【365 ca cuoc.net】Không trông chờ sự tự giác của người kinh doanh
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, xu hướng kinh doanh thương mại điện tử ở nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhất là hoạt động kinh doanh buôn bán qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instargram… Nhiều ý kiến cho rằng, hoạt động kinh doanh này cũng cần được kiểm soát và đánh thuế như hình thức kinh doanh truyền thống để đảm bảo tính công bằng, cạnh tranh. Ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào?
Kinh doanh thông qua các phương tiện điện tử, trong đó có các hoạt động như mua bán, quảng cáo hàng hóa dịch vụ trực tuyến qua các mạng xã hội cũng là một hoạt động kinh doanh. Về nguyên tắc, khi hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng thì tiền thuế phát sinh từ hoạt động này cũng tăng trưởng tương ứng.
Chính sách thuế hiện hành của Việt Nam đã được điều chỉnh đối với tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh không phân biệt là thương mại truyền thống hay thương mại điện tử. Tôi ủng hộ chủ trương của cơ quan quản lý phải giám sát để thu thuế với hình thức kinh doanh này.
Vậy đâu là cơ sở pháp lý để quản lý loại hình kinh doanh này, thưa bà?
Việc thu thuế đối với những người kinh doanh trên các trang mạng xã hội là có cơ sở pháp lý. Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử đã quy định rõ những trách nhiệm của người bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử, trong đó có quy định phải “thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật”.
Về nguyên tắc, khi bắt đầu tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, các tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đăng ký thuế, thực hiện kê khai những thông tin của doanh nghiệp hoặc cá nhân theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ về thuế với Nhà nước. Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh đã thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế, được cấp mã số thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nay mở rộng thêm hoạt động kinh doanh thương mại điện tử thì chỉ cần khai bổ sung thông tin với cơ quan thuế.
Riêng đối với bán hàng hóa qua mạng xã hội, theo quy định của pháp luật về thuế, với các hình thức bán hàng trực tuyến… cá nhân phải nộp thuế Giá trị gia tăng theo thuế suất 1% và thuế Thu nhập cá nhân theo mức thuế suất 0,5% trên doanh thu bán hàng.
Chính sách là như vậy, nhưng thực tế cho thấy việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh này đang đặt ra nhiều thách thức với cơ quan Thuế trong việc xác định doanh thu, chi phí, thu nhập để có thể tiến hành quản lý thu đúng, thu đủ tiền thuế phát sinh đối với hoạt động này vào ngân sách nhà nước. Theo bà nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng này?
Các quy định về nghĩa vụ thuế trên được hướng dẫn chung cho tất cả các đối tượng nộp thuế, các hàng hóa dịch vụ kinh doanh có phát sinh nghĩa vụ thuế nói chung. Tức là chưa có văn bản hướng dẫn thật cụ thể cho các hoạt động đặc thù như kinh doanh thương mại điện tử, quảng cáo bán hàng qua các trang mạng xã hội… nên trong thực tế còn gặp khó khăn, buông lỏng.
Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan Thuế trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử còn gặp nhiều khó khăn bởi lĩnh vực này đòi hỏi những yêu cầu cao hơn với so với thanh tra thuế thông thường. Trong quá trình thanh tra, phải có sự hỗ trợ, vào cuộc của các tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý chức năng có liên quan mới có thể xác định luồng tiền thanh toán, dấu vết giao dịch, kết xuất dữ liệu lịch sử giao dịch… làm cơ sở truy thu thuế đối với các doanh thu không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ trong giao dịch mua bán.
Thực tế hiện nay cho thấy việc quản lý thuế với hoạt động kinh doanh này đang có lỗ hổng khá lớn. TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là nơi phát triển hoạt kinh doanh thương mại điện tử sớm nhất, có doanh thu từ mua bán, giao dịch sản phẩm qua mạng cao nhất trong cả nước, tuy nhiên tiền thuế do người bán hàng tự khai, tự tính, tự nộp vào ngân sách nhà nước lại không tương ứng với doanh thu thực tế. Dẫu biết rằng nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân đối với đất nước, mọi người phải tự giác tuân thủ pháp luật về thuế, nhưng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử thì chúng ta không thể chỉ chờ đợi vào sự tự giác tuân thủ.
Vậy để tăng cường quản lý với loại hình kinh doanh còn khá mới mẻ này, cơ quan quản lý cần làm những gì, thưa bà?
Để tăng cường kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử, đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các phương thức kinh doanh, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật về thuế hiện hành để phù hợp với sự phát triển, cũng như tình hình thực tế hoạt động kinh doanh này.
Trước hết, Bộ Tài chính cần phải ban hành Thông tư và các văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện chính sách và quản lý thuế áp dụng đặc thù đối với kinh doanh thương mại điện tử, nhất là hoạt động quảng cáo, buôn bán trên các trang mạng xã hội. Trong đó xác định trách nhiệm, nghĩa vụ thuế, cách kê khai, tính thuế, khấu trừ thuế tại nguồn, nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước. Đối với cơ quan Thuế, cần triển khai ngay việc đăng ký thuế, bổ sung thông tin thay đổi về thuế đối với các tổ chức cá nhân đang tiến hành kinh doanh trên các trang mạng xã hội. Việc thông báo thời hạn đăng ký thuế cũng phải được thực hiện ngay cả trên các “gian hàng” của họ trên mạng Facebook, mạng xã hội.
Ngành Thuế phải tăng cường phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước liên quan như: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời phối hợp với các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, các công ty viễn thông, các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền dẫn, cung cấp hạ tầng mạng… để trao đổi, thu thập, nắm bắt thông tin của các đơn vị có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, giao dịch buôn bán trên mạng xã hội.
Nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp trên, tôi tin rằng công tác tổ chức thu nộp, quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, quảng cáo hàng hoá dịch vụ trực tuyến trên trang mạng xã hội… sớm được cải thiện, từng bước thực hiện bình đẳng về nghĩa vụ thuế, tạo nên môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, chống thất thu ngân sách nhà nước.
Xin cảm ơn bà!
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- ·Vì sao Mỹ thành công ở Iraq nhưng dễ thất bại ở Afghanistan?
- ·Du khách thích thú đi chợ ven biển 'săn' hải sản giá rẻ, tính tiền bằng thau
- ·Phượt thủ TPHCM 70 tuổi lái xe máy đưa vợ vi vu khắp nơi để 'bù đắp thanh xuân'
- ·Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- ·Ấn Độ sẽ phá vỡ lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran
- ·Cuộc gặp Thượng đỉnh Nga
- ·Truyền thông Úc phân tích lý do Phú Quốc là điểm đến mới cho du lịch và sự kiện
- ·Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- ·Căng thẳng thương mại Mỹ
- ·Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
- ·Việt Nam lọt top 5 điểm đến đón Giáng sinh đáng nhớ nhất châu Á
- ·Trao giải cuộc thi 'Chuyện của những dòng sông'
- ·Vì sao trong phòng khách sạn thường để bút chì thay vì bút mực, bút bi?
- ·3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
- ·Kinh tế Mỹ sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2019
- ·Nga sẽ tính toán chiến lược của mình thế nào khi Mỹ rút khỏi Syria?
- ·Hiện trường thảm khốc vụ rơi máy bay Ethiopia làm 157 người thiệt mạng
- ·Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- ·Khoảnh khắc các nàng thơ bỏ chạy vì mưa lớn ở Hang Múa gây 'bão mạng'