【kq bóng đá tối qua】Tràng An: Điểm đến của những kỳ quan
Vùng đất Ninh Bình được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp,Điểmđếncủanhữngkỳkq bóng đá tối qua hùng vĩ như những bức tường thành kiên cố. Hơn 30 ngàn năm trước, Ninh Bình là nơi được người tiền sử chọn làm địa bàn tụ cư, sinh sống. Hoa Lư nằm ở trung tâm của dãy núi đá vôi này, đã từng là kinh đô nước Việt dưới 3 triều đại vua Đinh - Lê - Lý, từ năm 968 đến năm 1010. Các nhà sử học còn gọi Hoa Lư là "Kinh đô đá".
Suốt dặm dài lịch sử dân tộc, hơn một ngàn năm kể từ khi Hoa Lư là trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa và tôn giáo của cả nước, trải qua bao cuộc hưng vong, binh đao khói lửa, Cố đô Hoa Lư vẫn là điểm hội tụ của linh khí núi sông, của tâm linh dân tộc với những kiến trúc chùa chiền, lăng tẩm, đền đài và dấu vết kinh thành một thời vàng son.
Không gian Cố đô Hoa Lư. Ảnh: Nguyễn Thắng/ Báo ảnh Việt Nam
Tọa lạc nơi xã Trường Yên - vốn là trung tâm thành Đông của Cố đô Hoa Lư ngày trước, đền vua Đinh Tiên Hoàng có vị trí lý tưởng về phong thủy, phía trước là núi Mã Yên, nơi mộ vua Đinh oai linh nằm đó ngắm nhìn vẻ đẹp non sông. Đền được khởi công xây dựng từ thời nhà Lý theo kiểu “nội công, ngoại quốc”, mô phỏng hình dáng của kiến trúc kinh đô xưa, sau đó được kiến thiết lại dưới thời Hậu Lê.
Là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của nước ta được xây dựng từ thế kỷ 17, đền vua Đinh Tiên Hoàng là quần thể bao gồm các công trình uy nghi như Ngọ môn quan, núi giả, hồ sen, vườn hoa, nghi môn ngoại, nghi môn nội cùng ba tòa bái đường, Thiên Hương và hậu cung. Trong cùng là Hậu đặt tượng thờ vua Đinh cùng các con trai ông. Đền vua Đinh vẫn còn đó những cổ vật quý như đôi voi chầu, cặp bảo vật Long sàng đá (sập đá) được đặt ở vị trí Sân rồng, tạc hoàn toàn từ đá xanh nguyên khối với những đường nét chạm khắc tinh xảo.
Song song với đền vua Đinh, cách khoảng 500m là đền vua Lê Đại Hành với quy mô nhỏ hơn. Trước đền là quảng trường trung tâm Cố đô Hoa Lư, sau đền là hào nước bảo vệ Cố đô ngày trước chạy quanh dưới chân núi Đìa. Ngày nay, nơi đền vua Lê vẫn còn đó những dấu tích kiến trúc cổ với những mảng chạm trổ, điêu khắc công phu và cả dấu tích của nền cung điện cũ.
Lấy đền vua Đinh và vua Lê làm trái tim của khu di tích Cố đô Hoa Lư, xung quanh bán kính khoảng 20 km có hàng nghìn đền đài, miếu mạo thờ các bậc khai quốc công thần Nhà Đinh - Tiền Lê với những kiến trúc đá độc đáo. Đơn cử như đền Thái Vi - Ngôi đền linh tiếng từ lâu đời, là nơi thờ các vị vua triều Trần. Đền nằm ở vị thế bên phải là dòng Ngô Giang, bên trái có núi Cối Lĩnh, hài hòa giao quyện từ ngàn đời, làm nên huyền thoại một vùng Tam Cốc được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long trên cạn”.
Không chỉ là chốn linh thiêng với nhiều đền đài, miếu mạo, Tràng An còn là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Ngược dòng lịch sử về nhà Lý, Quốc sư Nguyễn Minh Không đã chọn Bái Đính làm nơi tu hành, dựng chùa tu Phật và hành lễ cầu độ chúng sinh, làm cho vùng Hoa Lư - Bái Đính trở thành trung tâm Phật giáo nước ta vào thế kỷ thứ X. Cùng với sự phát tâm, công đức xây dựng của nhiều thế hệ người Việt, ngày nay, Khu tâm linh núi chùa Bái Đính tọa lạc tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn đã có diện tích 700 ha với nhiều công trình kiến trúc Phật giáo nguy nga, hoành tráng, đồ sộ, xác lập nhiều kỷ lục như: Chùa là trung tâm văn hóa tâm linh lớn nhất Đông Nam Á; Chùa có tượng Phật dát vàng lớn nhất châu Á; Chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, Chùa có tháp xá lợi Phật cao nhất châu Á và tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á.
Một góc quần thể chùa Bái Đính. Ảnh: Tất Sơn/Báo ảnh Việt NamCách chùa Bái Đính 15 km về hướng Bắc, chùa Bích Động (thôn Đam Khê Trong, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Ninh Bình và được mệnh danh là “Nam thiên đệ nhị động”. Đây là công trình kiến trúc cổ, là nơi hội tụ hài hòa giữa núi, động và chùa ẩn hiện giữa những cây đại thụ xanh biếc như vẽ nên bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang nhiều sắc thái của chốn tâm linh huyền bí.
