【giai ngoai hang anh hom nay】Vụ xuất khẩu hạt điều đi Italia bị nghi lừa đảo: 13 container tạm thời “an toàn”
Doanh nghiệp “ngồi trên đống lửa” trước nguy cơ mất trắng lô điều nhân xuất khẩu sang Italia | |
Gần 100 container điều nhân xuất sang Italia có dấu hiệu bị lừa đảo |
Số phận của các lô điều nhân xuất khẩu hiện vẫn còn nhiều rủi ro |
Tạm an toàn trong 2 tuần
Thông tin tại buổi làm việc, ông Bạch Khánh Nhựt, Phó Chủ tịch thường trực Vinacas cho biết, tính đến ngày 17/3 trong tổng số 36 container hạt điều xuất khẩu đi Italia bị mất bộ chứng từ gốc có 5 container được giữ lại Singapore và 8 container đã cập cảng Italia. Nhờ sự can thiệp từ các cơ quan ngoại giao, thương vụ, tham tán thương mại Việt Nam tại các nước trong những ngày qua, các container này tạm thời có thể ngăn chặn việc các đối tượng lừa đảo, đang có bộ chứng gốc của các lô hàng đến nhận hàng mà không thanh toán cho doanh nghiệp Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định, khoảng 2 tuần.
Với kết quả này, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thêm thời gian để thực hiện các thủ tục chứng minh quyền sở hữu lô hàng. Với 23 container đang trên đường tới Italia, Vinacas và các doanh nghiệp mong muốn Thương vụ Việt Nam, tham tán thương mại Việt Nam tại Italia tiếp tục hỗ trợ để giữ hàng lại. Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu cũng đang thuê luật sư tư vấn pháp lý và kết nối với các luật sư tại Italia để tiến hành các thủ tục đệ đơn lên toàn án tại Italia nhằm chuyển vụ việc sang tình huống xử lý “khẩn cấp”.
Ông Nguyễn Đức Thanh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Italia cho biết, ngay khi tiếp nhận thông tin về lô hàng hạt điều xuất khẩu sang Italia có dấu hiệu bị lừa đảo, Thương vụ Việt Nam tại Italia đã ngay lập tức đến cảng biển Genova (Italia) để xử lý vụ việc. Đồng thời nhanh chóng làm việc với hãng tàu Cosco và các cơ quan liên quan.
Tại thời điểm Thương vụ đến cảng Genova làm việc, đã có một số container hạt điều của Việt Nam cập cảng, có người đã trả phí cảng và nộp bộ chứng từ gốc để đòi nhận hàng. Chiếu theo Luật thương mại quốc tế, hãng tàu phải giao hàng cho người nhận có bộ chứng từ gốc, nếu không sẽ bị kiện. Do đó, Thương vụ đã lập tức thông tin về tình hình của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và khả năng bị lừa, có thể mất hàng. Nhờ đó, hãng tàu Cosco đã đồng ý dừng ngay việc giao lô hàng cho người mua.
Quyền quyết định thuộc về hãng tàu
Trao đổi tại buổi làm việc, đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu cho hay, dù 2 container hạt điều của công ty đã tạm thời được “an toàn”, nhưng thời gian phong tỏa chỉ kéo dài khoảng 2 tuần và hiện doanh nghiệp vẫn chưa biết phải xử lý lô hàng này thế nào.
Theo doanh nghiệp này, phía ngân hàng Italia được người mua chỉ định xác nhận chỉ nhận được bản sao của bộ chứng từ nên không thể giải quyết. Trong khi đó, hãng tàu đưa ra điều kiện doanh nghiệp phải đặt cọc khoản tiền tương đương với 200% giá trị lô hàng trong vòng 6 năm thì mới có thể giải phóng hàng trở lại cho doanh nghiệp. Đây là khoản tiền lớn và thời gian cược quá dài nên doanh nghiệp khó gánh nỗi lãi suất vay ngân hàng.
