【diễn biến chính crystal palace gặp tottenham】Người chỉ huy quân giới "vạn năng"
(CMO) Tôi may mắn được dự nhiều cuộc họp của Tiểu ban liên lạc Xưởng Quân giới Cà Mau. Và trong những câu chuyện rôm rả về một thời đầy gian nan nhưng cũng lắm tự hào ấy, bao giờ cựu binh của xưởng cũng nhắc đến các thành viên ban lãnh đạo xưởng một cách thân tình và đầy ngưỡng mộ. Trong các thành viên ấy có ông Ba Long (Lê Văn Long), nguyên Phó giám đốc xưởng.
Các cựu binh Xưởng Quân giới Cà Mau kể về ông Ba Long bằng tình cảm thân thương và ngưỡng mộ. |
Ông Nguyễn Tấn Phát, nguyên Phó giám đốc xưởng, kể: “Khi xưởng thành lập, tôi chỉ là một thanh niên mới nhập ngũ. Vào xưởng, tôi được phân công đi rước anh Ba Long, lúc đó làm trong tổ rờ-sạc thuộc Tiểu đoàn Ngô Văn Sở, đóng ở Lô Ráng (Năm Căn). Về xưởng, ban đầu anh Ba Long được phân công làm Quản đốc Phân xưởng tiện nguội (Trưởng Ngành nguội). Điều kiện lúc đó thiếu thốn vô cùng, từ trang thiết bị đến nguyên vật liệu sản xuất. Anh Ba Long khi còn làm quản đốc, kể cả sau này khi làm Phó giám đốc xưởng đều không chịu bó tay, luôn nêu cao tinh thần tự lực tự cường, nghiên cứu đưa ra nhiều sáng kiến đáp ứng yêu cầu sản xuất vũ khí kịp thời phục vụ chiến đấu”.
Thợ vạn năng
Ông Tám Hải (Đào Hồng Hải, nguyên Trưởng Ban kỹ thuật xưởng) kể, ban đầu, để sản xuất vỏ lựu đạn, ta phải dùng các bể lò rèn để nấu gang. Nhưng cách này năng suất không cao, do áp lực nóng lò chịu không nổi, mỗi ngày nấu gang chỉ đủ làm khoảng 30 vỏ lưu đạn, trong khi nhu cầu chiến trường ngày càng cao. Trước thực tế đó, ông Ba Long đã nghiên cứu sử dụng thùng phuy xăng của địch, đắp thêm các vật liệu chống nóng lên (như cát, gạch, đất) để làm mẻ nấu gang. Sau khi thiết kế và đưa vào sử dụng, mỗi ngày nấu được đến hơn 300 kg gang, giúp sản xuất ra hàng trăm vỏ lựu đạn. Thành công này có ý nghĩa rất to lớn để xưởng tăng năng suất sản xuất vỏ lựu đạn và các loại vỏ đạn khác cung cấp cho lực lượng vũ trang đánh địch.
Chân dung ông Lê Văn Long. |
Có vỏ đạn nhiều, lại đòi hỏi có phải thuốc nổ, đặc biệt là giai đoạn từ 1965-1968, thuốc nổ thiếu trầm trọng. Việc bí mật mua từ bên ngoài không phải lúc nào cũng thuận lợi, nhưng yêu cầu chiến trường bấy giờ hết sức bức xúc. Ông Ba Long lại tìm tòi nghiên cứu và phát hiện ra trong tông đơ hớt tóc có hợp chất ăng-ti-mon. Đây là hợp chất hết sức quý hiếm dùng kết hợp với diêm xanh để làm ra thuốc nổ. Vậy là ông cùng anh em trong đơn vị vận động nhân dân hiến tông đơ và các vật dụng có thành phần ăng-ti-mon để đem về nấu tách lấy ăng-ti-mon sản xuất kíp nổ. Sáng kiến này cũng có ý nghĩa vô cùng lớn, góp phần sản xuất ngày càng nhiều trái nổ đáp ứng yêu cầu chiến trường; đặc biệt, nhờ đó góp phần đáp ứng đủ kế hoạch sản xuất 4.000 trái lựu đạn theo yêu cầu cấp trên phục vụ cho Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Cuối năm 1964, Xưởng Quân giới Cà Mau chuyển về đóng ở vùng Năm Căn. Khi ấy, gỗ căm xe và các loại gỗ quý khác để làm đuôi đạn lăng-xà-bom vận động quyên góp, trưng mua trong dân đã cạn kiệt. Sau bao trăn trở, ông Ba Long lại loé lên sáng kiến dùng gỗ đước nhiều năm tuổi chắc chắn làm đuôi đạn lăng-xà-bom. Để cho đuôi đạn không bị nhót lại khi khô, ông xử lý sấy trước khi đưa vào sản xuất. Kết quả, đuôi đạn lăng-xà-bom bằng gỗ đước chất lượng không thua kém gì các loại gỗ quý. Vậy là xưởng có điều kiện sản xuất hàng loạt đạn lăng-xà-bom, kịp thời đáp ứng cho chiến trường.
