会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kashima – kawasaki】Diện tích rừng tự nhiên tăng 1,3 triệu ha trong 30 năm nhưng chất lượng chưa tốt!

【kashima – kawasaki】Diện tích rừng tự nhiên tăng 1,3 triệu ha trong 30 năm nhưng chất lượng chưa tốt

时间:2024-12-23 12:53:29 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:117次
Chính phủ trình Quốc hội chuyển mục đích sử dụng gần 1.500 ha rừng
Cần làm rõ loại rừng đặc dụng chuyển đổi khi đầu tư hồ chứa Ka Pet
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường giải trình, làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm tại phiên thảo luận toàn thể tại hội trường Quốc hội ngày 5/11

Trong phiên thảo luận tại hội trường quốc hội hôm nay, 5/11, vấn đề tăng diện tích rừng của Việt Nam và chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng là nội dung được không ít đại biểu Quốc hội quan tâm.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) khi tranh luận tại nghị trường Quốc hội đã đặt câu hỏi: "Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói diện tích rừng tại Việt Nam đã tăng từ 9 triệu ha năm 1990 lên 14,6 triệu ha rừng hiện nay. Nhưng tôi muốn hỏi là trong số đó, có bao nhiêu là rừng tự nhiên và bao nhiêu rừng trồng? Hai loại rừng này hoàn toàn khác nhau về vai trò, chức năng, năng lực bảo vệ đất”.

Trả lời vấn đề trên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, trong tổng số 14,6 triệu ha rừng hiện có 10,3 triệu ha là rừng tự nhiên. Như vậy so với cách đây 30 năm, diện tích rừng tự nhiên tăng thêm 1,3 triệu ha.

“Tuy nhiên, phải khẳng định là chất lượng rừng tự nhiên của chúng ta hiện nay chưa được tốt. Bởi trong tổng số 10,3 triệu ha chỉ có 15% là rừng giàu về trữ lượng, 50% là rừng trung bình, 35% là rừng nghèo kiệt. Đây là một thực tế và chúng ta phải có trách nhiệm”, “tư lệnh” ngành nông nghiệp nhấn mạnh.

Để giải quyết vấn đề trên, Quốc hội đã yêu cầu tới đây cần tăng định mức để khuyến khích người dân tham gia khoanh nuôi, bảo vệ và chăm sóc rừng ngày một tốt hơn, đảm bảo độ giàu về trữ lượng và đa dạng sinh học.

“Như vậy, đại biểu góp ý chỗ này tôi thấy hoàn toàn chính xác. Kể cả 4,3 triệu ha rừng trồng, tới đây chúng ta cũng phải thay đổi kết cấu cây rừng lâu năm và cơ cấu hài hòa các nhóm cây bản địa. Trong chương trình dự án phát triển rừng 2021 - 2030, Chính phủ đã lấy ý kiến các bộ, ngành và các địa phương để có chính sách đảm bảo dành nguồn lực tốt nhất nâng cao chất lượng rừng hiện nay”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thông tin thêm.

Liên quan tới vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) đặt câu hỏi: "Tại sao đến thời điểm này mới báo cáo Quốc hội thông qua chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng rừng tại 2 dự án là dự án Hồ chứa nước Sông Than (Ninh Thuận) và Hồ chứa nước Bản Mồng (Nghệ An)?".

Đáp lại, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, dự án Hồ chứa nước Bản Mồng (Nghệ An) được phê duyệt từ năm 2009, trong đó hợp phần xây dựng toàn bộ dự án của đập là do Bộ NN&PTNT quản lý thực hiện. Còn hợp phần tái định cư, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng do UBND tỉnh Nghệ An chủ trì, thẩm định, phê duyệt thực hiện (trong đó có cả phần diện tích của tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An).

Tại thời điểm năm 2009, dự án Bản Mồng không thuộc dự án quan trọng quốc gia. Năm 2011, dự án phải tạm dừng vì lý do lúc đó không có kinh phí theo tình hình chung.

Năm 2017 sau khi dự án được bố trí vốn để tiếp tục triển khai, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa rà soát lại toàn bộ diện tích sử dụng, đặc biệt là diện tích rừng. Diện tích rừng phòng hộ nâng lên 312,95 ha, chính vì thế sinh tiêu chí “dự án quan trọng của quốc gia” theo quy định của Luật Đầu tư công.

Có hai lý do diện tích sử dụng rừng phòng hộ tại dự án này tăng từ 94 ha lên 312,95 ha. Thứ nhất tại thời điểm phê duyệt dự án năm 2009, UBND tỉnh Nghệ An cập nhật thiếu số liệu rừng phòng hộ của tỉnh Thanh Hóa.

Thứ hai, quy định của pháp luật sau 10 năm có nhiều thay đổi. Ví dụ, tiêu chí để tính rừng là diện tích rừng liền khoảnh trước đây theo luật cũ là 0,5 ha, theo luật mới là 0,3 ha. Vì vậy tự nhiên diện tích rừng này phải tăng lên.

Thứ ba, về thẩm quyền và thủ tục pháp lý, đối với dự án đang trong quá trình thực hiện có sự thay đổi mà các nội dung thay đổi có liên quan đến tiêu chí "dự án quan trọng quốc gia" thì Thủ tướng Chính phủ xem xét và chỉ đạo báo cáo Quốc hội xem xét thông qua.

Tuy nhiên trên thực tiễn đến tháng 8/2020, hai tỉnh Ninh Thuận và Nghệ An mới hoàn thiện bộ hồ sơ này để trình lên. Chính vì thế, đến thời điểm này Chính phủ mới báo cáo được Quốc hội.

Sau khi Quốc hội đồng ý về chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, Bộ NN&PTNT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án Hồ chứa nước Bản Mồng.

Đối với dự án Hồ chứa nước Sông Than, UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ trình với HĐND tỉnh điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • Mùa thu về rồi đấy
  • Ministry of Public Security to strengthen ties with UN
  • World politicians highlight impressions of Party General Secretary Nguyễn Phú Trọng
  • NA Vice Chairman hosts US Senator
  • Trò giỏi nhà nghèo bị ung thư máu
  • Vietnamese Deputy FM attends ASEAN Senior Officials’ Meeting in Laos
  • Communist leaders’ impressions of Party General Secretary Nguyễn Phú Trọng
  • Cuba announces state mourning in commemoration of Việt Nam’s leader
推荐内容
  • Sợi dây kỷ vật và hành trình tìm lại người cha giàu có
  • President Tô Lâm receives ambassadors of Turkic countries
  • Former Lao leader praises Nguyễn Phú Trọng as visionary leader, skilled diplomat
  • Việt Nam, RoK strengthen cooperation in public sector human resources
  • Có 60 triệu đồng bệnh nhân thoát liệt và lao động được
  • Ministry of Public Security to strengthen ties with UN