Một đại diện doanh nghiệp khác cho biết đã trao đổi với Trung tâm Trọng tài quốc tế tại TPHCM (Cơ quan được chỉ định giải quyết nếu có tranh chấp trong hợp đồng mua bán) để tham vấn cách giải quyết. Tuy nhiên, vấn đề của vụ việc phát sinh trong quá trình vận chuyển bộ chứng từ gốc, bản thân người mua hàng chưa nhận được bộ chứng từ gốc và họ cũng chưa có hành vi gì vi phạm hợp đồng nên không thể xử lý theo quy định về tranh chấp hợp đồng.
Theo doanh nghiệp này, quyền kiểm soát lô hàng hiện đang thuộc về hãng tàu, nhưng thực tế các doanh nghiệp không thể liên hệ trực tiếp với hãng tàu mà chỉ làm việc thông qua các đại lý hãng tàu. Trong khi các đại lý hãng tàu đều trả lời là hãng tàu chỉ làm theo thông lệ quốc tế.
Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Công Thương cũng cho biết, theo Luật Hàng hải Việt Nam (tương đương thông lệ quốc tế), hàng hóa đã lên tàu thì quyền quyết định cao nhất thuộc về hãng tàu. Việc can thiệp trực tiếp lên hãng tàu là rất khó, trừ khi có các phán quyết của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, doanh nghiệp cần tham vấn luật sư có kinh nghiệm về thương mại quốc tế để được hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần thiết.
Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cũng cho biết, Bộ Công Thương đã nhanh chóng vào cuộc, huy động các thương vụ, đại sứ Việt Nam triển khai biện pháp can thiệp khẩn cấp, giúp doanh nghiệp tạm thời giữ lại lô hàng tại cảng đến. Tuy nhiên khả khăng giải quyết triệt để vụ việc lại không thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương mà liên quan đến nhiều bộ, ngành khác và cả cơ quan chức năng Italia.
Do đó, hiệp hội và doanh nghiệp chủ động làm việc với các Bộ Giao thông Vận tải về vấn đề hãng tàu, Bộ Công An và Cảnh sát quốc tế để hoàn thiện hồ sơ điều tra hoặc khởi kiện vụ việc.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bắt nguyên phó phòng và chuyên viên quản lý đô thị huyện Trảng Bom
- ·Chuyển cơ quan điều tra xử lý cửa hàng bán thịt lừa dối người tiêu dùng
- ·Công bố danh sách 69 địa chỉ nông sản an toàn
- ·Xe ô tô Toyota Việt Nam bị triệu hồi 20.000 chiếc vì nguy cơ cháy
- ·Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
- ·Cuộc chiến chất cấm: 20 năm tù vẫn rẻ với kẻ đầu độc hàng loạt đồ
- ·Cà phê Starbucks chứa quá nhiều đường so với quy định
- ·Hoa quả Trung Quốc khiến móng tay biến dạng dù đã đeo găng tay
- ·Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·Johnson & Johnson tiếp tục thua kiện vụ phấn rôm gây ung thư
- ·Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- ·Bảo vệ thương hiệu Việt chính là bảo vệ người tiêu dùng Việt
- ·Gần 1.000 hộp mỹ phẩm không rõ nguồn gốc ‘rủ nhau’ Nam tiến
- ·Nguy cơ tử vong vì dùng thuốc tiêu chảy Imodium
- ·Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- ·Sử dụng thuốc cảm cúm, nguy cơ mắc bệnh thần kinh
- ·Sản phẩm thảo dược bị phát hiện chứa chất độn bột mì và bột đậu nành
- ·So sánh ô tô SUV Toyota RAV4 2016 và Toyota Highlander 2016
- ·Apple đang nghiên cứu loại màn hình mới thách thức AMOLED
- ·Trần Lập: Lạc quan để vượt qua bệnh tật