【kết quả u20 nhật bản】Khẩn trương cụ thể hóa đề án kiểm tra chuyên ngành
Đề án này được kỳ vọng sẽ tạo thông thoáng cho hoạt động XNK của doanh nghiệp (DN)…
Điểm nhấn quan trọng
Ông Ngô Minh Hải, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, đề án được xây dựng công phu có sự tham gia của các bộ, ngành và sự thẩm định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh nên về cơ bản những điểm cốt lõi cải cách hành chính đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý phê chuẩn.
Đề án yêu cầu các bộ, ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK tại cửa khẩu nhằm góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị quyết 19/NQ-CP, ngày 12/3/2015 của Chính phủ.
Mục tiêu công việc đặt ra đối với các bộ, ngành là rất áp lực, làm sao phải mang lại lợi ích toàn diện cho DN và nền kinh tế, đảm bảo rút ngắn thời gian thông quan, giảm chi phí cho DN. Bên cạnh đó, phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK hàng hóa tại cửa khẩu theo hướng đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận tiện; giảm chi phí cho DN, giảm chi phí cho ngân sách nhà nước; giảm thời gian thông quan hàng hóa XNK ngang bằng với các nước ASEAN-6: (Năm 2016, thời gian thông quan còn dưới 10 ngày đối với hàng xuất khẩu và dưới 12 ngày đối với hàng nhập khẩu; đến năm 2020 còn dưới 5 ngày đối với hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu).
Theo ông Ngô Minh Hải, để làm được điều này, các bộ, ngành cần nhanh chóng xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý nhà nước, các quy trình, quy định nhằm nâng cao hiệu lực, thực hiện có hiệu quả hoạt động KTCN đối với hàng hóa XNK nhằm rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, giảm chi phí cho DN, cho xã hội, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, tạo hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước, bảo vệ môi trường, quyền lợi và sức khỏe cộng đồng; góp phần bảo vệ an toàn kinh tế, an ninh quốc gia, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của DN và của quốc gia.
Điểm đáng chú ý nữa là việc cho phép xã hội hóa hoạt động KTCN. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác định những lĩnh vực, mặt hàng thuộc diện KTCN thực hiện xã hội hóa; ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định, điều kiện thực hiện xã hội hóa; quy định việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động KTCN.
Những việc cần làm ngay
Ông Ngô Minh Hải chỉ rõ, để cụ thể hóa đề án KTCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, rất cần sự nỗ lực vào cuộc của các bộ, ngành với rất nhiều công việc cần làm ngay.
Cụ thể là các bộ, ngành cần rà soát xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành theo hướng xác định rõ mặt hàng cần kiểm tra tại cửa khẩu (trước khi thông quan). Danh mục kiểm tra phải có mã số HS (mã số hàng hóa), có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (nếu có), quy định rõ quy trình kiểm tra, thời gian kiểm tra, địa điểm kiểm tra, địa chỉ liên hệ... Đổi mới phương pháp KTCN, áp dụng phương pháp quản lý rủi ro phân loại DN và mặt hàng cần kiểm tra chặt. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, đào tạo cho DN XNK và đối tượng có liên quan đến hoạt động KTCN để nhận thức và thấy rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong hoạt động này.
Từ tháng 9/2015, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi đến 13 bộ, ngành liên quan, kiến nghị các bộ, ngành sớm hoàn thiện và ban hành danh mục KTCN. Kết quả khảo sát của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính cho thấy, thủ tục KTCN còn phức tạp, hạn chế đến việc rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa XNK. Chẳng hạn như, thực hiện quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa thì có 8 bộ có trách nhiệm triển khai văn bản quản lý, kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa XNK. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai Luật, đến nay mới có 6 bộ triển khai, còn 2 bộ chưa triển khai hoặc triển khai chưa đầy đủ. Trong 6 bộ triển khai thì không phải văn bản triển khai nào cũng đầy đủ, chi tiết, đồng bộ và thống nhất. Liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, Tổng cục Hải quan cũng đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý hàng hóa nhập khẩu, để hạn chế việc KTCN tràn lan, gây phiền hà cho DN…/.
Theo Tổng cục Hải quan, một số mặt hàng chịu sự quản lý KTCN quá chặt chẽ như: Các lô hàng muối nhập khẩu đều phải kiểm tra, đánh giá về chất lượng. Như vậy là không cần thiết, làm kéo dài thời gian thông quan, tăng chi phí cho DN… |
Bảo Châu - Ngọc Linh
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt dịp Tết Nguyên đán
- ·Disciplinary measure proposed for VCG Party Committee's Standing Board
- ·National Press Awards 2020 honours 112 outstanding works
- ·Vietnamese PM asks India to support, contribute to ASEAN’s efforts in South China Sea
- ·Loạn giá xét nghiệm COVID
- ·Việt Nam supports equitable COVID
- ·Online hearings necessary to improve court transparency: NA deputies
- ·NA Standing Committee’s fourth session opens
- ·Cam kết của EU đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
- ·Việt Nam concerned about situation in African Great Lakes
- ·Hà Nội: Nhiều hàng quán dè dặt mở cửa trở lại, nghe ngóng tình hình dịch
- ·38th and 39th ASEAN Summits opens
- ·Việt Nam receives ultra
- ·Việt Nam urges protection of children at UNSC Committee on South Sudan’s meeting
- ·Giá xăng dầu hôm nay (22/9): Tiếp đà giảm
- ·PM attends five conferences on first day of 38th, 39th ASEAN Summits and Related Summits
- ·Việt Nam, China share experience in Party building
- ·PM proposes co
- ·Thủ tướng: Tập trung thông quan nhanh các lô hàng phế liệu nhập khẩu đủ 'chuẩn'
- ·Former officials of Vietnam Social Security, Quảng Ninh province expelled from Party