【bảng xếp hạng vđqg đức】Tỷ lệ nợ xấu cao nhất thị trường, Ngân hàng Kiên Long kinh doanh thế nào trước ngày "đổi chủ"?
Tỷ lệ nợ xấu cao nhất thị trường,ỷlệnợxấucaonhấtthịtrườngNgânhàngKiênLongkinhdoanhthếnàotrướcngàyđổichủbảng xếp hạng vđqg đức Ngân hàng Kiên Long kinh doanh thế nào trước ngày "đổi chủ"?
Kienlongbank thuộc nhóm dưới của hệ thống, hoạt động trọng tâm tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và năm 2020 phát sinh tỷ lệ nợ xấu trong nhóm cao nhất thị trường.
Chỉ trong những tháng cuối năm 2020, lượng lớn cổ phiếu Ngân hàng Kiên Long (Mã CK: KLB) đã được sang tay trên thị trường thỏa thuận UPCoM. Riêng từ cuối tháng 10 đến tháng 12, hơn 200 triệu cổ phiếu KLB, tương đương 65% vốn của nhà băng được giao dịch qua kênh thỏa thuận. Cùng với đó, bà Trần Thị Thu Hằng (sinh năm 1985) - CEO Sunshine Group đã được đề cử vào vị trí Phó chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng này. Động thái được giới đầu tư đánh giá có thể là dấu hiệu cho việc đổi chủ tại KienLongBank.
Kienlongbankđược thành lập vào năm 1995 tại Kiên Giang, khởi đầu là mô hình nhà băng nông thôn với tên gọi Ngân hàng Nông thôn Kiên Long. Vốn điều lệ khởi điểm là 1,2 tỷ đồng.
Giai đoạn 2006-2008, Kienlongbank cùng với một số nhà băng khác như ABBank, SHB, NaviBank, GPBank, TrustBank, PGBank thực hiện chuyển đổi mô hình từ ngân hàng "nông thôn" lên "đô thị". Nằm trong nhóm 12 ngân hàng khi đó và trải qua những thăng trầm của ngành “buôn tiền”, Kiên Long là một trong ba nhà băng hiếm hoi còn giữ được tên gọi sau chuyển đổi đến nay, cùng với Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) và Ngân hàng An Bình.
Tuy nhiên, so với những nhà băng cùng khởi đầu, Kienlongbank có phần lép vế hơn khá nhiều sau thập kỷ chuyển đổi cả về quy mô hoạt động và kết quả kinh doanh. Con số vốn điều lệ hơn 3.000 tỷ đồng của Kiên Long sau khi đáp ứng mức vốn điều lệ tối thiểu đã "giậm chân tại chỗ" suốt hơn 8 năm trong khi những ngân hàng cùng lứa đến nay đã vượt xa gấp nhiều lần như VIB (9.245 tỷ đồng), (11.750 tỷ đồng).
KienLongBank kinh doanh thế nào?
So với những ngân hàng cùng thời, Kienlongbank có phần trầm lắng hơn, một phần vì hoạt động giới hạn chủ yếu tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Kết quả là không chỉ quy mô mà lợi nhuậnnhà băng này đều nằm trong nhóm dưới hệ thống, chỉ loanh quanh vài trăm tỷ đồng mỗi năm.
Giai đoạn đỉnh cao nhất của Kienlongbank là 2009-2010 dưới thời chủ tịch Trần Hưng Thịnh – người đồng hành cùng Kiên Long kể từ lúc thành lập. Lợi nhuận của ngân hàng này trong 4 năm liên tiếp 2008 - 2011 tăng với tốc độ 100% mỗi năm.
Tuy nhiên, sau giai đoạn thăng hoa, Kienlongbank dần thoái trào. Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2013-2015 và 2016-2020 ảnh hướng lớn đến lợi nhuận. Kết quả là lãi trước thuế ngân hàng giảm dần về mức thấp nhất năm 2016, chỉ còn hơn 150 tỷ đồng.
Năm 2017 và 2018, kết quả kinh doanh của Kienlongbank có hồi phục nhưng ngay lập tức bị chặn đứng trong năm 2019 khi Kienlongbank báo lãi vỏn vẹn chỉ 86 tỷ đồng trước thuế, ghi nhận mức thấp nhất trong 11 năm gần nhất.
Theo giải thích của Kienlongbank, nguyên nhân chủ yếu làm cho lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2019 giảm là do trong tháng 12 ngân hàng hạch toán giảm các khoản lãi phải thu đã ghi nhận trong các năm trước theo Phương án xử lý nợ được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Ngoài ra, một trong những đặc trưng của Kienlongbank là cơ cấu hoạt động vẫn đậm chất truyền thống có thể thấy khi nhìn vào thu nhập của Ngân hàng.
