【kết quả cúp quốc gia đan mạch】Đề xuất 2 phương án rút BHXH một lần, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng nên cho rút 46%
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Sửa luật để chủ hộ kinh doanh được tham gia BHXH bắt buộc Cần sửa đổi,ĐềxuấtphươngánrútBHXHmộtlầnBộtrưởngBộTàichínhchorằngnênchorúkết quả cúp quốc gia đan mạch bổ sung Luật BHXH theo hướng tăng quyền lợi cho người đóng Người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hàng tháng sẽ được truy trả phần tăng thêm vào tháng 9 |
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trình bày Tờ trình. Ảnh: Quochoi.vn |
Đề xuất 2 phương án rút BHXH một lần
Trình bày một số nội dung lớn của Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, dự án Luật đã cụ thể hóa quy định 11 nội dung lớn, trong đó nhiều điểm đề xuất ưu việt so với Luật hiện hành, như bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội để hình thành hệ thống BHXH đa tầng, bổ sung quyền lợi hưởng các chế độ ốm đau, thai sản đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, bổ sung chế độ thai sản vào chính sách BHXH tự nguyện... cũng như một số quy định giúp quản lý, thu, đóng bảo hiểm của cơ quan quản lý.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, dự thảo luật bổ sung 5 nhóm tham gia BHXH bắt buộc, cũng như giảm thời gian đóng BHXH tối thiểu để hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm nhằm gia tăng số người được hưởng lương hưu.
Về vấn đề hưởng BHXH một lần, để giảm tình trạng hưởng BHXH một lần, dự thảo Luật đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu. Ngoài ra, người lao động trong thời gian bị mất việc chưa có việc làm còn được hưởng chính sách hỗ trợ về tín dụng nhằm giải quyết khó khăn tài chính trước mắt.
Về quy định hưởng BHXH một lần, dự thảo Luật đề xuất 2 phương án. Phương án 1: Quy định việc hưởng BHXH một lần đối với 02 nhóm người lao động khác nhau. Bao gồm: Nhóm 1: Đối với người lao động đã tham gia BHXH trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực, sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng BHXH, có nhu cầu thì được nhận BHXH một lần. Nhóm 2: Đối với người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ ngày Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực trở đi (dự kiến 01/07/2025) thì không được nhận BHXH một lần (chỉ giải quyết hưởng BHXH một lần trong các trường hợp như đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài để định cư hoặc bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định của Luật BHXH hiện hành).
Phương án 2: Sau 12 tháng không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, không tham gia BHXH tự nguyện và có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm mà người lao động có yêu cầu thì được giải quyết một phần nhưng tối đa không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng BHXH còn lại được bảo lưu để người lao động tiếp tục tham gia và hưởng các chế độ BHXH.
Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban Xã hội cơ bản nhất trí với mục tiêu và các quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Luật đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.
Ủy ban Xã hội đề nghị Cơ quan soạn thảo đánh giá cụ thể, đầy đủ về mối quan hệ giữa Luật BHXH và các luật có điều chỉnh, cũng như tương thích với các quy định có liên quan trong các hiệp định song phương, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Thận trọng trong đầu tư của quỹ BHXH
Cùng ngày, tại phiên thảo luận tại tổ về dự án Luật BHXH (sửa đổi), đa số đại biểu Quốc hội hống nhất với các điều khoản, điểm mới của dự án Luật; nhưng vẫn còn gây tranh luận như việc rút BHXH một lần, mức xử phạt đối với đơn vị sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng BHXH bắt buộc…
Về rút BHXH một lần, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (đoàn Hà Nội) ủng hộ đề xuất theo phương án 2. Tuy nhiên, đại biểu kiến nghị mức rút BHXH không phải là 50%, mà tương ứng với mức đóng bảo hiểm của người lao động, để người lao động chỉ có thể rút khoản tiền họ đóng vào quỹ, còn khoản tiền mà người sử dụng lao động đóng sẽ được giữ lại để chi trả một phần lương hưu sau này.
Thảo luận tại tổ 8 về dự thảo luật này, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định, cũng chia sẻ một số ý kiến liên quan.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng cần hết sức thận trọng khi đầu tư quỹ BHXH. |
Trong đó, về đầu tư quỹ BHXH, Bộ trưởng cho rằng cần phải hết sức thận trọng do có không ít rủi ro. Theo Bộ trưởng, quỹ BHXH đang được đầu tư vào trái phiếu chính phủ để đảm bảo độ chắc chắn, vừa hỗ trợ cho ngân sách và chính sách tài khóa, nhưng lãi suất không cao, có giai đoạn lãi suất 8-10%/năm nhưng cũng có giai đoạn xuống 2-4%/năm. Nên khoảng 80% đầu tư vào trái phiếu chính phủ, còn lại là gửi tại các ngân hàng thương mại, nhưng chỉ 4 ngân hàng “big 4”.
