会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo bóng truc tuyến】Tìm vốn cho chuyển đổi xanh!

【kèo bóng truc tuyến】Tìm vốn cho chuyển đổi xanh

时间:2024-12-23 22:27:36 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:559次
Chuyển đổi xanh để “tự cứu lấy chính mình”
Vốn quốc tế đổ vào các dự án xanh
Ưu tiên nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh
Tìm vốn cho chuyển đổi xanh
Tín dụng xanh không hề rẻ, nhưng sẽ mở ra cơ hội cho DN khai thác nhiều lợi ích rất lớn từ xu hướng tăng trưởng xanh. Ảnh: ST

Vốn quốc tế cho tăng trưởng xanh

Cách đây hơn 10 năm, Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, song mãi đến gần đây, sự quan tâm của xã hội đối với vấn đề này mới bắt đầu tăng lên. Nhiều công ty, tập đoàn lớn đã bắt đầu sản xuất ra những sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường để thể hiện cam kết về phát triển bền vững. Tuy nhiên, đây đều là những DN, tập đoàn lớn, có tiềm lực tài chính mạnh. Trong khi phần lớn DN tại Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa với hàng loạt hạn chế cả về năng lực tài chính và quản trị…

Ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Thiên Minh Group, thành viên Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân cho biết, rất nhiều DN đã hiểu được tầm quan trọng của việc chuyển đổi sang sản xuất xanh hơn, thân thiện hơn, bền vững hơn. Nhưng để làm được những sản phẩm xanh thì chi phí là một thách thức lớn với mức tăng khoảng 20-40% tùy từng ngành. “Với mức tăng này thì một là không có khách, hai là phải mất thời gian đào tạo để khách hàng chấp nhận sản phẩm của mình”.

Từ câu chuyện chi phí cho sản xuất xanh quá lớn, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh, USAID chỉ ra rằng việc tiếp cận vốn của DN cho các dự án xanh hiện rất khó khăn. “Chúng ta thường nói tại sao DN không làm? Đó là vì họ không có khả năng tiếp cận những dòng vốn dài hơn mà chỉ vay được ngân hàng với thời hạn 4-5 năm” – ông Sơn chia sẻ.

Về vấn đề này, bà Lương Phương Mai, Giám đốc Khối khách hàng DN lớn khu vực phía Nam và bất động sản, HSBC Việt Nam cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam, toàn bộ khoản vay phải được trả hết trong quá trình vay do chưa có thị trường tái tài trợ. Khẩu vị cho vay của các ngân hàng thương mại hiện là khoảng 10 năm. Trong khi đó, các bất động sản thương mại hoặc nhiều tài sản khác cần có vòng trả nợ dài hơn, ở mức 15-20 năm thì dòng vốn trong nước không thể đáp ứng được. Khi đó, DN có thể cân nhắc nguồn vốn từ nước ngoài do các nguồn vốn này có thể thực hiện tái tài trợ rất đơn giản.

Theo đại diện HSBC, các ngân hàng toàn cầu như HSBC đều có những mục tiêu liên quan đến hỗ trợ đưa phát thải ròng về 0. Trong đó, HSBC toàn cầu có cam kết thu xếp 750 – 1.000 tỷ USD để tài trợ cho “zero-cacbon”, riêng tại Việt Nam thì cam kết là 12 tỷ USD đến năm 2030. Bà Mai cũng nói rõ thêm rằng “tín dụng xanh” là một từ nói chung để chỉ sự tài trợ cho các dự án phát triển bền vững, nhưng các dòng sản phẩm của ngân hàng về phát triển bền vững thì rất đa dạng. Ví dụ như ngoài tín dụng xanh tài trợ trực tiếp cho dự án xanh thì có có tín dụng liên kết bền vững. Nghĩa là DN có thể đa ngành và không phải ngành nào cũng xanh như nhau, nhưng DN có tầm nhìn và có lộ trình chuyển dịch về xanh thì ngân hàng sẽ có sản phẩm linh hoạt hơn.

Cụ thể, DN có thể chọn 2-3 tiêu chuẩn tiêu biểu nhất để chuyển dịch xanh và có cơ chế để đo lường sự chuyển dịch đó thì sự dao động của lãi suất ngân hàng với khoản vay đó sẽ được neo theo việc khách hàng có hoàn thành các chỉ tiêu đề ra hay không. “Khi đạt được chỉ tiêu xanh theo lộ trình đề ra, lãi suất ngân hàng có thể giảm đi một mức theo thỏa thuận trước đó, còn nếu không đạt, lãi suất có thể sẽ lên như đã thỏa thuận. Điều này sẽ tạo hành lang khuyến khích cho DN và cho DN có giai đoạn chuyển dịch từ từ chứ không thể ngay lập tức chuyển từ nâu sang xanh” – bà Mai giải thích thêm.

