả và sử dụng Giấy phép lái xe (GPLX) giả tràn lan, làm tăng nguy cơ gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng, luật sư Nguyễn Thị Thu - Đoàn Luật sư Hà Nội (ảnh) cho rằng, cơ quan chức năng phải đồng thời xử lý nghiêm cả đối tượng làm GPLX giả và người sử dụng GPLX này.
Theo luật sư Nguyễn Thị Thu, GPLX giả được hiểu là GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Theo điểm a, khoản 5, Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, phạt tiền 800.000 - 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp. Khoản 7, Điều 21 Nghị định này còn quy định, người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô mà sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị phạt tiền từ 4-6 triệu đồng. Ngoài ra, người điều khiển phương tiện cơ giới sử dụng GPLX giả còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tịch thu GPLX giả.
Còn về hành vi làm GPLX giả, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, đối tượng thực hiện hành vi này có thể bị xử lý hình sự về tội Sử dụng và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo Điều 341 BLHS 2015 sửa đổi. Theo đó, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30-100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng-2 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Làm 6 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên; Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Thu lợi bất chính 50 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 3-7 năm. Cũng theo luật sư Nguyễn Thị Thu, GPLX tuy chỉ là một loại giấy tờ, song nó lại ảnh hưởng đến sự an toàn không chỉ của người được cấp mà còn nhiều người tham gia giao thông khác. Việc một người nào đó sử dụng GPLX giả có thể qua mắt được lực lượng chức năng, nhưng sự hiểu biết của họ về Luật An toàn giao thông đường bộ, kỹ năng xử lý tình huống khi tham gia giao thông là con số không.
Những người điều khiển phương tiện giao thông dù đã qua các kỳ thi sát hạch, đã được cấp GPLX nếu không chú ý và quan sát khi lưu thông vẫn có thể không may xảy ra tai nạn. Huống hồ những người chỉ bỏ tiền đi mua GPLX giả, nhất là những lái xe tải, xe khách, họ có thể gây ra những vụ tai nạn thảm khốc trong bất cứ lúc nào. Chỉ vì tư lợi cá nhân, các đối tượng làm và sử dụng GPLX giả đã gây nên sự bất ổn cho xã hội. Do đó, để giải quyết triệt để vấn nạn này, giảm thiểu những vụ tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, cơ quan chức năng cần xử phạt thật nặng đối với cả kẻ bán và người mua GPLX giả - luật sư Nguyễn Thị Thu đề xuất.
Theo An ninh Thủ đô
Thi bằng lái xe sẽ khó hơn
Tổng cục Đường bộ VN dự kiến tăng bộ câu hỏi thi sát hạch lý thuyết lái xe từ 450 lên 600 câu vào quý III năm nay.
(责任编辑:World Cup)
- ·Phát hiện hơn 10.000 lít xăng Ron 95
- ·Chuyển đổi số từ tiệm bột chiên, hàng bánh tráng trộn
- ·55 doanh nghiệp được tặng Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2020
- ·Cảnh báo xuất hiện trang web giả mạo thương hiệu EVN
- ·Phát lệnh truy nã Vũ Đình Duy
- ·5 thách thức chờ đón ‘Thái tử’ Samsung Lee Jae
- ·Những giải pháp cho DN lưu trữ dữ liệu người dùng Việt Nam ở nước ngoài
- ·Rộ tin đồn 'Mark Zuckerberg từ chức' CEO Meta
- ·Công nghiệp chế biến tiếp tục ‘hút’ vốn FDI trong 7 tháng năm 2019
- ·'Cơ hội vàng' cho hãng chip Trung Quốc khi doanh nghiệp ngoại sa thải nhân sự
- ·Hội báo Toàn quốc 2018 đã khép lại thành công
- ·Thương hiệu tốt nhất Việt Nam 2022: 5 trên 10 là các công ty công nghệ
- ·3 sai lầm thường gặp khi lắp đặt camera an ninh
- ·'Mùa đông tiền điện tử' sắp kết thúc?
- ·Tờ Nikkei tiết lộ lý do ông Kim Jong Un chọn Việt Nam là mô hình kinh tế lý tưởng cho Triều Tiên
- ·EU cảnh báo Elon Musk: ‘Chim sẽ bay theo luật của chúng tôi’
- ·AI có thể đoán trước vé số độc đắc 2 tỷ USD không
- ·Elon Musk hé lộ thời điểm mở lại dịch vụ thu phí tick xanh Twitter
- ·Tin mới nhất vụ MC Minh Tiệp: VTV bất ngờ phát thông báo
- ·Hãng công nghệ Nhật giới thiệu chiếc máy tắm tự động dành cho người