【soi kèo zenit】Tình hình kinh tế sẽ tốt hơn trong nửa cuối năm
Nhà máy của Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội tại Long Biên,ìnhhìnhkinhtếsẽtốthơntrongnửacuốinăsoi kèo zenit Hà Nội. Ảnh: Đức Thanh |
Dấu hiệu của sự khởi sắc
Sau 6 tháng đầu năm vật lộn trong khó khăn, kinh tếViệt Nam đã bắt đầu tháng đầu tiên của nửa cuối năm với những thông tin khá tích cực. Dễ thấy nhất là sản xuất công nghiệp. Đây là chỉ số rất đáng chú ý, bởi có thể phản ánh nhiều góc độ của nền kinh tế. “Sản xuất công nghiệp tháng 7 đã khởi sắc hơn tháng trước”, khi công bố số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023, Tổng cục Thống kê đã bình luận như vậy.
Đúng là đã khởi sắc hơn so với tháng trước, khi Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 7/2023 không chỉ tăng 3,9% so với tháng trước, mà còn tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, IIP tháng 7/2023 đã tăng trở lại ở một số địa phương. Bắc Ninh là ví dụ điển hình. IIP của tỉnh này trong tháng 7/2023 đã tăng 23,8% so với tháng trước, sau khi liên tục giảm sút trong những tháng đầu năm (đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Bắc Ninh tăng trưởng âm tới 12,59%, đứng cuối “bảng xếp hạng” về tăng trưởng GRDP trong nửa đầu năm).
Không chỉ là Bắc Ninh, nhiều trọng điểm sản xuất công nghiệp của cả nước cũng có IIP tăng tích cực trong tháng đầu tiên của quý III/2023, như Thái Nguyên tăng 9%; Vĩnh Phúc tăng 5,8%; Bình Dương tăng 2,3%; TP.HCM tăng 1,9%; Long An tăng 0,8%... Nếu tính chung trong 7 tháng, so với cùng kỳ năm trước, IIP đã tăng ở 49 địa phương và giảm ở 14 địa phương trên cả nước. Như vậy, so với con số của 6 tháng, đã thêm 1 địa phương có tăng dương và bớt 1 địa phương tăng âm về chỉ số IIP.
Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu tăng trở lại có lẽ cũng đồng nghĩa với xuất khẩu và tiêu dùngnội địa tích cực hơn. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2023 ước đạt 29,68 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng 6/2023. Trong khi đó, thu hút đầu tưnước ngoài lần đầu tiên trong năm tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 16,24 tỷ USD.
Điều này có lẽ cũng khá thống nhất với số liệu về Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam mà S&P Global vừa công bố. Theo đó, PMI của Việt Nam đã tăng lên 48,7 điểm trong tháng 7, cao hơn so với mức 46,2 điểm của tháng 6. Dù con số vẫn ở dưới 50 điểm, tức là vẫn cho thấy các điều kiện hoạt động sản xuất đã suy giảm tháng thứ 5 liên tiếp, song lần suy giảm này khá nhẹ và nhẹ nhất trong thời kỳ này.
Trong khi sự khởi sắc trong sản xuất công nghiệp, xuất khẩu khá “nhẹ”, thì có lẽ, một trong những động lực được quan tâm chính là khu vực dịch vụ, du lịch. Các số liệu thống kê cho thấy, tình hình ngày càng khả quan hơn.
Tháng 7/2023, có hơn 1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 6,5% so với tháng trước và gấp 2,9 lần cùng kỳ năm trước đó. Còn nếu tính chung 7 tháng, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 6,6 triệu lượt người, gấp 6,9 lần cùng kỳ năm trước.
Cộng thêm hoạt động du lịch trong nước sôi động vào mùa cao điểm, nên doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 7 tháng năm 2023 ước đạt 377.300 tỷ đồng, chiếm 10,7% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Còn doanh thu dịch vụ lữ hành ước đạt 18.600 tỷ đồng, chiếm 0,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tăng 53,6% so với cùng kỳ năm trước.
Rất nhiều địa bàn du lịch lớn có doanh thu dịch vụ lữ hành 7 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ năm trước, như Đà Nẵng tăng 99,7%; Hà Nội tăng 89,7%; Quảng Ninh tăng 82,5%; Khánh Hòa tăng 75,1%...
Kỳ vọng sự phục hồi nửa cuối năm
Dù có các dấu hiệu khởi sắc, song một cách rất rõ ràng, nền kinh tế vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn. 7 tháng, IIP vẫn giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu giảm 10,6%, ước đạt 194,73 tỷ USD; khách quốc tế đến Việt Nam mới đạt 67,5% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa có Covid-19…
Rất nhiều chỉ số khác có thể viện dẫn để cho thấy, kinh tế Việt Nam vẫn đang rất “chông chênh”. 7 tháng, có 113.300 doanh nghiệpphải rời bỏ thị trường, tăng 19,8% so với cùng kỳ, trong khi số doanh nghiệp thành lập mới chỉ là 131.900 doanh nghiệp, giảm 1,4% so với cùng kỳ. Thu ngân sách 7 tháng ước giảm 7,8%, trong khi chi ước tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2022.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chính thức mở lại hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu phụ Tân Thanh
- ·Long Hoàng chuẩn bị đồ đạc cho chuyến đi thực tập tại SM Entertainment
- ·Nhiệt điện Thái Bình 2 hoà thành công lưới điện quốc gia tổ máy 1 bằng dầu
- ·Bộ trưởng Công thương gặp gỡ nhiều đối tác tại Hoa Kỳ
- ·Luật sư nói gì về đề nghị truy tặng danh hiệu Liệt sỹ cho 2 'hiệp sĩ’ tử vong ở TP. Hồ Chí Minh
- ·Sốt ruột chương trình phục hồi, tiếp tục lo trái phiếu doanh nghiệp
- ·Khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông
- ·Goto mất gần 70% giá trị vốn hóa kể từ tháng 4
- ·Tăng cường năng lực quản lý rượu thủ công, hạn chế tác hại của rượu không rõ nguồn gốc
- ·Hà Nội: Bí thư Đinh Tiến Dũng làm Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- ·Phát hiện ca bệnh tại bệnh viện rất quan trọng
- ·Á hậu Thúy Vân ngưỡng mộ Hương Giang, H'Hen Niê và Catriona Gray
- ·Không nên giảm thời gian phát biểu của đại biểu Quốc hội
- ·Kinh tế tập thể sẽ nhận được hỗ trợ, ưu đãi tương xứng
- ·Bãi trông xe quanh di tích ‘nhan nhản’, ‘chặt chém’ giá ‘cắt cổ’
- ·'Đường dây 500kV mạch 3 thể hiện khát vọng, ý chí tự lực, tự cường của đất nước'
- ·Điện Gia Lai (GEG) hoàn tất phát hành hơn 64 triệu cổ phiếu cho DEG
- ·Phụ tải điện miền Bắc lập đỉnh, EVNNPC nhắc dùng điện tiết kiệm tránh sự cố lưới
- ·Hà Nội sẽ thu phí xe vào nội đô, phụ thu thêm phí ô nhiễm
- ·Siêu mẫu Hà Anh hừng hực khí thế huấn luyện cho các người đẹp Hoa hậu Việt Nam