Với quy định về chi phí quản lý BHXH, Chính phủ đang đề xuất 2 phương án, thì Bộ trưởng Bộ Tài chính đồng tình với phương án 1 là "Mức chi phí quản lý BHXH được tính trên cơ sở số phần trăm của dự toán thu, chi BHXH (trừ số chi đóng BHYT cho người hưởng BHXH) và được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH". Bộ trưởng cho rằng đây là phương án tiết giảm nhất.
Về rút BHXH một lần, theo phương án 2 là rút 50%, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng cần phải căn cứ vào khả năng đóng và rút BHXH, với phần chủ sử dụng lao động đóng, dù vẫn là của người lao động nhưng phải để lại, sau này đóng tiếp nhằm có lương hưu.
Cụ thể, cơ cấu đóng quỹ BHXH là 26%, trong đó, 8% là người lao động đóng còn 18,5% là doanh nghiệp đóng. Với 18,5% thì có 3% là ốm đau, thai sản, 1% là tai nạn, 14% là chế độ hưu trí, tử tuất. Nên để lại 14% mà doanh nghiệp đóng cho người lao động để giữ lâu dài, còn lại 12% thì người lao động muốn rút ra sẽ được rút. Do đó, mức được rút vào khoảng 46%, 54% là để lại.
“Tính theo cơ sở khoa học là như vậy, có nghĩa cho lấy cả ốm đau, tai nạn, thai sản... còn riêng khoản hưu trí mà doanh nghiệp đóng thì cứ để lại để sau này đóng tiếp và hưởng”, Bộ trưởng phân tích.
Liên quan đến quy định quản lý nhà nước về BHXH, dự thảo Luật đang quy định Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo việc thực hiện quản lý tài chính về BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện; thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm hưu trí bổ sung. Nhưng Bộ trưởng cho rằng, quy định này là không đúng và vô lý, mà cơ quan chịu trách nhiệm cho những nhiệm vụ này phải là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Về trách nhiệm của Hội đồng quản lý BHXH, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, sau khi Luật sửa đổi được ban hành thì sẽ giao cho thành viên Chính phủ làm Chủ tịch hội đồng để điều hành tốt hơn, bao quát hơn. Hơn nữa, đây là Hội đồng kiêm nhiệm gồm 6 bộ, ngành, nên không nên quy định trách nhiệm, can thiệp sâu vào quản trị, kinh doanh của BHXH.
(责任编辑:La liga)
- ·Vợ nghèo chăm chồng liệt giường
- ·Xuất sắc xây dựng ‘‘Đơn vị Quân y 5 tốt”
- ·Trao quà cho đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách
- ·Vận động người dân tham gia bảo hiểm y tế sau khi hết thời hạn hỗ trợ
- ·Bố chết, mẹ đau ốm quanh năm, có ai thương ba con thơ nheo nhóc?
- ·Phiên 2/2: Thị trường chứng khoán Âu Mỹ tăng cao
- ·Mbappe nói sự thật phũ PSG sau khi bị Bayern Munich đá khỏi Cúp C1
- ·Còn sức còn làm cho dân
- ·Nhờ bạn đọc cứu cháu thoát chết
- ·Làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm 5 người bị thương
- ·Dân bức xúc vì UBND quận cấp giấy chủ quyền chồng ranh
- ·Hỗ trợ gia đình bị thiệt hại do cháy nhà tại xã Phú Thanh
- ·Xavi lo Barca gục ngã trước MU play
- ·U20 Việt Nam và chuyện giữ lửa cho tương lai nhìn từ U23 Việt nam
- ·Ai được nhận bảo hiểm xã hội một lần?
- ·Ten Hag tống khứ Martial, ông chủ MU có động thái bất ngờ
- ·Được chọn cơ quan giám định nếu không đồng ý với kết quả giám định của Hải quan
- ·Ma túy ngày càng “biến tướng”
- ·Người đàn ông hai lần tự tử vì không có tiền chữa bệnh cầu cứu
- ·Tin chuyển nhượng 26/2: MU đấu Arsenal, PSG chọn Salah thay Messi