Theo ông Ba Phát, ông Ba Long còn nhiều sáng kiến “nhỏ nhỏ” khác nhưng cũng hết sức ý nghĩa, vì vậy anh em thường gọi ông là “thợ vạn năng”. Chẳng hạn trước đây, khi cắt tay thắng lựu đạn phải dùng kéo cắt từng trái, ông Ba Long đã sáng tạo ra khuôn cắt. Với khuôn này, chỉ cần dùng tay kéo cần gạt gập xuống là xong 1 trái, nhờ vậy năng suất tăng rất nhiều lần.
Khi anh em đốn đước để làm đuôi đạn lăng-xà-bom búa thường xuyên bị mẻ, phải gửi ra chợ mua, vừa mất thời gian, tốn kém, lại làm gián đoạn việc sản xuất, ông sáng kiến dùng phần vỏ trái bom có cấu tạo chỗ co dày, ra ngoài mỏng dần, cắt ra làm lưỡi búa. “Ảnh cắt ra hình lưỡi búa, đưa vào lò rèn đập cho thẳng, làm nguội rồi dùng khoan làm lỗ tra cán. Nhờ vậy mà xài rất bền, đỡ bao nhiêu thời gian, công sức và tiền của”, ông Ba Phát kể.
Đơn vị đông anh em, tô múc canh thường xuyên bị bể, mẻ, ông lấy vỏ bọc bên ngoài của bom bi (bằng nhôm) cuốn miệng lại làm thau để sử dụng vừa bền, đẹp, lại tiết kiệm được tiền mua.
Cũng nhờ tấm gương từ ông Ba Long và các thành viên ban lãnh đạo như ông Ba Lò Rèn (AHLLVT Nguyễn Trung Thành), ông Ba Phú (Trần Văn Phú)... mà ông Ba Phát và nhiều anh em xưởng trưởng thành rất nhanh (ông Ba Phát về sau làm Quản đốc trưởng Phân xưởng tiện nguội, rồi Phó giám đốc xưởng).
Mưu trí, linh hoạt bảo vệ xưởng
Từ ngày thành lập đến giải phóng, Xưởng Quân giới Cà Mau phải nhiều lần tổ chức di chuyển để tránh những trận càn của địch. Điển hình là trong tháng 10/1964, Tỉnh uỷ và Tỉnh đội chỉ đạo Xưởng Quân giới dời từ rừng U Minh Hạ về rừng đước Năm Căn. Lúc này, địch tăng cường càn quét, đánh phá, đóng đồn bốt chốt chặn trên các trục sông lớn; cho tàu chiến tuần tra suốt ngày đêm trên các sông Ông Đốc, Bảy Háp, Năm Căn hòng phong toả, chia cắt địa hình và sự tiếp tế của ta.
Được sự phân công của Ban Giám đốc xưởng, ông Ba Long đã tổ chức các đoàn tiền trạm, xác định các vị trí mới của các phân xưởng ở vùng rừng Năm Căn và tổ chức di chuyển. Hàng trăm tấn trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu được chở trên các xuồng ghe, nguỵ trang, luồn lách, vượt hàng trăm cây số đường sông đến nơi an toàn. Sau đó ông cùng ban lãnh đạo nhanh chóng tổ chức lại các bộ phận để tiếp tục sản xuất, chế tạo vũ khí.
