【bonngdaso】Một loạt bộ ngành chậm giải ngân vốn ODA
Không đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương
Ông Nguyễn Thế Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho biết, thống kê mới nhất của Bộ KH&ĐT, 9 tháng đầu năm nước ta đã ký kết 35 hiệp định với tổng giá trị ODA và vốn vay ưu đãi đạt hơn 4,9 tỉ USD, cao gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2015. Kết quả tăng đột biến này do có một số khoản vay ODA của Nhật Bản dự kiến ký kết trong năm tài khóa 2015 của Nhật Bản chậm so với dự kiến và đã lùi sang năm tài khóa 2016 này. Việt Nam đã giải ngân hơn 2,68 tỷ USD, tốc độ giải ngân bằng 81,4% so với cùng kỳ năm trước.
Theo ông Nguyễn Thế Phương, mức giải ngân vốn ODA và các vốn vay ưu đãi khác trong 9 tháng đầu năm 2016 không đồng đều giữa các bộ, ngành và địa phương. Trong đó, đáng chú ý nhiều nơi, giải ngân số vốn được phê duyệt rất thấp, không đạt yêu cầu đề ra, làm chậm phát triển và hoàn chỉnh quy hoạch ngành, địa phương.
Báo cáo của Bộ KH &ĐT cho thấy, bên cạnh một số bộ ngành và địa phương có mức giải ngân tương đối cao như Bộ GTVT, Hà Nội, TP.HCM, còn nhiều bộ ngành và địa phương có mức giải ngân rất thấp như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Quảng Ninh, Hưng Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Huế, Đắc Nông, Tây Ninh...
Trong số các dự án chậm giải ngân, có nhiều dự án đầu tư có ảnh hưởng đến phát triển khu vực, liên vùng và phát triển của tỉnh nhưng chậm được triển khai giải ngân, ảnh hưởng đến phát triển như: Tăng cường hệ thống dự báo, cảnh báo lũ lụt tại Việt Nam do Italia tài trợ; Xử lý chất thải tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) do chính phủ Đức tài trợ; Dự án tăng cường hệ thống dự báo thời tiết, cảnh báo sớm thuộc dự án Quản lý thiên tai do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ…
Theo số liệu của nhóm 6 ngân hàng phát triển (Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB, Ngân hàng Phát triển Pháp tại Việt Nam - AFD, Ngân hàng Tái thiết Đức - KFW, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JICA, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc – KEXIM và Ngân hàng Thế giới - WB), giải ngân 9 tháng của Jica là 1,3 tỷ USD, WB là 691 triệu USD, ADB là 639 triệu USD, KEXIM có 75 triệu USD và AfD là 18 triệu USD, còn của KfW là 78,5 triệu USD.
Từ tháng 2-2015 đến nay, trong danh mục dự án của nhóm 6 ngân hàng này đã có 34 dự án bị gián đoạn giải ngân. Trong đó ADB đã có 5 dự án bị ảnh hưởng. Tổng số tiền ước tính cho 5 dự án này là 7.750 tỷ đồng nhưng số tiền cho phép giải ngân trong năm 2015 ít hơn số giải ngân ước tính tới 3%. 15 dự án thuộc danh mục của Jica bị ảnh hưởng nghiêm trọng…
Rà soát hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư công
Theo Bộ KH&ĐT, nguyên nhân của giải ngân chậm là do một số dự án giao vốn chưa sát với khả năng thực hiện, do thiếu vốn đối ứng, do giải phóng mặt bằng, do có sự khác biệt về quy trình thủ tục trong quản lý hành chính và đấu thầu giữa Việt Nam và nhà tài trợ, do chất lượng báo cáo nghiên cứu khả thi của một số dự án không đáp ứng được yêu cầu… Bên cạnh đó có một số vướng mắc do các quy định mới về thể chế khi Việt Nam bắt đầu thực hiện Luật Đầu tư công, Luật Đấu thầu… trong khi thông tư và nghị định hướng dẫn chậm được ban hành. Bên cạnh đó là những chậm trễ trong khâu phê duyệt, trình tự thủ tục trong thẩm định phê duyệt dự án… còn rườm rà, phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải ngân.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam nói rằng: Tiến độ thực hiện các danh mục dự án của nhóm 6 ngân hàng bị chậm, thể hiện ở tỷ lệ giải ngân thấp, và nếu tiếp tục thực hiện chậm sẽ làm mất cơ hội của Việt Nam. Các nhà tài trợ chỉ ra rằng việc thực hiện giải ngân chậm đã gây ra thời gian dự án bị kéo dài và dẫn đến các chi phí phát sinh và tổng tiền vay tăng khi Việt Nam dịch chuyển từ nước được vay ưu đãi sang các khoản vay kém ưu đãi hơn và lợi nhuận thu được trong tương lai sẽ bị chậm hơn dự kiến.