Nguồn thu chính của nhà băng này vẫn dựa vào hoạt động cho vay. Khoản thu nhập nhập lãi thuần trong khoảng 10 năm nay đều chiếm trên 90%, mãi đến 2 năm gần đây, thu nhập từ các hoạt động ngoài lãi mới được đẩy mạnh hơn.
Năm 2020, nhà băng này đặt kế hoạch tương đối tham vọng với mục tiêu lợi nhuận 750 tỷ đồng, gấp gần 10 lần thực hiện năm 2019. Tuy nhiên, kết quả thực tế có phần khá khiêm tốn.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 cho biết, Kienlongbank báo lãi trước thuế gần 14 tỷ đồng trong ba tháng cuối năm, tăng đột biến so với khoản lỗ hơn 120 tỷ cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, kết quả này không đến từ sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh chính mà chủ yếu nhờ được hoàn nhập dự phòng gần 86 tỷ, trong khi nhà băng này chịu lỗ thuần hoạt động kinh doanh gần 72 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2020, các mảng kinh doanh chính chỉ xấp xỉ hoặc tăng nhẹ so với cùng kỳ khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 3% so với năm trước, đạt 156 tỷ đồng. Nhờ việc hoàn nhập chi phí dự phòng, tương tự quý IV, Ngân hàng báo lãi trước thuế hơn 158 tỷ, tăng 84%. Con số này dù vượt xa năm 2019 nhưng vẫn thấp hơn lợi nhuận KienLongBank giai đoạn 2017-2018.
So với kế hoạch 750 tỷ đồng lãi trước thuế được đề ra cho cả năm 2020, Kienlongbank chỉ mới thực hiện được 21% mục tiêu.
Nợ xấu cao nhất hệ thống
Do địa bàn hoạt động tương đối hẹp, quy mô vốn không cao nên ngoài kết quả kinh doanh khiêm tốn thì Kienlongbank không có nhiều điểm đáng bàn. Nợ xấucủa nhà băng này những năm trước cũng đều dưới ngưỡng 3% Ngân hàng Nhà nước quy định, có năm giảm về 1%.
Tuy nhiên, chỉ tiêu này lại trở thành hiện tượng đáng quan tâm trong hệ thống ngân hàng năm vừa qua. Nợ xấu của Kienlongbank tăng đột biến khi 176 triệu cổ phiếu của Sacombank (9,35%), tài sản đảm bảo của nhóm cá nhân có liên quan đến ông Trầm Bê được thế chấp ở Kienlongbank hết hạn phong tỏa.
Số cổ phần này ban đầu bị phong tỏa do thuộc diện được giao cho Ngân hàng Nhà nước quản lý thông qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), nên khoản nợ tại Kienlongbank được ghi nhận vào khoản nợ bình thường. Đến cuối năm 2019, khoản nợ trên được yêu cầu chuyển qua nợ xấu và Kienlongbank buộc phải xử lý để tránh những hệ lụy khi nợ xấu tăng cao đột ngột.
Tính đến cuối tháng 6/2020, Kienlongbank dẫn đầu bảng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng khi tổng nợ xấu gấp 6,6 lần so với đầu năm 2019, tăng lên mức 2.250 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) gấp 9 lần đầu năm.
Đến cuối năm 2020, tổng nợ xấu nhà băng này (nợ nhóm 3 đến 5) vẫn gấp 5,5 lần đầu năm, tương đương gần 1.900 tỷ đồng. Trong đó, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) gấp 7,5 lần đầu năm, chiếm gần 1.782 tỷ đồng.
Chia sẻ tại hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh ngày 30/1, bà Trần Tuấn Anh – Tổng giám đốc Kienlongbank cho biết mục tiêu trọng tâm năm ngoái là giải quyết các khoản vay có tài sản đảm bảo là cổ phiếu STB. Tuy nhiên, dịch bệnh khiến kế hoạch không như mong muốn. Trong những ngày đầu năm, Kienlongbank đã bắt đầu bán ra số cổ phần này. Đại diện ngân hàng cũng cho biết, mục tiêu chậm nhất đến ngày 31/3 sẽ bán toàn bộ cổ phiếu và tất toán nợ vay.
Cho tới dấu hiệu đổi chủ
Trong 25 năm hình thành và phát triển, Kienlongbank trải qua 4 đời Chủ tịch HĐQT. Gắn bó lâu dài nhất trong quá trình trưởng thành của ngân hàng này phải kể đến là chủ tịch Trần Hưng Thịnh – người đồng hành cùng Kienglongbank kể từ lúc thành lập đến khi đạt được số vốn điều lệ bằng mức vốn pháp định. Sau đó, vào tháng 04/2012, ông Trần Phát Minh được bầu làm Chủ tịch HĐQT Kienlongbank.
