【tin juventus】“Mở đường” cho doanh nghiệp đầu tư và phát triển
Gia hạn thuế - “đòn bẩy” hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục và phát triển | |
Tạo điều kiện rộng mở cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay | |
Doanh nghiệp kiến nghị thủ tục hỗ trợ phát triển thương mại điện tử qua biên giới |
Ông đánh giá như thế nào về đà phục hồi của các doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2022?
- Trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp phải chịu sự tác động bất lợi của đại dịch Covid-19, “sức khoẻ” của đa số doanh nghiệp bị bào mòn, nhưng đại bộ phận vẫn trụ vững, vẫn là điểm sáng trong việc hoàn thành trách nhiệm tạo việc làm và thu nhập cho người lao động và phục hồi, phát triển kinh tế. Đồng thời cũng là khu vực thể hiện được khả năng hấp thụ các chính sách hỗ trợ của Chính phủ tương đối tốt. Điều này góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng và phục hồi kinh tế Việt Nam nói chung.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng còn nhiều khó khăn khi không chỉ đối mặt với đại dịch, năm 2022 còn có nhiều biến cố bất ngờ, chuỗi cung ứng tiếp tục định hình lại theo xu hướng không tập trung, phụ thuộc vào một quốc gia nhất định để hạn chế rủi ro khủng hoảng thiếu hụt hàng hoá như năm 2021. Cùng với đó là những bất ổn địa chính trị tại nhiều thị trường, khiến các doanh nghiệp khó chồng khó.
Ông có khuyến nghị gì để doanh nghiệp giữ được đà phục hồi và có thể tăng cường mở rộng đầu tư hơn nữa?
- Để doanh nghiệp có thể mạnh dạn mở rộng quy mô đầu tư cũng như có thêm các phương án kinh doanh mới, các cơ quan nhà nước cần phải đảm bảo kiểm soát và quản lý điều hành để kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh tốt; chính sách pháp luật tốt; chi phí tuân thủ và thủ tục hành chính tốt; cơ sở hạ tầng luôn được cải thiện.
Theo đó, với việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp cho rằng điều này chính là giữ được nền tảng quan trọng để tạo các cơ hội, điều kiện là tiền đề cho sự phục hồi phát triển của cộng đồng kinh doanh cũng như “mạnh dạn” cho các hoạt động đầu tư để góp phần vào phát triển kinh tế cho năm 2022 và những năm tiếp theo trong bối cảnh tiếp tục thực hiện các biện pháp, chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và các biến chủng của Covid-19.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện thể chế kinh doanh, trong đó tăng cường tư pháp và thực thi pháp luật được coi là biện pháp trung tâm của cải cách môi trường pháp lý kinh doanh. Bởi lẽ, kinh doanh và kinh tế thị trường đòi hỏi sự chắc chắn của pháp luật, doanh nghiệp khi muốn đầu tư cần phải dự đoán được những thay đổi của môi trường kinh doanh để chủ động trong mọi tình huống.
Các gói kích thích kinh tế để ngăn chặn suy giảm là rất cần thiết với các doanh nghiệp, nhưng không nhất thiết phải “một mũi tên trúng nhiều mục tiêu”. Có thể trong một số gói phải thiết kế cẩn trọng hơn với phương châm “một mũi tên chỉ cần trúng một mục tiêu”, sẽ an toàn hơn cho việc kiểm soát lạm phát.
Các cơ quan quản lý cũng cần chú trọng ưu tiên đầu tư và kích thích đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ hải sản, du lịch, chế biến chế tạo và cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, giao thông nông thôn. Bởi lẽ, nhiều nghiên cứu cho thấy lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ hải sản, du lịch, chế biến chế tạo và cơ sở hạ tầng thuỷ lợi, giao thông nông thôn có hiệu ứng liên kết rất cao, tập trung đầu tư vào đây sẽ giải phóng được nhiều nhất sức sản xuất cho các doanh nghiệp nội địa trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Là cộng đồng chiếm tới 98% tổng số doanh nghiệp, theo ông, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần những giải pháp hỗ trợ cụ thể như thế nào trong giai đoạn hiện nay?
- Cùng với những khuyến nghị như tôi đã nói ở trên thì từ Trung ương đến địa phương, các cơ quan này phải phối hợp hết sức nhịp nhàng, không “quyền anh quyền tôi”, không đùn đẩy trách nhiệm. Đây là điều kiện tiên quyết để các chương trình, dự án, đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có hiệu quả.
