会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tructiepbongda hom nay】Giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững!

【tructiepbongda hom nay】Giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững

时间:2024-12-23 12:07:38 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:686次

Huyện Châu Thành A luôn quan tâm,ảiphpgpphầngiảmnghobềnvữtructiepbongda hom nay chú trọng đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội, nhằm cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo tại địa phương.

Nhiều lao động trẻ tham gia học nghề làm tóc trên địa bàn thị trấn Một Ngàn.

Tín hiệu tích cực

Tại lớp dạy nghề kỹ thuật chế biến món ăn, được mở vào buổi trưa tại xã Thạnh Xuân, các cô, các chị chăm chú theo dõi hướng dẫn của giáo viên, chị Trương Thùy Trang, học viên của lớp, bộc bạch: “Gia đình là hộ cận nghèo, kinh tế trước giờ của cả nhà chỉ phụ thuộc vào công việc bán vé số dạo của tôi, cùng thu nhập từ việc phụ hồ của chồng, nên rất bấp bênh. Khi biết địa phương mở lớp đào tạo nghề cho phụ nữ, tôi tham gia với mong muốn qua khóa đào tạo này, có thể xin phục vụ ở mấy dịch vụ nấu ăn”.

Cùng lớp học với chị Trang, còn có 24 học viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo. Trong thời gian 30 ngày học nghề, người học được trang bị các kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, cách lựa chọn, bảo quản thực phẩm, chế biến món ăn… Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, người học có thể xin vào phục vụ theo các dịch vụ nấu ăn lưu động, mở tổ nấu ăn tại địa phương phục vụ đám tiệc hoặc mở cửa hàng ăn uống tại nhà…

Còn tại thị trấn Một Ngàn, qua khảo sát nhu cầu thực tế, địa phương chủ động xin mở lớp dạy một số nghề mới cho lao động nông thôn trên địa bàn. Ông Phạm Hoàng Hướng, công chức văn hóa - xã hội UBND thị trấn Một Ngàn, chia sẻ: “Từ đầu năm đến nay, địa phương đã tham mưu, phối hợp mở được 2 lớp dạy nghề là điện dân dụng và làm tóc. Các lớp đào tạo nghề của địa phương mở, cũng hướng đến tạo việc làm cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nhưng đối tượng tập trung là vào lực lượng trẻ mới tốt nghiệp 12, các bạn trẻ chưa có việc làm”.

Gần 3 tuần tham gia học nghề làm tóc được mở tại địa phương, chị Nguyễn Thị Diễm, ở thị trấn Một Ngàn, khá thành thạo với công việc cắt, duỗi, uốn tóc. Chị Diễm tâm sự: “Trước giờ em chủ yếu ở nhà phụ cha mẹ việc nhà, làm vườn là chính, do không có trình độ nên bản thân cũng ngại đi xin việc. Rất mừng lần này được học nghề cắt, uốn tóc tại địa phương vừa gần nhà, lại không tốn nhiều thời gian hay chi phí học nghề. Với nghề này, em mong có thể xin vào làm ở các tiệm tóc trên địa bàn hoặc khi có điều kiện em sẽ mở một tiệm làm tóc nhỏ tại nhà”.

Giải pháp giúp đạt mục tiêu giảm nghèo

Không riêng gì chị Trang, chị Diễm, mỗi năm thông qua các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Châu Thành A, đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, lao động nhàn rỗi… không chỉ được học nghề, mà còn có cơ hội tìm việc làm ổn định. Nhờ đó, nhiều hộ đã dần ổn định cuộc sống, kinh tế gia đình dần khấm khá.

Việc triển khai các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn được các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Châu Thành A quan tâm triển khai, thông tin rộng rãi đến người lao động. Công tác tuyên truyền, tư vấn nghề và việc làm đối với lao động nông thôn dần đi vào chiều sâu, phù hợp với điều kiện thực tế cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Qua tuyên truyền, nhận thức về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã có nhiều chuyển biến, tạo sự phối hợp và trách nhiệm rõ ràng hơn trong việc triển khai, tổ chức thực hiện. Người lao động đã nhận thức được ý nghĩa thiết thực của công tác đào tạo nghề, lựa chọn ngành nghề để đăng ký học nghề phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Ông Hà Văn Chính, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành A, cho biết: “Địa phương xác định, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn là mục tiêu quan trọng, để đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực có tay nghề, từng bước đáp ứng nhu cầu lao động theo hướng công nghiệp hóa. Bên cạnh tạo việc làm bền vững, còn tạo ra thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo hiệu quả. Tính từ đầu năm đến nay, địa phương đã khai giảng được 17 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, với khoảng 425 học viên tham gia. Qua khảo sát thực tế địa phương, năm nay chúng tôi tập trung mở lớp dạy nghề làm tóc, còn lại là các lớp kỹ thuật nấu ăn, kỹ thuật xây dựng…”.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua của huyện Châu Thành A đã đem lại hiệu quả rõ rệt khi làm thay đổi nhận thức, tư duy sản xuất trong lao động của người dân. Cùng với các chính sách thúc đẩy công tác giảm nghèo, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Năm 2023, huyện Châu Thành A đăng ký mở 20 lớp đào tạo nghề (nhóm nghề phi nông nghiệp), tính đến nay, địa phương đã khai giảng 17 lớp, với khoảng 425 học viên tham gia đào tạo. Năm nay, địa phương chú trọng mở các lớp dạy nghề làm tóc, kỹ thuật nấu ăn, kỹ thuật xây dựng…

 

Bài, ảnh: MỸ XUYÊN

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Mẹ nghèo lao vào xe tự tử khi biết con bị ung thư
  • Tiết kiệm hơn 15 nghìn tỷ đồng kinh phí từ ngân sách
  • Chứng khoán châu Á chiều 7/9 phần lớn tăng điểm
  • Nhóm hài lên tiếng về video hài 'cà khịa' bị chê 'thô thiển, tục tĩu'
  • Khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho 105 người có công với cách mạng
  • Ninh Bình: Phấn đấu năm 2025, thu nhập bình quân trên 70 triệu đồng/người/năm
  • Thêm loạt dịch vụ cho người dùng mạng MobiFone
  • Xem xét đưa nguồn vốn trái phiếu Chính phủ vào cân đối ngân sách
推荐内容
  • Không có căn cứ pháp lý thu hồi danh hiệu hoa hậu Triệu Thị Hà
  • 31 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm COVID
  • Các nhà máy vaccine hoạt động hết công suất đón nhu cầu tiêm nhắc lại
  • Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp nhất hai tuần qua
  • Bạn gái 14 tuổi tự nguyện 'dâng hiến', coi chừng!
  • Những ngày cuối cùng của NSND Trần Tiến bên ba con gái Lê Khanh, Lê Vân, Lê Vi