【tỷ số nigeria】Tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn: Chống tham nhũng không để đánh chuột không vỡ bình
Sáng 5/6,ổngKiểmtoánNgôVănTuấnChốngthamnhũngkhôngđểđánhchuộtkhôngvỡbìtỷ số nigeria tại phiên chất vấn Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn, nhiều đại biểu đặt câu hỏi liên quan công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Xây dựng thiết chế phòng ngừa hiệu quả
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (đoàn Hà Nội) cho rằng, Kiểm toán Nhà nước có vai trò và trách nhiệm đặc biệt quan trọng trong việc tham gia phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.
Theo đại biểu đoàn Hà Nội, trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được thành tựu rất lớn trong công cuộc phòng chống tham nhũng. Nhưng ở đâu đó vẫn thấp thoáng căn bệnh sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh.
"Với vị trí là người đứng đầu một trong những cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng, mong Tổng Kiểm toán cho biết phải làm gì để xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng; cương quyết đưa cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng đi đến thắng lợi nhưng mặt khác vẫn nuôi dưỡng được niềm tin, vẫn thắp sáng được ngọn lửa nhiệt huyết, vẫn bảo vệ được những người dám nghĩ, dám làm và mong muốn được cống hiến cho đất nước?”, bà Mai đặt vấn đề.
“Câu hỏi của đại biểu thực sự là khó. Nhưng với sự hiểu biết hạn chế của mình, tôi cố gắng nêu quan điểm cá nhân”, Tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, trước hết là làm sao tiếp tục đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực mà không giảm tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ, công chức. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường nói, làm sao “đánh chuột không vỡ bình”.
Tổng Kiểm toán cho rằng, phải xây dựng thiết chế phòng ngừa hiệu quả, chặt chẽ để không thể tham nhũng.
Cùng với đó là xây dựng thiết chế về phát hiện, xử lý nghiêm minh để không dám tham nhũng; xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý để không muốn và không cần tham nhũng. Có như vậy công tác phòng chống tham nhũng mới hiệu quả.
Về việc đùn đẩy né tránh, sợ trách nhiệm, theo ông Ngô Văn Tuấn, có 3 nguyên nhân: Ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức; trình độ, năng lực chưa theo kịp yêu cầu; công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa sâu sát.
Để khắc phục tình trạng trên, Tổng Kiểm toán cho rằng, trước hết phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao trình độ năng lực và đặc biệt phải hoàn thiện thể chế để quy định rõ quyền và nghĩa vụ của từng công chức. Trong đó quy định công chức ngồi vào mỗi vị trí phải làm gì, không được làm gì và gắn với quyền lợi cụ thể.
Luân chuyển cán bộ để hạn chế quan hệ thân hữu
Đại biểu Triệu Thị Huyền (đoàn Yên Bái) đặt câu hỏi: “Mô hình Kiểm toán Nhà nước theo khu vực có đảm bảo được tính độc lập, tính khách quan?”.
Theo bà, hiện nay mô hình tổ chức Kiểm toán Nhà nước đang được phân theo khu vực, trong đó một khu vực sẽ thực hiện kiểm toán thường xuyên đối với một địa bàn.
“Mô hình tổ chức này có đảm bảo được tính độc lập, khách quan và liệu có thể nảy sinh những tiêu cực cho mối quan hệ giữa kiểm toán khu vực và các địa phương hay không? Giải pháp của Kiểm toán Nhà nước trong vấn đề này là gì?”, nữ đại biểu nêu.
Trả lời, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho rằng, việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong ngành luôn là nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất. Thực hiện quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng tiêu cực, Kiểm toán Nhà nước làm rất mạnh trong việc luân chuyển, luân phiên điều động cán bộ.
Trong vòng 2-3 năm, phải luân phiên, luân chuyển trong công tác kiểm toán và chỉ đạo kiểm toán từng địa phương và khu vực. Trong đó có luân chuyển từ trụ sở chính về khu vực hoặc trong nội bộ khu vực; luân chuyển địa bàn, luân chuyển lĩnh vực.
Liên quan đến mô hình tổ chức, ông Tuấn cho hay, ngành kiểm toán được phân 1.974 biên chế, hiện có mặt 1.864 và tổ chức theo 32 đơn vị, 8 cơ quan tham mưu, 8 cơ quan chuyên ngành, 13 khu vực và 3 đơn vị sự nghiệp.
“Chúng tôi có chỉ đạo luân phiên trong công tác kiểm toán, và chỉ đạo kiểm toán đối với từng địa phương, khu vực”, Tổng Kiểm toán khẳng định.
Ông bày tỏ hy vọng những giải pháp như vậy giúp hạn chế được quan hệ thân hữu, hạn chế tối đa tham nhũng, tiêu cực.
Tổng Kiểm toán Nhà nước: ‘Phải chín, phải rõ mới chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra’
Nêu số liệu 5 năm đã chuyển 19 vụ việc cho cơ quan điều tra, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, với phương châm thận trọng, "phải chín, phải rõ" mới chuyển nhưng không có nghĩa là hạn chế vai trò phòng chống tham nhũng của kiểm toán.(责任编辑:La liga)
- ·Chất lượng Việt Nam Online tuyển phóng viên, BTV, CTV
- ·Người thiết kế lá cờ Giải phóng
- ·Lắt léo hơn 600 tỷ đồng các khoản phải thu khó đòi của VNSteel
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 31/12
- ·Chuyên gia chỉ điểm 7 món ăn nhiều giúp trẻ hóa từ trong ra ngoài
- ·Kết quả Singapore 0
- ·Ngược sóng giữ mùa xuân
- ·Ý thức là yếu tố then chốt
- ·Quảng Nam: Rùa biển trong sách đỏ nặng 25 kg mắc lưới ngư dân
- ·Xúc động 55 năm ngày gặp lại
- ·Tai nạn nghiêm trọng: Ô tô 16 chỗ đấu đầu xe tải, 14 người thương vong
- ·250 triệu cổ phiếu Sunshine Homes sẽ chính thức chào sàn từ ngày 4/8
- ·Góp sức trẻ sẻ chia tết ấm
- ·Sông Đà 11: Chi phí quản lý ăn mòn lợi nhuận quý II
- ·Tin mới nhất về cháy công ty may ở khu công nghiệp Khai Quang
- ·Lạng Sơn: Chủ động hạn chế ùn ứ nông sản tại cửa khẩu
- ·Trồng cây, “trồng” yêu thương
- ·Cổ phiếu vật liệu xây dựng tăng nóng bất chấp thị trường tụt áp
- ·Thông tin mới nhất về vụ bệnh nhân tử vong sau phẫu thuật gãy xương tay ở BV Đa khoa Hà Đông
- ·Ninh Bình:Bắt 2 đối tượng bán ô tô rồi tới nhà nghỉ "dàn cảnh" để lấy cắp