Năm 2013 được xem là thời điểm chuyển giao quyền lực quan trọng nhất tại Kienlongbank với ông chủ mới là một doanh nhân có tiếng trên thương trường, ông Võ Quốc Thắng (còn được gọi là bầu Thắng, Chủ tịch Tập đoàn Đồng Tâm) lên giữ vị trí Chủ tịch của Ngân hàng thay ông Trần Phát Minh.
Hoạt động không nổi trội, nợ xấu cao nên Kienlongbank không hấp dẫn với nhà đầu tư nhỏ lẻ trên thị trường. Nhưng trong mắt giới đầu tư, sức hấp dẫn của nhà băng này nằm ở khả năng nắm cổ phần chi phối tiến tới khả năng kiểm soát.
Theo báo cáo thường niên năm 2019, Kienlongbank có 95,54% cổ phần do cổ đông cá nhân nắm giữ, 3,29% là cổ đông tổ chức và 1,17% cổ phiếu quỹ. Tại ngày 30/6 vừa qua, Ngân hàng cũng công bố không có cổ đông lớn nắm lượng cổ phần trên 5% và chủ yếu cổ đông lớn đều liên quan đến Bầu Thắng.
Về những giao dịch thoả thuận số lượng lớn cổ phiếu lớn trong thời gian gần đây, nhiều khả năng, Sunshine và các bên liên quan đã gom cổ phiếu KLB trong hai tháng cuối năm 2020. Ngay sau đó, tại trụ sở của Sunshine Group xuất hiện logo KSBank - một giải pháp về một ngân hàng số.
Tuy nhiên, Sunshine Group có vẻ đặt nhiều tham vọng hơn trong mảng tài chính khi bà Trần Thị Thu Hằng cũng xuất hiện tại Công ty Chứng khoán Việt Nam Gateway với chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị - doanh nghiệp vừa đổi tên thành Công ty Chứng khoán KS (KS Securities). Công ty này cũng mới chuyển trụ sở chính về tòa nhà Sunshine Center Hà Nội.
Sunshine là một doanh nghiệp bất động sản mới thành lập hơn 4 năm nhưng đang trở thành một trong những cái tên hàng đầu thị trường khi sở hữu danh mục dự án lớn lên tới cả tỷ USD. Tuy nhiên, do đẩy nhanh quy mô trong thời gian ngắn, nguồn lực phát triển chính của Sunshine vẫn phụ thuộc vào dòng vốn vay. Giới phân tích cho rằng, việc lấn sân sang mảng tài chính, tham gia sâu hơn vào công ty chứng khoán và ngân hàng có thể là cách Sunshine tìm "điểm tựa" cho đà tăng trưởng trong tương lai.
- ·Sôi nổi Ngày hội tuổi trẻ Long An hội nhập quốc tế
- ·Ngô Lan Hương, Ly Ly, Quân A.P 'cháy' trên sân khấu chào tân sinh viên ở Hà Nội
- ·Loạt trường ở Hà Nội bị 'tuýt còi' do tuyển sinh vượt quá chỉ tiêu
- ·7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo
- ·“Tự xử” chứ không buồn động đến vợ
- ·Phát động cuộc thi viết về thầy cô và mái trường 2024
- ·Vụ suất cơm giáo viên chỉ có 2 miếng chả: Thanh tra toàn diện trường Ánh Dương
- ·Nhiều người tranh cãi: 'Xéo xắt' hay 'xéo sắc'?
- ·Lấy chồng thứ ba
- ·Ấn tượng Hội thi Tay nghề Dầu khí lần thứ VIII
- ·Đắng lòng cậu bé học giỏi toàn diện đến trường trên xe lăn
- ·Nhiều trường đại học chật vật tuyển bổ sung
- ·Nhiều trường đại học giãn học phí, hỗ trợ sinh viên vùng lũ
- ·Thực hư chuyện mang sách phơi kín hai bên đường trước cổng trường
- ·Gần vợ là thấy… cũ
- ·Thử thách Tiếng Việt: 'Già dặn' hay 'già giặn'?
- ·142 cô trò ở Lào Cai thoát chết nhờ di tản sớm trước khi đồi sập xuống trường
- ·Phụ huynh bị 'vận động' đóng góp ít nhất 200.000 đồng làm đường ở TP.HCM
- ·Bán tín bán nghi nợ xấu về 6%
- ·Phát động cuộc thi viết về thầy cô và mái trường 2024