【ket qua granada】Sản xuất theo chuỗi giá trị
Thời gian qua,ảnxuấttheochuỗigitrịket qua granada xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, đã triển khai, xây dựng nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị để nâng cao thu nhập cho người dân.
Ông Phan Hoàng Nam mạnh dạn đầu tư vốn để nuôi dê sinh sản.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Vị Đông, cho biết: Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện và hỗ trợ của các phòng, ban, ngành đoàn thể huyện, từ đó những tháng đầu năm nay kinh tế - xã hội của xã đạt được một số kết quả tích cực. Sản xuất nông nghiệp ổn định, dịch bệnh gia súc, gia cầm không xảy ra. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, truyền thanh, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định. Có tổ chức họp giao ban định kỳ chỉ đạo uốn nắn các ngành, đoàn thể đã đi vào hoạt động tốt, các ban, ngành có sự phối hợp nhịp nhàng tạo sự đồng thuận trong bà con Nhân dân là tiền đề thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.
Hiện nay, xã tiếp tục nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu Nghị quyết 2022 đề ra, đặc biệt một trong những việc chú trọng đó là làm thế nào để nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân. Theo đó, xã tập trung nhân rộng những mô hình làm ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản xuất theo hướng an toàn sinh học, liên kết chuỗi giá trị.
Cụ thể, dự án sản xuất lúa an toàn xã đang chuẩn bị tiến hành thực hiện ở ấp 6, với diện tích 60ha, trong đó có truy xuất nguồn gốc, liên kết chuỗi giá trị. Ngoài ra, từ nguồn kinh phí của tỉnh, xã đang tham gia 2 dự án là mô hình kinh tế tuần hoàn là mô hình nuôi dê sinh sản và gà đẻ trứng có truy xuất nguồn gốc.
Là một trong những nông dân năng động, ông Phan Hoàng Nam, ở ấp 3, xã Vị Đông, cho biết: “Gia đình có trồng được 200 cây mít ruột đỏ. Để tăng thu nhập trên cùng diện tích đất sản xuất, tôi thấy mô hình nuôi dê cũng đem lại hiệu quả kinh tế, từ đó tôi học hỏi bạn bè cách nuôi. Nhân dịp được sự hỗ trợ 50% chi phí con giống tôi đã mạnh dạn đầu tư mua 10 con dê về nuôi cho sinh sản”. Theo ông Nam, để tăng hiệu quả kinh tế cho gia đình, ông tận dụng lá mít, khoai mì, chuối trồng quanh nhà để làm thức ăn cho dê. Đồng thời, tận dụng phân dê làm phân bón cho cây ăn trái, không chỉ giúp cây phát triển tốt mà còn giúp gia đình giảm được chi phí mua phân bón. Theo ông, sản xuất theo chuỗi giá trị là hướng đi rất phù hợp nên người dân rất đồng tình thực hiện.
Còn mô hình nuôi gà đẻ trứng an toàn sinh học gắn với liên kết chuỗi giá trị và truy xuất nguồn gốc trên địa bàn xã Vị Đông có 6 hộ tham gia, mỗi hộ nuôi 200 con. Bà Lâm Thị Sang, ở ấp 6, xã Vị Đông, cho hay: “Với mong muốn cung cấp ra thị trường những sản phẩm an toàn cho sức khỏe người dân nên gia đình tham gia mô hình nuôi gà đẻ trứng an toàn. Từ nguồn vốn được hỗ trợ 50% (12 triệu đồng), 50% gia đình đối ứng tiền con giống, tôi đã mua 200 con gà về nuôi. Nuôi theo hình thức đệm lót sinh học và an toàn, đây là loại gà siêu trứng, đặc biệt là được bao tiêu hết sản phẩm, điều này gia đình không phải lo đầu ra nên cảm thấy rất yên tâm”.
Một trong những mô hình hiện nay trên địa bàn xã Vị Đông đang phát triển là trồng mít ruột đỏ. Đến nay, xã đã phát triển trồng được 15ha, đây là mô hình cho thu nhập từ 500 triệu đồng/ha trở lên. Để mít ruột đỏ ở Vị Đông có vị thế trên thị trường, xã cũng đang làm hồ sơ xin cấp mã số vùng trồng. Đặc biệt, người dân trong xã rất quan tâm làm ra sản phẩm đạt chuẩn để đáp ứng yêu cầu thị trường. Hiện tại, xã đã có 2 sản phẩm chả cá thát thát tẩm gia vị và rút xương đã được huyện công nhận đạt OCOP 4 sao và đang đề xuất tỉnh xét công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh.
Để giúp người dân an tâm sản xuất, bên cạnh được tỉnh, huyện hỗ trợ vốn, đầu tư hệ thống đê bao, xã rất quan tâm đến việc nâng cao kiến thức của người nông dân trong canh tác. Bà Võ Đặng Ý, viên chức Khuyến nông xã Vị Đông, cho biết: Để giúp người dân, xã đã thực hiện bằng nhiều hình thức như tập huấn kỹ thuật để truyền đạt những kiến thức có ích cho người nông dân áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Điển hình là từ đầu năm đến nay, xã đã mở 22 cuộc tập huấn cho nông dân về kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm; sản xuất lúa, kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm theo hướng an toàn. Trong thời gian còn lại của năm, xã tiếp tục mở các buổi tập huấn về phòng ngừa sâu bệnh trên lúa...
Theo UBND xã Vị Đông, xã đang thực hiện 15 mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế. Ngoài ra, củng cố và nhân rộng 10 mô hình có lợi nhuận từ 100 triệu đồng/ha/năm. Hiện nay, có 2 hợp tác xã và 7 tổ hợp tác đang duy trì và hoạt động tốt, đang xây dựng 1 Tổ hợp tác Mít ruột đỏ tại ấp 6. Đồng thời, đã đăng ký 4 sản phẩm OCOP của Hợp tác xã Kim Ngoan về Phòng NN&PTNT huyện Vị Thủy. |
Bài, ảnh: T.XOÀN
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Giá vàng hôm nay 02/6/2024: Giảm liên tục, người mua lỗ 8,5 triệu đồng sau một tuần
- ·Dự báo giá vàng ngày mai 16/12/2024: Sẽ có nhiều biến động trong tuần tới
- ·Chứng khoán 17/9: Thị trường trồi sụt trước ngày quyết định lãi suất USD
- ·Sắp triển khai hệ thống e
- ·Làm răng Implant có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp là gì?
- ·Tỷ giá USD hôm nay 09/12/2024: Thế giới có tuần giằng co
- ·Giá cà phê hôm nay 11/12/2024: Giá cà phê tăng 2.000 đồng/kg
- ·Điểm du lịch tâm linh mới của Phong Điền
- ·Làm mối cho chị dâu lấy chồng…
- ·Được bán trước cổ phần cho người lao động
- ·“Sống thử” với tôi nhưng lại nói yêu người khác
- ·Thanh tra thuế tại một doanh nghiệp FDI
- ·4 ngày lễ, Thừa Thiên Huế thu hút khoảng 90.000 lượt khách du lịch
- ·Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ
- ·Sao không cho con chết đi để chị con bớt khổ!
- ·Du lịch dịp nghỉ lễ 30/4
- ·Chứng khoán 7/10: Thị trường hạ nhiệt, dòng tiền vẫn mạnh mẽ
- ·Đoàn Caravan Thái Lan với 19 xe ô tô sẽ đến Huế
- ·Môi Trường Minh Tâm: Tiên phong xây dựng môi trường sạch tại miền Nam
- ·Khai mạc Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024