Ngoài ra, do mỗi DN lại ở một mức độ khác nhau trong tiến trình chuyển đổi xanh, nên cách tiếp cận của ngân hàng với mỗi DN cũng có sự khác biệt. Theo bà Mai, với những DN mới bắt đầu hình thành ý định về chuyển đổi xanh, HSBC sẽ có những đối thoại để chia sẻ kinh nghiệm phát triển xanh tại các quốc gia khác mà ngân hàng đã hỗ trợ. Qua đó tác động thay đổi nhận thức và nuôi dưỡng mong muốn phát triển xanh cho DN. “Chúng tôi rất mong muốn được lắng nghe những ý tưởng phát triển xanh từ cộng đồng DN, kể cả ý tưởng mới chứ không nhất thiết phải đến khi DN đã có dự án xanh rồi mới tìm tới ngân hàng” – bà Mai cho biết. Còn với những DN có mức độ sẵn sàng hơn, HSBC sẽ đưa ra những tư vấn về việc xây dựng bộ tiêu chí về phát triển bền vững đã phù hợp hay chưa, có đủ để tạo ra sự thay đổi hay không…

Cần nhìn xa, trông rộng

Bàn thêm về xu hướng chuyển đổi xanh trong nền kinh tế, bà Mai cho rằng có rất nhiều ngành sẽ phải đối mặt với rủi ro của sự chuyển dịch này, cụ thể là những DN lựa chọn đứng ngoài xu thế này. Ví dụ như những DN gây phát thải có thể sẽ phải chịu những chi phí cao hơn do sức ép từ người tiêu dùng, từ chính sách, hoặc sẽ phải bỏ tiền ra mua chứng chỉ cacbon từ DN khác để bù vào lượng phát thải nhà kính mà họ đưa ra môi trường. Tuy nhiên, khi nhìn rộng ra thì đây sẽ vừa là rủi ro và cũng là cơ hội, vấn đề nằm ở lựa chọn của DN.

Bà Mai cũng khẳng định rằng tín dụng xanh không phải là tín dụng rẻ, nhưng khi tiếp cận nguồn tín dụng này thì DN cần nhìn bức tranh rộng hơn bởi lợi ích không nằm ở việc lãi suất sẽ thấp hơn bao nhiêu. Ví dụ, tòa nhà xanh có các chứng chỉ EDGE, LEED thì chi phí sẽ tăng lên nhưng trong quá trình vận hành, DN sẽ tiết kiệm được một phần năng lượng. Và về dài hạn, chi phí vận hành sẽ tác động tích cực tới dòng tiền của DN, nhưng nếu chỉ nhìn trong tầm 4-5 năm thì chắc chắc lợi ích thu về sẽ chưa nhiều.

Ông Sơn cũng nhìn nhận rằng DN không nên nhìn vào mức lãi suất của ngân hàng như lợi ích chính khi chuyển đổi xanh, mà lợi nhuận sẽ đến từ chính hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các hoạt động đầu tư cho cắt giảm chi phí, phát triển bền vững. Bên cạnh đó, yếu tố thương hiệu xanh cũng rất có lợi cho việc bán hàng và thu hút các nguồn tài chính khác.

Liên quan tới việc huy động nguồn vốn quốc tế, đại diện HSBC cho biết, khẩu vị tín dụng của các nhà đầu tư nước ngoài, quỹ nước ngoài sẽ được cải thiện rất nhiều nếu DN, tài sản đó có yêu tố xanh và bền vững.

“Nhiều trường hợp DN tham gia thị trường vốn, lần đầu tiên không có chỉ tiêu xanh thì khẩu vị của nhà đầu tư, các ngân hàng chỉ được 50%, nhưng ở lần sau khi có chỉ tiêu xanh thì lập tức mở ra mức thanh khoản lớn hơn nhiều” – bà Mai nhấn mạnh. Điều đó cho thấy, lợi ích của việc chuyển đổi xanh không chỉ đến từ chi phí vay ngân hàng mà còn đến từ tính thanh khoản của thị trường, của nguồn vốn và dòng tiền trong dài hạn mà DN có thể tiết kiệm được trong quá trình vận hành.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Chính phủ giao hàng loạt nhiệm vụ cho các bộ, ngành nhằm thúc đẩy tăng trưởng 2018
  • Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền cọc không quá 5% giá bán
  • Những đường dây ma túy lớn đội lốt xưởng sản xuất 'nước vui', thuốc lá điện tử
  • Tạo điều kiện để dân tiếp cận nhà ở, không hợp thức hóa sai phạm chung cư mini
  • Kiểm tra, xử lý vi phạm về đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý đối với mặt hàng khẩu trang y tế
  • Chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền cọc không quá 5% giá bán
  • Dự báo thời tiết 23/11/2023: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc có mưa
  • Đường dành riêng cho xe đạp có làm thay đổi thói quen di chuyển của người dân? 
推荐内容
  • Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc) hơn 200 người thương vong
  • Người phụ nữ đến trụ sở xã ở Hải Phòng 'quậy phá' vì không gặp được công an
  • Dự báo thời tiết 28/11/2023: Miền Bắc nắng đến 29 độ, sắp đón không khí lạnh 
  • 10 cán bộ được Bộ Công an điều động về các xã biên giới tỉnh Thừa Thiên – Huế
  • Giai đoạn 2020
  • Gala Báo chí 2023: “Đánh thức bản lĩnh”, thông điệp gửi đến người làm báo