会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【soi keo stuttgart】Vọng nhớ muôn đời Quốc tổ Hùng Vương!

【soi keo stuttgart】Vọng nhớ muôn đời Quốc tổ Hùng Vương

时间:2024-12-23 12:16:10 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:806次

Báo Cà Mau(CMO) Đúng 7 giờ 30 phút sáng nay, ngày 6/4, tức mùng Mười tháng Ba âm lịch, Lễ Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức trọng thể tại Đền thờ Vua Hùng, ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Hàng ngàn lượt người tới viếng và tham gia lễ hội vọng nhớ về Quốc tổ thiêng liêng muôn đời và nhớ về lời Bác Hồ dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Đền thờ Hùng Vương tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú là đền thờ Quốc tổ duy nhất tại Cà Mau. Đền được thành lập cách đây gần 150 năm và đã được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Mỗi năm, đúng vào mùng Mười tháng Ba, thời chiến hay thời bình, nơi này đều tổ chức Lễ Giỗ tổ trang trọng.

Dấu ấn thời gian

Sau bao lần hứng trọn mưa bom bão đạn và chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử, Đền thờ Vua Hùng vẫn luôn trụ vững, là chỗ vựa tinh thần vững chắc cho bà con nơi đây. Từ vách lá, cột xiêu của thời cầm gậy gộc để giành lại từng mảnh đất của ông cha, đến thời điểm này, đền đã được xây dựng khang trang và kiên cố.

Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Cà Mau Phạm Bạch Đằng (bên phải) và Bí thư Huyện ủy Thới Bình Hồ Xuân Việt cùng đông đảo cán bộ, người dân và lực lượng vũ trang đặt tràng hoa tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng. Ảnh: Thanh Quang.

Ông Phan Văn Thông, Phó ban quản lý Đền thờ Hùng Vương, cho biết, ông bà xưa kể lại, từ thời người dân miền Bắc, miền Trung di cư vào đây đã lập nên đền thờ. Họ đã mang tập quán sinh hoạt, văn hóa, những câu chuyện về công dựng nước của các Vua Hùng để truyền lại. Và từ đó, người dân rất tín ngưỡng đền thờ này.

Ông Phan Văn Thông kể, thời kháng chiến chống Mỹ, đền nằm giữa các đồn giặc. Đó là đồn Chợ Hội và đồn Vàm Đầu Nai. Những năm 1960 ấy, giặc càn quét khốc liệt, bình định từng tấc đất nên hoạt động cách mạng rất gian khổ. Căn cứ địa cách mạng ở Lung Tám Hương và Gộc Ông Hai, cách đồn giặc không xa. Mỗi khi có tin báo động thì cán bộ thường trú ẩn vào đền vì giặc có hung hăng mấy cũng có phần e dè ở nơi thiêng liêng này. Nhờ vậy mà nhiều lần cán bộ thoát nạn khi đang trong tình huống “ngàn cân treo sợi tóc”.

Nhiều lần đền thờ bị tàn phá bởi bơm đạn nhưng bằng sự tôn thờ và kính trọng, ngay lập tức người dân nơi cùng góp tay xây dựng lại đền. Ông Phan Văn Thông kể: “Năm 1966, bị dội bom khốc liệt, đền thờ hoàn toàn sụp đổ. Nhưng vì ngôi đền này đã là một phần cuộc sống của người dân ở đây nên họ liền xây dựng lại”.

Đến nay đã hơn 40 năm, từ ngày cả nước hò reo, mừng vui chiến thắng, Đền thờ Hùng Vương đã khoác lên mình một diện mạo mới, khang trang hơn như chính sự phồn thịnh của đất nước. Đền đã được xây dựng kiên cố với kinh phí gần 500 triệu đồng từ sự đóng góp của Nhân dân.

Năm nào cũng vậy, gần đến tháng Ba là người dân nơi đây háo hức chuẩn bị cho ngày Giỗ tổ. Hôm chính lễ, tầm 4 đến 5 giờ sáng, nhiều người dân tập trung lại đền thờ thắp hương để làm ấm lại không khí sau đêm dài và chung tay chuẩn bị cho buổi lễ. Đấng mày râu thì lo phần lễ, khiêng lễ vật, trống chiêng, cờ phướn… Các bà, các chị thì tập hợp lại làm bữa tiệc đãi khách tham gia lễ hội khi buổi lễ kết thúc. Nhà nào có sản vật gì thì đóng góp: người thì mang đến vài bó rau, vài trái đu đủ, bao gạo, con gà, con vịt; người thì bỏ công nấu nướng…

Bà Nguyễn Thanh Tuyền, ấp Giao Khẩu, Trưởng bếp nấu ăn phục vụ Lễ Giỗ tổ, tâm tình: "Để chuẩn bị phần hậu cần tốt cho buổi lễ, chị em chúng tôi đã tập hợp rất lâu trước đó để bàn tính nấu ăn, người nào có gì thì góp nấy. Mấy năm gần đây, tôi nhận thấy số chị em tham gia ngày càng đông hơn và vui hơn. Lễ hội có ý nghĩa đặc biệt giáo dục thế hệ trẻ về tình yêu quê hương, đất nước".

Tưng bừng lễ hội từ chót cùng mũi đất

Sáng sớm hôm nay, tỉnh Phú Thọ tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thuộc Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng. Ngay sau lễ dâng hương, tại các đền của khu di tích, hàng triệu con dân đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ở nước ngoài đã tề tựu thành kính tri ân công đức tổ tiên, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng và tham gia các hoạt động lễ hội, các trò chơi dân gian như đánh trống đồng, đâm đuống, hát Xoan, hát Ghẹo…

Các bà, các chị cùng hòa vào dòng người tham gia lễ hội. Ảnh: Thanh Quang.

Điểm nhấn quan trọng của Giỗ tổ Hùng Vương năm nay là các tỉnh, thành trên cả nước có di tích thờ tự Vua Hùng cùng tổ chức dâng hương vào cùng thời điểm với lễ dâng hương tại đền Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh theo nghi lễ truyền thống.

Theo ông Phan Văn Thông, Phó ban quản lý Đền thờ Hùng Vương tại Cà Mau, năm nay được sự kết hợp và hỗ trợ của các sở, ban, ngành nên quy mô lễ hội hoành tráng hơn những năm trước. Kéo theo đó là số người đến viếng và tham gia lễ hội cũng tăng lên nhiều lần, ước có hơn 2.000 người.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Anh, ngụ xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tham gia lễ hội, chia sẻ: "Hôm nay là ngày mà chúng tôi từ mọi nơi quy tu về đây để tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng đã khai sinh ra nước ta. Cũng dịp này, mọi người có dịp gặp gỡ và giao lưu với nhau, thắt chặt thêm nghĩa tình của những người con đất Việt".

Cụ bà Trần Thị Sáu, 84 tuổi, ngụ Ấp 2, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình đón xe ôm đến đây từ rất sớm để tham gia buổi lễ Giỗ tổ. “Mấy năm trước tôi đi bộ không hà. Năm nào Giỗ tổ tôi cũng đi vì tôi nhớ công dựng nước để tôi có cuộc sống bình yên hôm nay".

“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ tổ mùng Mười tháng Ba”. Những người con đất Việt đi mở cõi phương Nam, trong hành trang mang theo của họ có hạt giống mang tên “Nguồn cội”. Khi đặt chân đến Cà Mau, họ đã ươm mầm hạt giống ấy và gieo lên vùng đất phù sa này để mãi đất nước một dãi từ Bắc chí Nam luôn chung dòng huyết quản. Và hôm nay vọng nhớ về cố Tổ, những người con đất Việt nơi chót cùng Tổ quốc thành kính dâng lên các Vua Hùng không chỉ những sản vật chân phương như của Lang Liêu mà còn là gấm vóc giang san hùng vĩ được xây dựng, tô điểm ngày một tươi đẹp.

Phùng Ngọc Trầm

Và sau đây là một số hình ảnh ngày Giỗ tổ...

Các phẩm vật truyền thống được chuẩn bị chu đáo, trang trọng dâng lên các Vua Hùng. Ảnh: Thanh Quang.

 

Dòng người chỉnh tề làm lễ Giỗ tổ. Ảnh: Thanh Quang.

 

Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Cà Mau Phạm Bạch Đằng cùng Bí thư Huyện ủy Thới Bình Hồ Xuân Việt thắp hương tưởng nhớ các Vua Hùng. Ảnh: Thanh Quang.

 

Văn nghệ phục vụ người tham gia lễ hội. Ảnh: Thanh Quang.

 

Trước đó, Ban tổ chức lễ hội đã tổ chức các trò chơi, với bóng đá... Ảnh: Thanh Quang.

 

....và kéo co, cùng nhiều trò chơi vui nhộn khác. Ảnh: Thanh Quang.

 

Ông Nguyễn Nhật Bằng, Trưởng phòng Văn hóa huyện Thới Bình, thông tin, để góp phần cho lễ hội năm nay thêm phần long trọng, trước khi diễn ra buổi lễ một ngày, Sở VH-TT&DL tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Trung tâm văn hóa tỉnh, Đoàn Cải lương Hương Tràm tổ chức biểu diễn phục vụ Nhân dân tại không gian lễ hội. Các ban ngành, đoàn thể cũng tổ chức hội thao và các trò chơi dân gian để cố kết tính cộng đồng, khơi dậy tinh thần đoàn kết các dân tộc trong xây dựng làng quê mới. Quy mô tổ chức lễ hội vì thế lớn hơn những năm trước rất nhiều và số người tham gia lễ hội cũng rất đông.

 

 

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Người lao động tự do có thể tự đóng bảo hiểm?
  • Nhiều mẫu ô tô giảm giá “khủng” trong tháng 5
  • Nổ lốp xe ôtô nguy hiểm đến mức nào?
  • Tài xế nhấn chân ga quá mạnh, ôtô lao vào tiệm cắt tóc
  • Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017
  • 'Soi' chất lượng ôtô Hyundai giá chỉ từ 189 triệu vừa ra mắt
  • Những chiếc xe có đèn pha ấn tượng nhất thế giới
  • Tài xế cần biết những quy định mới có hiệu lực từ 2020
推荐内容
  • Đi làm ngày lễ, người lao động được hưởng 300% lương
  • Honda 67 giá 5 triệu, độ cực chất chơi Tết đẹp lung linh
  • Tàn phá hộp số, tính mạng bị đe dọa nếu phạm sai lầm khi lái ô tô với tốc độ cao
  • Singapore khai tử ô tô sử dụng động cơ đốt trong vào năm 2040
  • Lũ quét hết nhà cửa, mẹ già bỏng nặng biết nhờ cậy ai?
  • Lexus chạy nhanh, mất lái, lao thẳng vào nhà thờ