Bộ KH&ĐT cũng cho biết, trên thực tế, số vốn ODA và vốn vay ưu đãi phần lớn là các khoản vay có lãi suất và có thời gian nhất định để giải ngân. Do đó, việc chậm giải ngân không chỉ khiến nguồn vốn này tăng lãi suất trả nợ trong khi số vốn nằm bất động, mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn và đặc biệt là ảnh hưởng đến kế hoạch và chiến lược phát triển.
Báo cáo của Bộ KH&ĐT chỉ rõ: "Nhiều bộ, ngành và địa phương chưa thực sự quan tâm đến cơ chế giao kế hoạch mới nên việc dự kiến kế hoạch vốn nước ngoài không chính xác, không sát thực tế. Ngoài ra, việc xác định khả năng thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài hàng năm cũng rất khó do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như tiến độ giải phóng mặt bằng, thủ tục cấp vốn của nhà tài trợ năng lực của chủ đầu tư và nhà thầu" .
Theo lý giải của ông Nguyễn Thế Phương, ngoài nguyên nhân chủ quan của các bộ, ngành, sở dĩ có tình trạng trên là hiện một số chính sách giải ngân ODA khá rườm rà. Trong đó, vướng mắc lớn là cơ chế tài chính cho vay lại chính quyền địa phương, kéo dài thời gian có hiệu lực của khoản vay. Mặc dù Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ ra Nghị định nhưng còn phức tạp. "Theo cơ chế cho vay lại, khi các tỉnh có khả năng trả nợ thì mới được vay. Như vậy, các tỉnh nghèo không trả được nợ sẽ không được vay. Bên cạnh đó, khác biệt về chính sách đền bù và tái định cư giữa Việt Nam với các nhà tài trợ cũng khiến vốn không được triển khai", Thứ trưởng Phương nhấn mạnh.
Để đẩy mạnh giải ngân vốn ODA trong thời gian tới, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, các ngành, các cấp tập trung thực hiện các giải pháp đề ra trong Nghị quyết 60 của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân, trong đó chú trọng rà soát hoàn thiện khung pháp lý về đầu tư công, đơn giản hóa thủ tục thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng và thủ tục kiếm soát chi, giải ngân vốn đầu tư từ NSNN. Theo đó, có một số giải pháp được đại diện Bộ KH&ĐT nhấn mạnh như tăng cường cơ chế phân cấp, ủy quyền cho các cơ quan chủ quản dự án ODA được quyết định việc điều chỉnh hoạt động, tái phân bổ vốn dự án trong phạm vi đã được phê duyệt, đồng thời tăng cường công tác xây dựng, giám sát và đánh giá tình hình thực tế để thực hiện kế hoạch trung hạn và hàng năm vốn ODA.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Chính phủ rất quan tâm và có nhiều giải pháp thúc đẩy giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA. Theo đó, thể chế được cải thiện, các phiên họp của Chính phủ cũng luôn nhắc đến việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này, Nghị quyết 60 của Chính phủ đã đưa ra những giải pháp cụ thể để sử dụng hiệu quả sử dụng vốn trong đó có vốn ODA. Phó Thủ tướng chỉ đạo, từ nay đến cuối năm còn 2 tháng nữa, vậy phải làm sao để giải ngân đạt mức cao nhất. Theo đó, Phó thủ tướng yêu cầu các bộ ngành địa phương tích cực hơn để nguồn vốn được sử dụng một cách hiệu quả hơn.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Châu Thành
- ·4 điểm nghẽn trong hoạt động trung gian thanh toán
- ·Trao giấy chứng nhận cho 21 sinh viên đủ điều kiện sang Pháp học tập
- ·Bắt đường dây đánh bạc hơn 500 tỷ đồng
- ·CPI tăng 0,31% chủ yếu do giá điện và dịch vụ y tế “đắt đỏ” hơn
- ·Hải quan Tân Thanh phối hợp kiểm tra kho chứa hàng lậu, giả mạo nhãn hiệu
- ·Hải quan Hà Nội: Ngăn chặn ma túy qua đường hàng không, chuyển phát nhanh
- ·Điểm tin kinh tế
- ·Bắt đôi nam nữ chuyên trộm cắp tài sản
- ·Giá thép hôm nay ngày 19/3/2024: Ông lớn Hoa Sen dự báo gì về thị trường thép cán nóng?
- ·Giám đốc chăn gà quê…chán chê thì vứt cho bạn
- ·Ông Zelensky nêu lý do bám trụ Bakhmut, Estonia đoán thời gian Ukraine phản công
- ·Tự tin bước vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia
- ·Quy định các khoản thu năm học 2024
- ·Phớt lờ dư luận, kiên quyết phá trường để xây trạm
- ·Tỷ giá USD ngày 12/11 hồi phục phiên thứ hai liên tiếp
- ·Nhiều rủi ro về buôn lậu, gian lận thương mại từ hàng quá cảnh
- ·Tại sao vũ khí phương Tây gửi tới Ukraine chưa thể có mặt tại tiền tuyến?
- ·Hai khách hàng trúng Vietlott cùng chia đôi 314 tỉ đồng
- ·Giá cà phê hôm nay, 21/3/2024: Giá cà phê trong nước duy trì mức cao