【bảng xếp hạng giải u19 tây ban nha】Gương sáng về nghị lực sống ở đảo Bé
Bi kịch ập đến...
Đảo Bé có diện tích 69 ha với hơn 110 hộ dân. Người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng tỏi và ngư nghiệp. Cũng như bao chàng trai của huyện đảo,ươngsaacutengvềnghịlựcsốngởđảbảng xếp hạng giải u19 tây ban nha anh Huệ lớn lên cùng sóng nước biển cả. Là con út trong gia đình có 10 anh, chị em, anh Huệ chọn nghề lặn biển mưu sinh và phụng dưỡng cha mẹ già. Mới vào nghề, anh chỉ làm thợ lặn ở đảo Bé, Lý Sơn, nhưng với khát vọng có cuộc sống sung túc và kinh tế vững chắc trước khi cưới vợ, anh đã ra Hoàng Sa, Trường Sa làm thợ lặn cho các chủ tàu lớn. Anh kể: Ở độ sâu 30-40m, thợ lặn tự lấy hơi lặn xuống, đến khi không chịu được chủ động bơi lên. Còn lặn ở những đảo lớn với độ sâu từ 70-80m phải sử dụng máy nổ và thợ lặn được hỗ trợ ống thở ôxy. Ở độ sâu này, “chiến lợi phẩm” nhiều hơn nhưng rủi ro cũng cao hơn so với lặn truyền thống vì càng xuống sâu sức ép của nước càng lớn nên khi xảy ra sự cố, như hư hỏng máy móc, sóng biển làm tuột ống thở... ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là sinh mạng thợ lặn.
Anh Bùi Văn Huệ lái xe phục vụ khách du lịch trên đảo Bé
Điều không may đã ập đến vào đầu năm 2002, trong một lần lặn ở Hoàng Sa, anh bị đột quỵ, dẫn đến liệt đôi chân. Mặc cảm về bản thân anh đã gác lại việc xây dựng gia đình. Kể lại cho chúng tôi nghe, gương mặt anh nhăn nhó như những cơn đau ngày ấy đang kéo về: “Khi lặn xuống lần thứ nhất tôi vẫn ngoi lên mặt nước bình thường và không thấy có dấu hiệu gì bất thường. Đến lần lặn thứ hai, tôi bất tỉnh hồi nào không hay và không biết vì sao mình có thể ngoi lên được mặt nước. Tỉnh dậy, từ thắt lưng trở xuống chân đau như xé thịt, cảm giác như có hàng ngàn mũi kim đâm vào da thịt, tôi được anh em cùng tàu đưa vào bờ. Từ đó trở đi, cuộc sống của tôi là chuỗi ngày tháng chữa trị kéo dài và tiền bạc bao năm dành dụm từ nghề lặn biển cũng đội nón ra đi. Đã không ít lần tôi muốn tìm đến cái chết, nhưng lúc tận cùng đau khổ ấy, hình ảnh tuổi thơ bình yên mỗi khi bình minh treo trên rặng Cù lao Ré hay hoàng hôn lặn xuống giữa mênh mông đại dương lại ùa về. Khát vọng sống trong tôi lại bừng lên!”.
Trở thành biểu tượng về nghị lực sống
Ngồi mãi cũng chồn chân, tình cờ xem tivi thấy những con chó kéo xe cho ông già tuyết, anh nảy sinh ý định huấn luyện cho con Nô (con chó của gia đình) kéo xe lăn. Mới đầu việc huấn luyện gặp nhiều khó khăn do con Nô chưa quen việc kéo xe, anh phải cột dây vào người nó điều khiển rẽ phải, rẽ trái, dừng lại hay đi tiếp theo ý của mình, dần dần nó cũng quen. Thấy hiệu quả, anh xin gia đình mua thêm 3 con nữa và huấn luyện thành thục. Có đội quân kéo xe trung thành, hơn 10 năm nay anh không còn ủ rũ ở nhà như trước mà được đàn chó kéo xe lăn đưa đi dạo khắp đảo. Những đoạn đường dốc, khó đi cũng không làm khó được đội kéo xe “chuyên nghiệp” của anh.
