【tỉ số bóng đá hôm nay】Những ngư dân đánh đu với tử thần Bài 1: Trước trận cuồng phong
(CMO) Ngay sau những ngày cuồng nộ chưa từng thấy của tự nhiên, chúng tôi về thăm các khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất của Cà Mau: Đê biển Tây từ cửa Hương Mai đến Tiểu Dừa thuộc xã Khánh Tiến, huyện U Minh và khu vực dân cư ven cửa biển Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Cuộc sống người dân đảo lộn, nỗi lo âu thường trực: Không biết sắp tới sẽ ra sao? Cứ mỗi đợt thiên tai, câu chuyện về sắp xếp cư dân ven biển lại "đột ngột" trở nên cấp thiết. Người ta chỉ nhìn ra thiệt hại, nguy cơ, nhưng đằng sau đó là một câu chuyện khác… Chuyện Cà Mau sẽ vươn ra biển thế nào.
Khi cùng Chỉ huy phó Ban Chỉ huy Quân sự xã Khánh Tiến Nguyễn Văn Rớt đi dọc đê biển Tây từ cửa Hương Mai đến Tiểu Dừa, chúng tôi mới thấy hết sự tàn khốc của thiên tai. Những nền nhà trống hoác, những căn chòi tạm ven đê, những ánh mắt thẫn thờ, những cái mím môi lặng lẽ…Trong lùm cây, một bé con được người cha cho bú sữa. Nó cười một cách hồn nhiên khi cha nó mếu máo trả lời phóng viên: “Mất hết rồi anh ơi! Hổng biết mai mốt sống sao nữa”…
Trắng tay vì chủ quan
Chủ tịch UBND xã Khánh Tiến Mai Tuấn Anh thông tin: “Toàn xã có 42 hộ ở ngoài đê biển Tây, thuộc khu vực rừng phòng hộ. Sau đợt thiên tai vừa rồi, có 6 hộ đã di dời vào trong đê, còn lại 36 hộ vẫn đang tính toán để di dời gấp”. 6 hộ tự giác vào trong đê là những người dân gốc tại địa phương và có sẵn đất đai, số còn lại là dân di cư từ nơi khác về, hiện xã cũng đang gặp nhiều khó khăn để tính toán sắp xếp.
Bà Trần Mỹ Nương, Ấp 10, xã Khánh Tiến kể lại trận cuồng phong vào chiều 3/8 như sau: “Nó y chang như sóng thần bên Nhật Bản mà mình coi trong ti vi. Cô đang ngồi võng, vậy mà không kịp chồm dậy thì nước ngập hết mình mẩy, sóng ập vô”. Nói tới đây, bà Nương khóc rưng rức: “Hơn 20 năm sống ở đây, tài sản tích cóp có mấy chục phút là trôi sạch hết tụi con ơi”. Cùng hoàn cảnh như bà Nương, bà Nguyễn Thị Nga, Ấp 10 đang đi ở nhờ vì nhà cửa đã bị sập hết trong đợt thiên tai vừa qua. Bà Nga thủ thỉ: “Hồi đó giờ sống ngoài này khoẻ ru chớ có gì đâu. Kể cả bão số 5 năm 1997 cũng đâu có dữ thần ôn như vầy. Ai dè chỉ mưa dông thôi mà nước dâng lên quá trời. Cả nhà cô 5 người tưởng đâu chết hết rồi… Bây giờ sợ quá!”.
Ghé thăm hộ ông Nguyễn Văn Phương, nhìn căn lều tạm che trên thân đê mà xót xa. Ông ở trần, mặc quần cụt, đôi mắt cứ ngó trân trân về cái nền đất trống hoác mà trước đây là tổ ấm của mình: “Tui chạy vô chỉ có cái quần cụt trên mình. Mất hết. Mất sạch. May là nhà không có ai bị làm sao”. Theo ông Phương, nếu trận nước dâng, gió lốc hôm ấy diễn ra vào ban đêm với cường độ mạnh hơn thì chắc toàn bộ dân sống ngoài đê đã chết hết, không cách nào trở tay kịp. Cả đời đi biển, ông Phương cũng cho rằng đây là đợt triều cường dâng cao, sóng dữ chưa từng xảy ra bao giờ.
Đây là 1 trong 14 căn nhà bất chấp nguy hiểm sống ngoài rìa xóm đảo, Khóm 6B, thị trấn Sông Đốc. |
Bên trong lùm cây cạnh bên, cháu nội của ông Phương được con trai cho bú sữa. Mấy người ở ngoài nói góp: “Dông gió, nhà sập, cảnh sống cơ cực quá nên vợ nó cuốn gói bỏ đi sau trận dông rồi”. Bi kịch là đây. Nhìn đứa bé vẫn cười hồn nhiên, trong khi đó, gương mặt thất thần, người cha trẻ tuổi chỉ uể oải lắc đầu: “Chưa biết tính sao”.
Theo mô tả của những bà con gắn bó với khu vực đê biển Tây xã Khánh Tiến, vạt rừng phòng hộ đã mỏng đi hơn 10 công đất trong mấy năm qua. Bởi phần lớn bà con ngụ cư ở đây thuộc dạng hợp đồng thuê lại đất để nuôi tôm trong rừng phòng hộ. Rừng và vuông tôm giờ bị biển cả nuốt chửng, cả những căn nhà cũng không còn trụ nổi, thế nên bà con chưa biết tương lai sẽ sinh sống như thế nào.
