【bảng xếp hạng hạng 1 anh】Nửa nhiệm kỳ vượt qua "gió ngược", bài học quan trọng nhất là thúc đẩy nội lực
Năm 2023: Dự báo không hoàn thành 5 chỉ tiêu về chất lượng tăng trưởng Tìm lời giải nâng cao chất lượng tăng trưởng Tháo bỏ những "điểm nghẽn" kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân |
Chủ tọa điều hành diễn đàn gồm có: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,ửanhiệmkỳvượtquagióngượcbàihọcquantrọngnhấtlàthúcđẩynộilựbảng xếp hạng hạng 1 anh Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.
Việt Nam cơ bản vững vàng vượt qua “những cơn gió ngược”
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam là sự kiện thường niên của Quốc hội; là phương thức quan trọng để quy tụ và phát huy rộng rãi trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc hội, nhân dân, cử tri, các chuyên gia, nhà khoa học, đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước đóng góp vào các vấn đề quan trọng quốc gia, các quyết sách của Quốc hội.
Qua hai lần tổ chức từ đầu nhiệm kỳ đến nay, diễn đàn đã thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như các cơ quan thông tấn, báo chí, tổ chức quốc tế và trong nước, của trung ương và địa phương.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc diễn đàn. |
Theo Chủ tịch Quốc hội, thành công của Diễn đàn Kinh tế 2021, với chủ đề “Phục hồi và phát triển bền vững” và Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2022, với chủ đề “Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, phục hồi và phát triển bền vững” đã để lại nhiều bài học quý. Nhiều luận cứ khoa học có tính thực tiễn cao, cung cấp các thông tin hướng hữu ích, phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu, điều hành, nhất là công tác hoạch định chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhiều đề xuất, gợi mở hữu ích tại diễn đàn đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan rà soát, nghiên cứu để xây dựng, hoàn thiện, ban hành cơ chế, chính sách đủ mạnh, quyết liệt, ứng phó kịp thời, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế trên cơ sở phù hợp với bối cảnh, tình hình mới, nhất là trong yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kép vừa kiểm soát dịch vừa thúc đẩy phục hồi phát triển bền vững.
“Chính nhờ các chính sách, giải pháp đúng đắn, kịp thời, chưa từng có tiền lệ thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cùng sự đồng hành, giám sát của Quốc hội, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, nhìn tổng thể nửa nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức trước “những cơn gió ngược” và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện” - Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Sức chống chịu của doanh nghiệp bị bào mòn
Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng thời gian qua, song Chủ tịch Quốc hội lưu ý, nền kinh tế đang còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 3,72%, gần thấp nhất trong 12 năm trở lại đây, tạo áp lực rất lớn về tăng trưởng GDP cho 2 quý còn lại của năm. Việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2023, giai đoạn 5 năm 2021-2025 và cả thời kỳ chiến lược 2021-2030 đang trở nên hết sức khó khăn.
Nhiều động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế trong 8 tháng đầu năm 2023 đang có dấu hiệu chậm lại, thậm chí suy giảm và đang chịu áp lực rất lớn từ bên ngoài. Cụ thể, trong nước, sức chống chịu của nhiều doanh nghiệp đã bị bào mòn. Nhiều đơn hàng bị cắt giảm, hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn.
Trong nước chưa có nhiều tập đoàn kinh tế mạnh, quy mô lớn đóng vai trò đầu tàu, dẫn dắt, tổ chức các chuỗi cung ứng, hệ sinh thái sản xuất nội địa. Doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, công nghệ sản xuất thấp, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu đầu vào. Năng lực nội sinh, tính tự chủ, khả năng chống chịu của doanh nghiệp, nền kinh tế còn hạn chế và ngày càng bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết trước tác động bất lợi của tình hình kinh tế, chính trị thế giới từ đầu nhiệm kỳ tới nay.