Giai đoạn 1969-1972, địch mở nhiều trận hành quân càn quét với quy mô lớn nhằm triệt hạ các căn cứ và kho vũ khí của ta, để tránh thiệt hại cho xưởng, ông trực tiếp chỉ huy các phân xưởng tháo dỡ từng bộ phận máy móc, dụng cụ, thiết bị mang đi cất giấu, bảo đảm an toàn. Sau các trận càn của địch, ông chỉ đạo nhanh chóng lắp ghép lại thiết bị tiếp tục sản xuất vũ khí để kịp thời cung cấp cho chiến trường. Song song đó, ông tổ chức các đội bảo vệ, phòng thủ đối phó với rất nhiều trận càn quét của địch; đặc biệt, có trận đánh với Sư 21, tiêu diệt 1 trung đội địch ở kinh Cây Mắm bảo vệ an toàn cho xưởng.
“Dù học hành không nhiều, nhưng anh Ba Long luôn chịu khó học hỏi, có nhiều sáng kiến đóng góp cho xưởng, nhờ đó mà xưởng luôn hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất được phân công. Riêng về tổ chức bảo vệ an toàn cho xưởng trong quá trình sản xuất, tránh sự khủng bố, bắn phá của địch, công của anh Ba Long không hề nhỏ. Một điều đáng trân trọng nữa là, dù ở hàng thủ trưởng nhưng anh đối với cấp dưới rất tình cảm; luôn gần gũi, quan tâm, bảo ban chỉ dạy tận tình, không hề địa vị, kẻ cả. Điều này cũng góp phần lớn động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ cùng nhau vượt khó hoàn thành nhiệm vụ”, ông Phan Văn Diệp (nguyên Phó giám đốc, Chính trị viên phó xưởng) chia sẻ./.
Ông Lê Văn Long, sinh năm 1925, nguyên quán tỉnh Quảng Trị. 14 tuổi, ông rời quê hương vào Sài Gòn làm thuê. Năm 1945 ông tham gia vào Hội Thanh niên Cứu quốc ở Sài Gòn. Sau thời gian hoạt động bị lộ, giặc Pháp ráo riết tìm diệt, ông về vùng Sóc Trăng tham gia vào Xưởng 10, Quân khu 9 làm thợ sửa chữa, sưu tầm, sản xuất vũ khí. Sau Hiệp định Giơnevơ (năm 1954) ông được tổ chức ở lại miền Nam, bí mật về hoạt động vùng Cà Mau, tiếp tục xây dựng lực lượng ngầm; tham gia tổ sửa chữa vũ khí, Tiểu đoàn Ngô Văn Sở. Tháng 1/1960, ông được rút về Xưởng Quân giới tỉnh Cà Mau, giữ chức vụ Trưởng Ngành nguội, rồi Phó Giám đốc xưởng. Sau giải phóng, ông tiếp tục công tác đến năm 1985 thì nghỉ hưu. Ông bệnh mất 2001. Quá trình công tác, ông nhận được nhiều huân, huy chương các loại và nhiều danh hiệu cao quý. |
Huyền Anh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tấn công hàng loạt các trang mạng hàng đầu của Mỹ
- ·Bắt kẻ hành hung cháu bé 12 tuổi trước sảnh chung cư ở Hà Nội
- ·Đi giải quyết mâu thuẫn cho bạn nhậu, hai vợ chồng bị khởi tố
- ·Theo tín hiệu đèn, xe tải được đi hướng nào?
- ·Còn hơn 900km cao tốc chờ cân đối vốn đầu tư
- ·Loạt quy định mới của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sắp có hiệu lực
- ·Quy trình tạm giữ giấy tờ của người vi phạm giao thông thế nào?
- ·Cựu Bí thư Bến Tre ra mặt, Việt Oil được mở tài khoản số đẹp miễn phí
- ·Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- ·Bắt kẻ hành hung cháu bé 12 tuổi trước sảnh chung cư ở Hà Nội
- ·Kỳ vọng thanh khoản chứng khoán sớm đảo chiều
- ·Bắt khẩn cấp nhóm mua bán người liên tỉnh ở Bình Định, Phú Yên
- ·Lên mạng đặt mua vàng giả, 'nữ quái' mang ra tiệm vàng lừa đảo
- ·Đèn giao thông hỏng có bị phạt nguội?
- ·Ray Tomlinson
- ·Bắt nhóm chuyên hack tài khoản Facebook, lừa đảo hơn 400 người
- ·Tạm giữ tài xế container cán tử vong hai dì cháu ở Bình Phước
- ·Tai nạn trên cao tốc Cam Lộ
- ·Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- ·Đề nghị truy tố vợ chồng Tổng giám đốc Công ty TNHH Thành An Hà Nội