Liều mạng vì sinh kế
Đu mình theo những chiếc xuồng chòng chành, chúng tôi có mặt ở xóm đảo, thuộc Khóm 6B, thị trấn Sông Đốc sau những ngày mưa dông, nước biển dâng khủng khiếp. Cái xóm chơ vơ nằm tuốt ngoài rìa cửa biển Sông Đốc nhìn thật nhỏ nhoi giữa trùng khơi. Xóm đảo nằm tách biệt hẳn với khu vực đất liền, những căn nhà sàn tạm bợ níu vào nhau để tồn tại. Mỗi con sóng đánh vào, chúng tôi cảm nhận rõ sự chòng chành, mỏng manh, có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Đây là nơi trú ngụ của 14 hộ gia đình, không đất đai, không nghề nghiệp, không tương lai của thị trấn biển sầm uất.
Chị Hồ Thị Thoảng kể lại trận dông lốc, nước biển dâng vừa qua. Gia đình chị mới "gia nhập" xóm đảo 3 tháng để tìm kế sinh nhai. |
Chị Hồ Thị Thoảng là một trong số ít người còn bám trụ lại xóm đảo, cho biết: “Ngập hết, sập đổ hết rồi còn đâu”. Quệt vội giọt nước mắt, chị Thoảng kể: “3 tháng trước, tôi và chồng quyết định mua lại “cái nền” ngoài này với giá 30 triệu đồng”. Chị Thoảng cùng chồng về Sông Đốc hơn 10 năm, thì từng ấy năm ở trọ, làm thuê, làm mướn. Nghe người ta nói ra đây cỡ nào cỡ cũng có cái nhà của mình, có thể mua cá biển làm khô, chạy đò dọc, bán buôn thì cuộc sống sẽ dễ thở hơn. Khi được hỏi, người ta sợ sóng gió chạy vô bờ mà nhà chị lại ra đây, chị thở dài: “Hết cách rồi, cực chẳng đã mới ra đây”.
Nghĩ cũng lạ, cái xóm tồn tại biết bao nhiêu năm nay, chơ vơ và nguy hiểm chực chờ, chẳng có một chút đất nào mà cũng có thể bán buôn lại “nền nhà”. Anh Hồ Văn Bằng kể về trận dông tố kinh hoàng: “Mưa, dông, nước dâng lên nhanh, sóng biển dữ dội. Tụi tui ở xóm này chỉ còn biết bỏ chạy vô bờ. Mấy anh bên thị trấn, rồi mấy ghe biển lớn ghé chở bà con vô, nếu không kịp chắc chết hết”. Anh Bằng vừa nói vừa kê dọn đồ đạc, đóng lại vách nhà rồi đinh ninh: “Kệ, lâu lâu mới có dông tố một lần, mình cứ ở đây thôi, tới đâu tính tới đó, chớ vô bờ thì lấy gì sống”.
Chưa kể chuyện thiên tai, nhà cửa tạm bợ, người dân xóm đảo hiện đang sử dụng điện chia hơi kéo từ bờ qua. Những hàng cột xiêu vẹo, dây nhợ lằng nhằng khiến bất cứ ai chứng kiến cũng phải sởn gai óc. Ông Nguyễn Văn Tiễn, thuộc dạng cố cựu của xóm đảo, cho biết: “Mấy chục năm nay tụi tui ở đây cũng sống vậy thôi. Chính quyền có kêu vô, nhưng vô thì đâu có kế sinh nhai, liều mạng ở lại thôi”. Hỏi ông Tiễn có muốn vô bờ định canh, định cư không, ông lắc đầu: “Biển cả, dông gió lâu lâu làm dữ vậy thôi, hổng lẽ làm hoài”.
Những chuyến ghe chở vật liệu, đồ đạc ghé xóm đảo hối hả, hỏi ra thì biết đó là bà con chở ra sửa chữa lại nhà cửa, tiếp tục cuộc sống. Chẳng có tín hiệu gì cho thấy cư dân xóm đảo đã nản lòng trước sự cuồng nộ của tự nhiên mà di dời vào trong đất liền. Họ đã sẵn sàng sửa soạn lại cuộc sống một cách rất lạc quan, bỏ lại ký ức kinh hoàng hơn mươi ngày trước ở sau lưng. Trở lại bờ, chúng tôi cứ ngó lại sau lưng và ám ảnh về xóm dân cư chơ vơ giữa trùng khơi biển cả. Mùa dông gió năm nay chưa qua, rồi mùa sau, mùa sau nữa…./.
Phạm Quốc Rin
Bài 2: BÀI HỌC ĐẮT GIÁ SAU KHI TRẢ GIÁ
(责任编辑:Thể thao)
- ·Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- ·Vượt 300.000 đồng, giá cổ phiếu bia Sài Gòn cao nhất thị trường
- ·Tàu ngầm Argentina mất tích: Hải quân xác nhận tàu ngầm phát nổ
- ·Cập nhật mới nhất lốc xoáy nhấn chìm sà lan 2 người tử vong
- ·9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Ngày 24/12: Giá bạc thế giới tiếp tục tăng
- ·Hà Nội bắn pháo hoa tại 35 điểm dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán
- ·Tin mới: Sẽ thưởng ‘nóng’ những bài báo hay chống tham nhũng
- ·Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
- ·Liên Hợp quốc thông qua hơn 90 tỷ đồng giúp ứng phó thảm họa thiên tai khẩn cấp ở Việt Nam
- ·Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- ·Quảng Ninh: 6.000 con cá Song giống không rõ nguồn gốc đã bị tịch thu
- ·Quảng Ninh: Đối đầu trực tiếp khiến 2 ô tô Howo nát bét đầu
- ·Phân trùn quế bán được giá, hút hàng
- ·Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch
- ·Diệp Bảo Ngọc làm ma nữ ám Tuấn Trần
- ·Hải Dương: Người dân phát hiện chiến sĩ công an huyện tử vong bên đường
- ·Thanh tra CP: Từ vụ Đồng Tâm sẽ nghiên cứu việc tiếp công dân
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- ·Thừa Thiên