Toàn cảnh diễn đàn. |
Từ thực tế vươn lên trong đại dịch khi đối diện với những khó khăn, thử thách khắc nghiệt như 3 năm vừa qua, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh một trong những bài học quan trọng nhất là xây dựng và thúc đẩy nội lực mạnh mẽ để ứng phó với những thách thức và tính bất định của các yếu tố bên ngoài. "Chúng ta cần tăng cường, phát huy "nội lực", vận dụng, khai thác hiệu quả "ngoại lực" để thích ứng và phát triển. Đây được coi là nhiệm vụ hàng đầu và xuyên suốt đặc biệt trong bối cảnh, tình hình mới với nhiều biến động, rủi ro ngày càng gia tăng. Việt Nam cần tập trung giải quyết các thách thức bên trong cả trước mắt, lẫn trong trung và dài hạn" - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Với tinh thần đó, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn tại diễn đàn, được lắng nghe được những ý kiến, trao đổi, thảo luận tập trung giải quyết 3 vấn đề lớn.
Một là, dự báo bối cảnh tình hình kinh tế, tài chính khu vực, thế giới, cơ hội, rủi ro, thách thức nào đối với nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023, 2024 và giai đoạn tiếp theo?
Hai là, thực trạng kinh tế - xã hội, những khó khăn, thách thức, nút thắt chủ yếu và năng lực chống chịu của nền kinh tế, doanh nghiệp, người lao động hiện nay thực sự như thế nào? Dự báo cho cả năm 2023, 2024 và cả giai đoạn 5 năm 2021-2025?
Ba là, năng lực nội sinh, động lực và giải pháp căn cơ nào nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, tăng cường nội lực, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023, 2024 và cho cả nhiệm kỳ 2021-2025?
Cùng với phiên khai mạc và phiên bế mạc, diễn đàn gồm 1 phiên toàn thể và 2 phiên chuyên đề. Trong đó, chuyên đề 1 với chủ đề: “Tăng cường nội lực, khơi thông nguồn lực, hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó” và chuyên đề 2 với chủ đề: “Nâng cao năng suất lao động, bảo đảm an sinh xã hội trong bối cảnh mới” sẽ diễn ra vào buổi sáng, sau phiên khai mạc. Phiên toàn thể và tọa đàm cấp cao với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” sẽ diễn ra chiều cùng ngày. Ngoài địa điểm tổ chức trực tiếp tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023 còn được kết nối trực tuyến tới 6 điểm cầu trong cả nước gồm: Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và 05 trường: Đại học Fulbright Việt Nam, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại thương, Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Đà Nẵng. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Gia đình khó khăn xin về, bác sĩ “năn nỉ” ở lại
- ·Prime Minister hosts IMF’s Article IV consultation team
- ·PM Phạm Minh Chính hosts Bruneian Ambassador
- ·PM suggests stronger relations with US state
- ·Hậu “đập đá”: chỉ là bệnh viện hoặc nhà tù
- ·14th AIPA Advisory Group Meeting opens in Phú Quốc
- ·Prime Minister calls for ESCAP support in policy making, enforcement
- ·Japan, Việt Nam sign 61b yen ODA loan for post
- ·4 MacBook đáng mua dịp cuối năm 2024
- ·Prime Minister calls for further measures to stabilise production
- ·Ép gả con gái 16 tuổi, bố mẹ bị xử phạt như thế nào?
- ·Prime Minister meets Chinese scholar friends in Beijing
- ·Ambassador stresses significance of PM’s visit to China, attendance in WEF meeting
- ·Top legislator called on RoK enterprises to open R&D centres in Việt Nam
- ·Chồng ở Hàn Quốc vợ ở Úc, ly hôn thế nào?
- ·Việt Nam, Cambodia closely cooperate in border management, protection: spokesperson
- ·PM issues directive to review criminal record checks procedure
- ·Việt Nam advocates int’l cooperation to ensure human rights amid global challenges
- ·Quyết tâm phục thiện để báo đáp ân tình người vợ trẻ
- ·Offending sea map appears in multiple scenes in 'Barbie': Vietnamese film council