【đấu bóng đá hôm nay】Thuốc lá gây ra 7,1 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới
Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh T.D |
Theo Ban tổ chức, Việt Nam đã phê chuẩn tham gia Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá ngày 11/11/2014, có hiệu lực áp dụng từ ngày 17/3/2005. Đặc biệt, sự ra đời của Luật phòng chống tác hại của thuốc lá năm 2012 đã nội luật hóa các nội dung mà Công ước đề cập nhằm giảm tỷ lệ sử dụng và tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc.
Với sự chỉ đạo của Chính phủ, thời gian qua, các bộ ngành, các tổ chức chính trị- xã hội và UBND các tỉnh, thành phố tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tác hại của việc hút thuốc, xây dựng môi trường không khói thuốc, đẩy mạnh các hoạt động nhằm ngăn ngừa hút thuốc trong thanh thiếu niên, bảo vệ các thế hệ tương lai của đất nước. Công tác phòng, chống tác hại thuốc lá đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: Tỷ lệ hút thuốc lá trong nam giới trưởng thành giảm. Đặc biệt tỷ lệ hút thuốc thụ động giảm rõ rệt…
Dự kiến trích thuế TTĐB để nộp Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (HQ Online)- Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động ... |
"Nên thành lập Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá" (HQ Online)- Ngày 16-3, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và Tổ chức nhịp cầu sức khỏe Canada phối hợp tổ ... |
Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thực hiện Công ước quốc tế về kiểm soát thuốc lá, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá còn gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số điểm của Công ước khung chưa được thực hiện triệt để và khó đạt được những mục tiêu đã cam kết, đặc biệt là mục tiêu không để ngành công nghiệp thuốc lá can thiệp vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về kiểm soát thuốc lá và chính sách chăm lo sức khỏe nhân dân có liên quan đến thuốc lá…
Tại buổi Tọa đàm, PGS.TS Vũ Xuân Phú - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, hút thuốc lá nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trên toàn cầu. Khói thuốc chứa hơn 7.000 chất hóa học và khoảng 69 chất gây ung thư. Hút thuốc lá có thể gây nhiều bệnh ung thư và các bệnh mãn tính. Những người nghiện thuốc nặng có tỷ lệ chết vì ung thư gấp bốn lần so với người không hút.
Đặc biệt, hút thuốc thụ động có thể gây ra nhiều bệnh ở trẻ em như khối u não, bệnh tai giữa, ung thư máu… và nhiều bệnh ở người trưởng thành như ung thư vú, úng thư phổi, ảnh hướng tới khả năng sinh sản của phụ nữ, ung thư xoang mũi…
Bà Đoàn Thu Huyền - Giám đốc Chương trình tại Việt Nam, Tổ chức Chiến dịch vì trẻ em không thuốc lá cho biết, thuốc lá hiện đang gây ra 7,1 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới, trong đó gồm 900.000 ca tử vong gây ra bởi các bệnh do hút thuốc lá thụ động. Ước tính chi phí y tế và các thiệt hại do mất năng suất lao động, do ốm đau và tử vong sớm lên đến hàng chục tỷ đồng/năm.
Sau hơn 10 năm thực hiện Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá, nhận thức của người dân về tác hại của hút thuốc lá được nâng cao. Tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới trưởng thành đã giảm; tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở thanh thiếu niên (từ 13 - 15 tuổi) cũng giảm… Đa số người dân đều ủng hộ các chính sách phòng, chống tác hại thuốc lá mạnh mẽ và mong muốn làm việc trong môi trường không thuốc lá.
Tuy nhiên, theo Giám đốc Chương trình Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam Lê Thị Thu, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá vẫn chưa đạt mục tiêu đề ra. “Việt Nam là nước đứng thứ 3 ở khu vực châu Á và thứ 15 thế giới về số người hút thuốc lá. Ước tính chi phí y tế và các thiệt hại do mất năng suất lao động, do ốm đau và tử vong sớm lên đến hàng chục tỷ đồng/năm. Việc thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá mới dừng lại ở mức phổ biến, tuyên truyền, vận động… Trong đó, nguyên nhân là do nhận thức của người dân chưa cao, hiện tượng hút thuốc nơi công cộng còn phổ biến, tỷ lệ từ bỏ sử dụng thuốc lá còn thấp, việc xử lý vi phạm hành chính chưa triệt để, gặp nhiều vướng mắc…
Để hạn chế số lượng người hút thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra, theo các chuyên gia, nhà khoa học, cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và cả xã hội về tác hại của việc hút thuốc lá; khơi dậy thế hệ trẻ nói không với thuốc lá; tuyên truyền việc thực hiện đúng các chính sách, quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và Công ước khung FCTC.
Đồng thời, đề xuất cơ chế tổ chức để thực thi tốt Luật Phòng, chống tác hại Thuốc lá; tăng cường quản lý và phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc giám sát và xử lý các vi phạm về quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị của các công ty thuốc lá trên báo chí... chung tay vì một thế giới không khói thuốc.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tây Ninh: ‘Quái vật Amazon’ lại lọt lưới, ngư dân xẻ thịt đãi hàng xóm
- ·Liên hợp quốc: Kinh tế thế giới 2019 sẽ tăng trưởng đều đặn
- ·Mâm cúng thôi nôi của 8X TP.HCM khiến nhiều người trầm trồ
- ·Đức ủng hộ áp thuế tối thiểu toàn cầu đối với doanh nghiệp công nghệ
- ·Năm 2019, Bộ Xây dựng sẽ sửa đổi 4 quy chuẩn liên quan đến đầu tư xây dựng
- ·Điều nhân xuất khẩu bị phàn nàn về chất lượng
- ·Dự án nhà ở thương mại hoàn thành trong quý 3 tăng 300%
- ·IMF dự báo kinh tế toàn cầu tăng trưởng 3,7% năm 2019
- ·Cẩn trọng với những tai nạn về mắt có thể xảy ra trong dịp Tết
- ·Chuyện tình 8 năm kín tiếng của Đình Trọng
- ·Đà Nẵng: Kết luận vụ nguyên thư ký ông Xuân Anh mượn nhà của Vũ 'nhôm'
- ·Bất động sản sẽ “ấm” dần lên vào năm 2024
- ·Nước chấm cá cơm 3 Miền
- ·Công nghiệp hỗ trợ: giá trị gia tăng vẫn thấp trong chuỗi cung ứng
- ·Kết thúc đàm phán Hiệp định UKVFTA
- ·Mẫu nhí Bảo Hà xuất hiện ấn tượng trên sàn diễn
- ·Điều đầu tiên bạn thấy trong tranh tiết lộ nét tính cách... tệ nhất ở bạn
- ·Tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan trong CPTPP chưa cao
- ·Tăng cường phòng chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- ·Ngày của cha 19/6: Đừng thương cha khi đã muộn