Được ngắm tàu ra khơi, ngắm bình minh, hoàng hôn trên đảo, anh trở nên lạc quan, yêu đời. Từ đó, anh làm thêm nhiều nghề kiếm sống và phụ giúp gia đình. Lúc đầu anh nuôi cua dẹt - loại cua sống dưới vách đá trầm tích của núi lửa, bán cho khách du lịch và làm thêm nghề vá lưới. Hơn 1 năm nay, khách du lịch đến đảo Bé nhiều, anh chuyển sang chạy xe tuk tuk đưa khách đi tham quan đảo với thu nhập khoảng 200 ngàn đồng/ngày. “Làm nghề này, tôi được tiếp xúc nhiều người, biết nhiều điều và cảm thấy mình vẫn may mắn nên không còn tâm lý mặc cảm nữa. Nhất là có cơ hội được giới thiệu về vẻ đẹp cũng như lịch sử và con người nơi mình sinh ra, lớn lên” - anh Huệ nói.
Ngồi trên xe tuk tuk tham quan một vòng quanh đảo, chúng tôi được anh giới thiệu về Lý Sơn. Qua lời giới thiệu của anh, trong mắt du khách, đảo Bé trở lên sinh động và thơ mộng hơn. “Tôi có thể quên vẻ đẹp của những rặng san hô dưới biển, rặng dứa dại mọc dọc dài trên đảo... nhưng chắc chắn không thể quên hình ảnh người đàn ông trên chiếc xe lăn được đàn chó kéo đi khắp đảo và trở thành “hướng dẫn viên đặc biệt”. Với tôi và những du khách đến đây thì anh Huệ chính là biểu tượng về nghị lực sống, về tinh thần vượt khó vươn lên của xã đảo này” - một du khách nói.
Rời đảo Bé, chúng tôi trở về Bình Phước sau chuyến đi học tập kinh nghiệm dài ngày, nhưng hình ảnh người đàn ông bị liệt hai chân ngồi trên xe tuk tuk niềm nở chào đón du khách và kể những câu chuyện về con người, biển đảo nơi đây vẫn in đậm trong tâm trí tôi. Anh chính là tấm gương, là người truyền lửa cho thế hệ trẻ chúng tôi học tập và làm theo.
Nguyệt Cát
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Lễ hội xoài Đồng Tháp nâng tầm vị thế và thương hiệu
- ·Đầy tháng thì con mất, mẹ tính chế độ thai sản như nào?
- ·Yêu chị dâu
- ·Thạnh khỏe mạnh, gia đình em mang ơn bạn đọc rất nhiều
- ·BHXH Việt Nam thí điểm cấp lại mật khẩu ứng dụng VssID
- ·Về quê rồi ...còn muốn cưới anh không?
- ·'Biệt phái viên chức' có được hưởng phụ cấp?
- ·Vợ khéo đóng kịch suốt 5 năm
- ·Tạp chí Thanh niên: 60 năm không ngừng nâng cao hiệu quả công tác lý luận nghiệp vụ của Đoàn
- ·Chồng ngoại tình “đánh ghen” thế nào cho hả dạ?
- ·Ngân hàng đua giảm lãi suất huy động dưới 6 tháng xuống mức trần 5%
- ·Mùa Xuân Tây Bắc trong tôi
- ·Nỗi lòng con dâu mong được sống cùng mẹ chồng
- ·Là vợ nhưng tôi không được biết lương chồng bao nhiêu
- ·Bộ Y tế thành lập 4 đoàn kiểm tra tiêm vaccine phòng COVID
- ·Cơ hội việc làm từ ngày hội việc làm Pháp – Việt
- ·Xin giúp đỡ vợ con người lính biển Trường Sa
- ·Quy định trợ cấp thai sản đối với người mẹ nhận con nuôi
- ·Thái Nguyên phát hiện, tiêu hủy 2 tấn tai lợn không đảm bảo chất lượng
- ·Có việc làm mới mà vẫn đòi nhận bảo hiểm thất nghiệp