【ch séc vs】Bất cập về chủ thể của hành vi tham nhũng
BPO - Luật Phòng,ấtcậpvềchủthểcủahagravenhvithamnhũch séc vs chống tham nhũng đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29-11-2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-6-2006. Sau hơn 10 năm thi hành luật này, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng. Đặc biệt là luật này đã từng bước tăng cường sự tham gia của người dân vào công tác phòng, chống tham nhũng; cơ chế kiểm soát đối với cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được cải thiện... Tuy nhiên, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp, án tham nhũng được phát hiện còn ít, thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp,… Nguyên nhân của tình trạng trên là do Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành không còn phù hợp với thình hình thực tế của đất nước do có quá nhiều bất cập.
Vì vậy, Chính phủ đã giao cho cơ quan Thanh tra Chính phủ chủ trì soạn thảo Luật sửa đổi Luật Phòng chống tham nhũng. Và dự thảo luật này vừa được công bố để lấy ý kiến đóng góp của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở và toàn dân. Nhân dịp này, tôi có ý kiến đóng góp cho dự thảo luật này về những nội dung như sau: Thứ nhất là về chủ thể của hành vi tham nhũng. Tại Khoản 2 và 3 của Điều 1 trong Luật Phòng chống tham những hiện hành có quy định như sau: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Trong khi đó, tại Khoản 1 trong dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi vẫn quy định tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Tuy nhiên, tại Khoản 2 của Điều 2 trong dự thảo luật này đã quy định cụ thể về những hành vi tham nhũng là: Hành vi tham nhũng bao gồm các hành vi được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015: Tham ô tài sản (Điều 353); nhận hối lộ (Điều 354); lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355); lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356); lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357); lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358); giả mạo công tác (Điều 359) và các hành vi sau đây: Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản. Nhũng nhiễu vì vụ lợi. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Đồng thời, tại Khoản 3 của Điều 2 trong dự thảo luật cũng đã bổ quy định về người có chức vụ quyền hạn bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp nhà nước; người đại diện theo ủy quyền phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó; Người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Tuy nhiên, theo suy nghĩ của cá nhân tôi thì quy định về hành vi tham nhũng cũng như chủ thể của hành vi này như trong luật hiện hành cũng như trong dự thảo luật sửa đổi như nêu trên vẫn còn bất cập. Vì ngày nay, hành vi tham nhũng không chỉ còn là hành vi chỉ của những người có chức vụ, quyền hạn, mà đây cũng là hành vi của những người không có chức vụ, quyền hạn, nhưng vì lợi ích cá nhân thì họ vẫn có thể thực hiện hành vi tham nhũng. Vì vậy, tôi đề nghị sửa khoản 1 của Điều 2 trong dự thảo như sau: Tham nhũng là hành vi của: a, Người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. b, Người không có chức vụ, quyền hạn, nhưng vì vụ lợi mà có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 điều này.
Xuất phát từ phân tích trên, tôi đề nghị bổ sung quy định sau vào phần cuối cùng của Khoản 3 trong Điều 2 của dự thảo luật: Người có hành vi vụ lợi vì lợi ích cá nhân hoặc của gia đình hay một nhóm. Vì trong thực tế cho thấy không ít người chẳng có chức vụ, quyền hạn gì nhưng họ vẫn có thể thực hiện hành vi tham nhũng, như: Đi làm hoặc nghỉ làm không đúng giờ (đi muộn, về sớm), hay hành vi lấn chiến lòng, lề đường để buôn bán kiếm lợi cho cá nhân, nhưng lại gây cản trở giao thông và gây nguy hiểm cho ngước.
NV
(责任编辑:World Cup)
- ·Chán chồng, tôi từng muốn 'ngoại tình'
- ·Học và làm theo Bác để xây dựng quê hương
- ·Bài 1: Bác là niềm tin chiến thắng
- ·Khởi công nhà máy điện mặt trời đầu tiên tại Quảng Ngãi
- ·Giá xăng dầu hôm nay 19/11: Thế giới bật tăng, trong nước khó giảm sâu?
- ·Giải quyết nhanh, người dân hài lòng
- ·Kiểm điểm Chủ tịch xã Hưng Mỹ liên quan phòng dịch Covid
- ·Từ ngày 1
- ·Viện Đào tạo
- ·Đẩy mạnh truyền thông về xuất khẩu lao động
- ·Giá vàng hôm nay 27/7: Vàng nhẫn tăng thêm nửa triệu đồng
- ·17.500 tỷ đồng đầu tư đánh bắt xa bờ
- ·Nhìn thẳng vào khó khăn, tránh “tô hồng”
- ·Nhà Thiếu nhi tỉnh khó khăn về nhân sự và thiết bị hoạt động
- ·HĐND tỉnh tổ chức Hội nghị đại biểu HĐND tỉnh khóa X lần thứ 3
- ·Phát triển vận tải biển: Mấu chốt là hiện đại hóa đội tàu
- ·Tận dụng lợi thế để sản xuất
- ·Đưa hồ tiêu Lộc Ninh vươn xa trên thị trường thế giới
- ·Tìm kiếm hướng dẫn viên du lịch: Cungdi.net
- ·Cà Mau: hơn 1.200 tình nguyện viên tham gia "Hành trình Đỏ"