Du khách tham quan Hang Múa. Ảnh: Trần Hiếu/Báo ảnh Việt NamDãy núi đá vôi ở Ninh Bình do quá trình kiến tạo hơn 300 triệu năm về trước đã hình thành danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới vào năm 2014.
Tràng An được ví như một “Hạ Long trên cạn” với vẻ đẹp tráng lệ được tạo nên bởi hệ thống núi đá muôn hình vạn trạng soi bóng xuống những dòng sông, suối nhỏ quanh co, uốn lượn nối liền các hang động và thung lũng hoang sơ. Vẻ hài hòa của đá, sông nước, rừng cây và bầu trời ở Tràng An tạo nên một thế giới tự nhiên sống động đầy quyến rũ. Nơi đây còn là nơi bảo tồn và chứa đựng nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi, các di chỉ khảo cổ học và các di tích lịch sử văn hóa đặc sắc.
Nằm trong du lịch sinh thái Tràng An, khu danh thắng Tam Cốc - Bích Động là một trong những điểm đến hấp dẫn của tỉnh Ninh Bình. Tam Cốc nghĩa là 3 hang, gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Mỗi mùa một vẻ, Tam Cốc luôn quyến rũ du khách đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp mà tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây. Địa điểm tuyệt vời nhất để thưởng ngoạn cảnh sắc của Tam Cốc từ trên cao là Hang Múa. Sau khi chinh phục gần 500 bậc đá, không gian mở ra trước mắt du khách sẽ là một bức tranh sơn thủy hữu tình, vừa hoang sơ vừa hùng vĩ, rợp bóng cây xanh cùng dòng sông uốn lượn mềm mại.
Từ chùa Bích Động theo tuyến đường bộ khoảng 4km, du khách sẽ đặt chân tới Thung Nham - xứ sở của các loài chim. Vườn chim Thung Nham là nơi cư trú của hơn 400 loài chim, phổ biến nhất là cò, vạc, diệp, le le, mòng két, chích chòe lửa, sáo đá…và cả một số loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ. Vẻ đẹp Thung Nham là sự hòa quyện giữa nét hùng vĩ, thâm trầm của núi đá, hang động với những thung lũng và dải cây xanh đa dạng... khiến cảnh sắc nơi đây càng thêm phần khoáng đạt và mộng mơ, giúp du khách có những phút giây trải nghiệm thú vị.
Phóng viên Toshiyuki Hayakawa (báo Sekai Nippo, Tokyo - Nhật Bản) đã vô cùng ngạc nhiên và trầm trồ khen ngợi cảnh đẹp của Tràng An: “Dòng sông, núi đá vôi, hang động có những nhũ đá lấp lánh, những ngôi đền chùa cổ kính làm cho tôi rất ấn tượng. Một khung cảnh rất thanh bình. Sau khi trở về Nhật Bản tôi sẽ viết tin bài để đưa những hình ảnh này giới thiệu cho người dân Nhật Bản biết về cảnh đẹp, đất nước con người Việt Nam. Tôi rất muốn có cơ hội sẽ được quay lại đây một lần nữa”.
Đoàn rước thuyền rồng trên sông Ngô Đồng tại lễ hội Tam Cốc. Ảnh: Lưu Trọng Thắng
Bài: Ninh Đức Phương, Thông Thiện
Ảnh: Báo ảnh Việt Nam và Ninh Đức Phương, Lưu Trọng Thắng, Phạm Quốc Dũng
Kỹ thuật, đồ họa: Trang Nhung
(责任编辑:World Cup)
- ·Chuyện lạ: Người phụ nữ 25 năm không ăn cơm và thịt, cá vẫn khỏe mạnh tăng cân
- ·Một loạt chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2024
- ·Hợp tác kinh tế tiếp tục là ưu tiên trong quan hệ Việt Nam – Italia
- ·UPCoM: Nghịch lý sàn yếu, nhiều mã tăng mạnh
- ·Từ 10/5, chi trả tiền hỗ trợ lao động tự do bị ảnh hưởng COVID
- ·Ghi nợ tiền sử dụng đất trong trường hợp được bố trí tái định cư
- ·Nhiều nhóm xe được miễn phí đường bộ từ 1/10
- ·Giá lợn hơi 29/11 tăng nhưng người nông dân vẫn phải bù lỗ
- ·Giám sát chặt hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế để chống thất thu thuế
- ·Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt thi hành Luật Đất đai 2024
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: 'Phóng viên phải nhạy bén chính trị, đưa thông tin khách quan'
- ·Phát huy vai trò xung kích của Thanh niên Việt Nam hướng tới năm Chủ tịch ASEAN 2020
- ·Á hậu Diễm Châu: Từ 'ăn cơm vũ trường' đến bà mẹ bán hàng online nuôi 5 con
- ·Ca sĩ bị co giật trong lúc biểu diễn, các fan đồng thanh hát thay
- ·Cá trê ‘khủng’ dài 1,2m nặng 12kg lọt lưới nam thanh niên miền Tây
- ·Một loạt chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 11/2024
- ·Nam diễn viên Nhật Bản vướng bê bối ép bạn gái phá thai
- ·Jeon Do Yeon tái xuất trong phim Kill Boksoon
- ·Rà soát, kiểm định chất lượng các chung cư cũ trong mùa mưa bão
- ·Làn sóng dừng mua nhà có khiến nhà đất ở Hà Nội hạ nhiệt?