Hiện các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có các quy định được ban hành theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên việc triển khai thực hiện cần tiếp tục tập trung vào việc ban hành chính sách pháp luật nhanh chóng và thực thi hiệu quả. Các chương trình, dự án, đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải ưu tiên bố trí nguồn lực tối thiểu gấp 10 lần năm 2021, để đạt được “ngưỡng quy mô” cần thiết đủ tác động tích cực, lan toả nhanh chóng đến cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Trong lĩnh vực tài chính, cộng đồng doanh nghiệp mong muốn các cơ quan liên quan cần tiếp tục cách trình tự, thủ tục thuế, chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ theo hướng đơn giản, tạo thuận lợi. Cùng với đó là việc triển khai nhanh các chính sách, chương trình trong gói hỗ trợ lãi suất 2% với quy mô 40.000 tỷ đồng từ ngân hàng, để các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn cho phục hồi, cần đặc biệt chú trọng đối với các khoản vay tín dụng xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, đổi mới sáng tạo, công nghiệp phụ trợ, chế biến chế tạo, chuỗi liên kết…
Mặt khác, theo tôi, cơ quan quản lý cần nhanh chóng ban hành chính sách hỗ trợ mua bán trực tuyến dành riêng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm cả tiểu thương nghiệp. Việc này nhằm hỗ trợ cho đối tượng này thích ứng với sự thay đổi mạnh mẽ, nhanh chóng của khách hàng, bạn hàng từ giao dịch mua, bán hàng hoá trực tiếp sang online, để giúp họ tồn tại và phát triển.
Các cơ quan quản lý cũng có thể thực hiện hỗ trợ qua hình thức mua sắm công đối với giá gói thầu xây dựng dưới 5 tỷ đồng và mua sắm hàng hoá dịch vụ dưới 3 tỷ đồng sử dụng ngân sách phải dành cho các nhà thầu là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Đối với những gói thầu đòi hỏi năng lực khoa học công nghệ quá cao hoặc giá gói thầu xây dựng trên 5 tỷ đồng và mua sắm hàng hoá dịch vụ trên 3 tỷ đồng ưu tiên cho các nhà thầu có sử dụng nhà thầu phụ là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Cuối cùng, tôi mong rằng các cơ quan chức năng cần tạo cơ chế thuận lợi (đặc biệt là mặt bằng và thủ tục trình tự xét duyệt dự án) để khuyến khích các nhà đầu tư, tư nhân trong nước mạnh dạn đầu tư thành lập các khu, cụm ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Đây là nội dung hỗ trợ đã được “mở đường”, nên cần được khuyến khích tiếp tục thực hiện trong nhiều chính sách của Đảng, Nhà nước và gần đây nhất là Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng đến nay chưa thực hiện được.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hợp tác về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp Halal
- ·Chính phủ tăng cường các biện pháp hỗ trợ người lao động
- ·Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa
- ·Khoa học công nghệ
- ·Dịch Covid
- ·Thủ tướng Chính phủ sẽ đối thoại với công nhân vào ngày 12/6
- ·CPI tháng 10 tăng 0,15%
- ·2 trung tâm đăng kiểm ở TP. HCM và Bắc Ninh bị tạm đình chỉ
- ·Kinh tế nền tảng số lên ngôi thúc đẩy công cuộc cải cách thể chế tại Việt Nam
- ·Thúc đẩy giảm nghèo đa chiều nhanh và bền vững ở Việt Nam
- ·Người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước khoảng 10 tỷ đô la mỗi năm
- ·Thu 765 tỉ đồng nhưng chi trả chỉ 45 tỉ, VCCI kiến nghị bỏ quy định bảo hiểm bắt buộc với xe máy
- ·Động lực tăng trưởng kinh tế 9 tháng năm 2022
- ·Đoàn thanh niên Tổng cục TCĐLCL dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- ·10 kết quả nổi bật của ngành BHXH Việt Nam năm 2022
- ·BHXH Việt Nam hướng dẫn cấp lại, đổi thẻ bảo hiểm y tế không thay đổi thông tin
- ·Đột phá về tái chế biến một loại nhựa thông thường thành một loại nhựa khác
- ·11 tháng, ngân sách nhà nước bội thu 279.900 tỷ đồng
- ·Đảm bảo truy xuất nguồn gốc hàng hóa Việt Nam tại thị trường châu Mỹ
- ·Tọa đàm: 'Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt'