【tỷ số giải hạng anh】Nông dân thất thu vụ bí
(CMO) Nhiều năm nay, cùng với sản xuất 2 vụ lúa, nông dân một số xã của huyện Trần Văn Thời còn tận dụng trồng thêm 1 vụ màu trên đất ruộng như bầu, bí, khổ qua... Trong đó, trồng bí rợ mang lại hiệu quả, lợi nhuận gấp 3-4 lần vụ lúa. Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng của nắng hạn gay gắt, năng suất và giá cả đều giảm, hầu hết những hộ trồng bí đều phải bỏ công mấy tháng trời mà lợi nhuận chẳng bao nhiêu.
Sau khi thu hoạch lúa đông xuân, nhiều hộ nông dân các xã Trần Hợi, Khánh Bình Đông bắt đầu xuống giống bí rợ trên đất ruộng. Sau hơn 3 tháng chăm sóc, đến thời điểm này, bà con đang vào cuối vụ thu hoạch bí.
Anh Phạm Minh Thắng (ấp Minh Hà A, xã Khánh Bình Đông) xuống giống 4.000 dây bí rợ trên 1 ha đất ruộng. Sau tết Nguyên đán, nước dưới kênh khô cạn, anh Thắng cùng những hộ dân gần đó góp tiền, góp sức bơm dẫn nước từ kênh khác về ruộng bí.
Anh Thắng cho biết: “Tính ra nhà tôi tốn ít nhất 4 triệu đồng tiền dầu bơm nước. Những hộ trồng 2-3 ha thì tốn nhiều hơn nữa. Vậy mà vẫn không ăn thua. Số bí bị méo do thiếu nước khoảng 40%, bán bị ép giá có 2.000-2.500 đồng/kg, hoặc thương lái không mua. Năm trước, cũng giống bí Trang Nông này, nước tưới đầy đủ, 1 trái tới 8-8,5 kg, thu hoạch xong tính sơ cũng khoảng 80 triệu đồng. Còn năm nay, trái nhỏ hơn nhiều, tính ra lời chưa được 10 triệu đồng”.
Nhiều hộ trồng bí năm nay cho biết, vào đầu vụ, thương lái từ các tỉnh về đây thu mua bí loại 1 (trái tròn, đạt trọng lượng 5 kg trở lên) giá 7.000 đồng/kg. Từ khi bước vào thời điểm thu hoạch rộ đến nay, giá bí loại 1 dao động trên dưới 6.000 đồng/kg đối với bí Trang Nông, còn đối với bí Én Vàng, giá thu mua từ 4.000-5.000 đồng/kg. So với vụ mùa năm trước, giá thu mua bí các loại đều giảm từ 2.000-3.000 đồng/kg. Mặt khác, các kênh mương đã khô cạn hoàn toàn từ sau tết Nguyên đán dẫn đến thiếu nước tưới trong thời điểm bí đang ra trái nên năng suất, trọng lượng trái giảm theo. Những trái bí bị méo, thương lái thu mua giá thấp, thậm chí không thu mua, nông dân phải bắt mối ngoài chợ, tự tìm đầu ra.
Thương lái thu mua bí của nông dân Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. |
Vợ chồng anh Trần Văn Khảnh (Ấp 5, xã Trần Hợi) thu hoạch bí về chất đầy trước nhà. Đã 2 ngày mà vẫn chưa có thương lái nào chịu thu mua, anh chị phải túi bụi tìm từng người chịu mua số lượng lẻ.
Anh Khảnh ngao ngán: “Tháng 3 năm trước, vụ bí thu hoạch xong mà nước dưới kênh vẫn còn, ghe xuồng mua bí chạy vô tới bến trước nhà. Còn năm nay, mới cuối tháng 1 là nước dưới kênh đã khô queo, bí đang trổ trái nên phải hùn tiền dầu cũng trên 5 triệu đồng để vét kênh lấy nước cách đây 3-4 cây số. Chắc khoảng 40% là bí trái tròn nhưng dưới 5 kg, bán được 5.000 đồng/kg, còn trái bị méo thì vớt được 2.800 đồng/kg. Hai ngày nay tôi phải bỏ bí vô từng bọc để chạy xe đem ra đầu kênh Vồ Dơi giao cho người ta đến lấy. Chắt mót được chút nào đỡ chút nấy”.
Kế miếng đất trồng bí của anh Khảnh là 3 ha trồng bí của bà Trần Thị Mùi. Năm nay, bà Mùi xuống 1.500 dây bí đao và 6.000 dây bí rợ. Thu hoạch hơn 8 tấn trái, với giá cả như vậy, bà Mùi bán dứt điểm mà tính lãi chưa được 15 triệu đồng cho gần 4 tháng ròng rã chăm sóc. Bà Mùi ngậm ngùi: “Tôi về đây gần 20 năm, thu hoạch xong vụ lúa thì không có loại nào hiệu quả hơn trồng bí trên đất ruộng. Nếu thuận mùa, được giá, vụ bí đạt từ 10 tấn trở lên, lợi nhuận gấp 3-4 lần vụ lúa. Trong đó, riêng việc tôi hái bông bí để bán đã được cả chục triệu đồng rồi, còn vụ này không có 1 kg bông để bán. Chưa năm nào mà trời hạn sớm và dai như năm nay. Bơm nước giếng khoan phải đợi gần 2 tiếng mới đầy thùng 1.000 lít, sử dụng trong sinh hoạt còn phải tiết kiệm thì lấy đâu mà tưới cho nổi”.
Cùng với chi phí hạt giống, phân thuốc, người trồng bí mùa này còn phải gánh thêm chi phí mua dầu cho máy bơm nước tưới, chi phí vận chuyển, mà giá cả thu mua thì giảm. Vì vậy, mỗi hộ nông dân thất thu hàng chục triệu đồng. Trong khi nếu đủ nước tưới, vụ mùa thuận lợi, mỗi hộ có thể thu được khoảng 20-30 triệu đồng/ha. Trước những ảnh hưởng và thiệt hại do khô hạn gây ra, người dân mong muốn ngành chức năng và địa phương sớm có biện pháp hỗ trợ, khắc phục khó khăn để an tâm sản xuất trong vụ mùa tiếp theo./.
Trịnh Thảo
(责任编辑:World Cup)
- ·Cho vay tiêu dùng bị phản ánh, khiếu nại nhiều nhất
- ·Máy gửi tiền tự động (CDM) VPBank và những câu chuyện chưa kể
- ·Thừa Thiên Huế có 2 đại điện nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương
- ·Hội thảo lấy ý kiến về đề án Phát triển giáo dục giai đoạn 2021
- ·7 lầm tưởng về nhịn ăn gián đoạn
- ·FBI lục soát nhà cựu Phó Tổng thống Mỹ, phát hiện thêm tài liệu mật
- ·Nga sẵn sàng tự vệ bằng bất kỳ loại vũ khí nào, kể cả hạt nhân
- ·Mexico tổ chức lễ tưởng niệm cho chú chó cứu hộ thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ
- ·'Nóng' nạn buôn lậu xăng dầu trên biển có yếu tố nước ngoài
- ·Giá vàng SJC hôm nay tăng tới 500 ngàn, thị trường bán ra 77,2 triệu đồng/lượng
- ·Siết chặt quản lý chất lượng, đảm bảo ATTP cho sản phẩm nông nghiệp
- ·Hàng hóa tràn ngập siêu thị, người Hà Nội chen chân mua sắm Tết
- ·Bổ sung phương thức thanh toán dịch vụ y tế theo nhóm bệnh
- ·SCB được phê duyệt đề án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu
- ·Vì sao đội bóng Thái Lan sống sót thần kỳ sau nhiều ngày mắc kẹt trong hang động
- ·Mexico tổ chức lễ tưởng niệm cho chú chó cứu hộ thiệt mạng ở Thổ Nhĩ Kỳ
- ·Giải pháp nào để xây dựng hệ thống an sinh xã hội bền vững?
- ·Giá thép hôm nay ngày 1/2/2024: Sàn giao dịch ngập sắc đỏ phiên đầu tháng
- ·Bé trai rơi từ lầu 20 xuống lầu 6 tử vong
- ·Ukraine bị tố sẽ tấn công Transnistria, EU chưa nhất trí gói trừng phạt Nga mới